Tình báo Mỹ sử dụng bác sĩ để tra tấn tù nhân
Sau vụ tấn công khủng bố ở Mỹ ngày 11/9/2001, các bác sĩ và đặc biệt là các chuyên gia tâm lý học được quân đội và Cục Tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng để “thiết kế và thực hiện” chương trình tra tấn tàn bạo nhằm vào tù nhân bị giam giữ ở Guantanamo – theo tiết lộ từ báo cáo mới của nhóm đặc nhiệm 19 thành viên – được gọi là Báo cáo Task Force – của Viện Y khoa Chuyên nghiệp (IMAP) thuộc Đại học Columbia và Các Quỹ xã hội mở (OSFs).
Bản báo cáo mang tựa đề: “Đạo đức bị bỏ rơi: Phẩm chất chuyên môn y khoa và sự ngược đãi tù nhân trong cuộc chiến chống khủng bố” – nêu chi tiết về việc một số bác sĩ xa rời các tiêu chuẩn nghề nghiệp và đạo đức khi hợp tác với CIA và Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD) xâm hại thân thể con người trong các trại tù như Guantanamo Bay, Abu Ghraib hay mạng lưới nhà tù bí mật (hay còn gọi là “những điểm đen”) do CIA quản lý trên khắp thế giới.
Bộ Tư pháp Mỹ cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc vi phạm đạo đức này khi phê chuẩn “các phương pháp thẩm vấn” mở đường cho chương trình tra tấn tàn bạo.
Bác sĩ được phân loại thành chiến binh!
Sau hai năm 2004-2005, các tài liệu rò rỉ bắt đầu tiết lộ về các chính sách giam giữ tù nhân vi phạm nhân quyền trong cuộc chiến chống khủng bố của chính quyền Mỹ vốn được giữ bí mật trong thời gian dài trước đó. Theo Báo cáo Task Force, CIA yêu cầu các chuyên gia làm việc ở Cơ quan Dịch vụ Y khoa (OMS) hợp tác đánh giá bất cứ sự tổn hại tiềm tàng nào có thể xảy ra do các kỹ thuật tra tấn. Ví dụ, họ “báo cho biết những giới hạn, như là ngừng cho (tù nhân) tiếp xúc với nhiệt độ lạnh khi bắt đầu xuất hiện dấu hiệu của hiện tượng hạ thân nhiệt”; hay ngưng sử dụng kỹ thuật tra tấn bằng tiếng ồn ngay trước khi “triệu chứng mất thính giác vĩnh viễn sắp xảy ra”.
Các bác sĩ OMS cũng đặt giới hạn cho những tư thế gây stress nặng ở mức 48 giờ. Và, trước khi nhân viên CIA muốn sử dụng kỹ thuật tra tấn trấn nước (waterboarding), các bác sĩ phải chắc chắn rằng thiết bị trợ giúp tù nhân hồi tỉnh cũng như dụng cụ chuẩn bị cho phẫu thuật mở khí quản trong trạng thái sẵn sàng hoạt động.
Theo Báo cáo Task Force, khi tiến hành tra tấn bằng kỹ thuật waterboarding, các bác sĩ khuyên nhân viên CIA phải cho “tù nhân đứng thẳng lên ngay lập tức nếu cơ thể người này không có phản ứng và lập tức ấn mạnh vào vùng dưới xương ức của đối tượng”. Các bác sĩ còn nhấn mạnh: “Nếu biện pháp phục hồi hơi thở bình thường thất bại thì sự can thiệp y khoa phải được tiến hành ngay lập tức”.
Video đang HOT
Ngoài ra, bất cứ đối tượng nào bị tổn thương cơ thể nặng đều không được áp dụng kỹ thuật waterboarding và bác sĩ tại hiện trường phải ngăn cản nhân viên CIA hành động “nếu không có sự tư vấn và phê chuẩn từ OMS”.
Không chỉ hợp tác với CIA, các bác sĩ OMS còn trợ giúp một cách đắc lực cho quân đội Mỹ trong nhiều kỹ thuật tra tấn dã man. Ví dụ, trường hợp Mohammed al-Qahtani, người bị nghi ngờ liên quan đến vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001, bị tra tấn dã man suốt 54 ngày. Binh sĩ Mỹ sử dụng tiếng ồn khủng khiếp, những lời thóa mạ có tính xúc phạm nhân phẩm một cách ghê gớm đồng thời buộc phạm nhân đứng yên ở tư thế đau đớn gây stress trong thời gian dài.
Thậm chí, Al-Qahtani còn bị “dội nước lạnh buốt khi trên người không hề mặc quần áo!”. Tất cả những hành động vô nhân đạo này diễn ra với sự có mặt của một thành viên Đội Tư vấn Khoa học hành vi (BSCTs).
Theo Báo cáo Task Force, BSCTs được thành lập nhằm mục đích cố vấn cho các nhân viên tình báo và nhân viên trại giam về điều kiện giam cầm có thể gây sốc mạnh cho tù nhân, thời điểm cần di chuyển tù nhân, cũng như hỗ trợ khai thác tù nhân để thu thập thông tin tình báo – ví dụ như cần tra tấn đến mức độ nặng nề như thế nào!
Thành viên BSCTs còn giúp thực hiện “gây sức ép tâm lý” đến tù nhân. Ví dụ, nhân viên CIA được khuyên nên cho tù nhân ngủ chỉ 4 giờ/ngày, tước đoạt những “vật dụng sống cơ bản” của tù nhân như là “vải trải giường, chăn gối và khăn lau mặt” và không cho phép sử dụng kinh Koran. Trong khi đó, bất cứ sự chẩn đoán nào về chứng rối loạn stress hậu chấn thương (PTSD) chỉ được thực hiện qua sự sắp xếp của các luật sư đại diện tù nhân với các “đánh giá y khoa độc lập”.
Một tù nhân Al-Qaeda ở nhà tù Guantanamo, năm 2002.
Báo cáo Task Force còn chỉ ra việc Bộ Quốc phòng Mỹ cố gắng thay đổi các tiêu chuẩn đạo đức y khoa giúp các bác sĩ dễ dàng hợp tác trong chương trình tra tấn và ngược đãi tù nhân. DOD tái phân loại các bác sĩ này vào mục “chiến binh” để họ không còn bị ràng buộc bởi trách nhiệm “tránh hay giảm thiểu sự gây tổn hại” cho bệnh nhân. Các thành viên BSCTs cũng được DOD tái phân loại là các “sĩ quan an toàn” sau khi có nhiều chỉ trích về vai trò của chuyên gia y tế trong chương trình thẩm vấn tù nhân.
Với sự tái phân loại như thế, chính quyền Mỹ có thể dễ dàng cho phép chuyên gia y tế tham gia vào các hành động gây tổn hại cơ thể tù nhân. Ở nhà tù Guantanamo, một chính sách cho phép các nhân viên điều tra sử dụng “thông tin y khoa và tâm lý học” về các tù nhân đề “khai thác” những điểm yếu của đối tượng trong lúc tra tấn.
Theo báo cáo năm 2004 của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC), nhân viên tra tấn của quân đội Mỹ được tự do truy cập hồ sơ y khoa của tù nhân để tìm kiếm thông tin về tình trạng sức khỏe đối tượng và các thành viên BSCTs có quyền thực hiện các đánh giá tâm lý đối với tù nhân cho nhân viên tra tấn.
Theo ANTG
CIA âm thầm theo dõi mọi hoạt động chuyển tiền của nước Mỹ
Tờ The New York Times ngày 15.11 đưa tin Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) từ lâu đã bí mật theo dõi các giao dịch, hoạt động chuyển tiền ngân hàng trong và ngoài nước.
Ảnh minh họa ngân hàng Bank of America của Mỹ - Ảnh: Reuters
CIA theo dõi các giao dịch, các hoạt động chuyển tiền ngân hàng cũng căn cứ từ đạo luật PATRIOT mà Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA) từng áp dụng để tiến hành các chương trình do thám, bí mật nghe lén, theo dõi internet toàn cầu, tờ The New York Times dẫn lời các quan chức Mỹ (không nêu tên).
Chương trình theo dõi hoạt động chuyển tiền, kể cả dịch vụ chuyển tiền phổ biến như Western Union của Mỹ, bắt đầu từ khi Mỹ thông qua đạo luật PATRIOT sau vụ tấn công khủng bố ngày 11.9 (2001).
Tòa án Giám sát Tình báo nước ngoài của Mỹ là cơ quan giám sát chương trình theo dõi các hoạt động giao dịch, chuyển tiền này, theo The New York Times.
Mặc dù CIA bí mật theo dõi các giao dịch chuyển tiền, nhưng các quan chức Mỹ khẳng định rằng tòa án kể trên có nhiệm vụ bảo vệ danh tính cá nhân của người Mỹ.
Đạo luật PATRIOT, viết đầy đủ có nghĩa là "đạo luật Đoàn kết và tăng cường sức mạnh nước Mỹ bằng cách cung cấp những công cụ phù hợp để nghe lén và theo dõi các hoạt động khủng bố".
Năm 2011, Tổng thống Mỹ Barack Obama từng ký mới một đạo luật PATRIOT mở rộng.
Ngoài đạo luật PATRIOT, Mỹ còn có một đạo luật "Đảm bảo bí mật ngân hàng" (có hiệu lực từ năm 1970). Theo đạo luật này, chính phủ Mỹ có quyền đề nghị các ngân hàng, tập đoàn tài chính ở Mỹ hỗ trợ điều tra bằng cách cung cấp các số liệu giao dịch ngân hàng của các nghi phạm, nhằm ngăn chặn nạn rửa tiền.
Sau vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ Edward Snowden rò rỉ các tài liệu mật cho truyền thông báo đài, quy mô chương trình do thám, nghe lén của NSA đã khiến cả thế giới chấn động.
Theo TNO
Chính phủ Pakistan 'bật đèn xanh' cho các cuộc không kích bằng UAV? Pakistan trong nhiều năm qua đã bí mật phê chuẩn các cuộc không kích bằng máy bay không người lái (UAV) của Mỹ trên lãnh thổ Pakistan, tờ Washington Post trích dẫn thông tin từ các tài liệu mật. Một máy bay không người lái của Mỹ - Ảnh: Reuters Tờ Washington Post (Mỹ) đưa ra thông tin trên vào ngày 23.10, đúng...