Tình báo Israel tiết lộ danh tính lãnh đạo Hamas hoạt động ở nước ngoài
Cơ quan tình báo quốc phòng Israel (Aman) ngày 6/11 đã công bố danh sách các quan chức chính trị và ngoại giao hàng đầu của Hamas đang hoạt động ở nước ngoài.
Đây là những nhân vật có ảnh hưởng và tham gia điều hành các hoạt động của lực lượng Hamas từ xa.
Người đứng đầu Hamas Haniyeh (phải) gặp Ngoại trưởng Iran Hossein Amir-Abdollahian in Qatar. (Nguồn: West Asia News Agency)
Các lãnh đạo Hamas đang hoạt động ở nước ngoài phụ trách 3 lĩnh vực chính gồm Bờ Tây, Dải Gaza và Đối ngoại.
Những quan chức này có ảnh hưởng lớn đến “ Hội đồng Shura”, cơ quan điều hành tối cao của Hamas, gồm đại diện từ 3 nhánh quyền lực nêu trên.
Đứng đầu danh sách là ông Ismail Haniyeh, người đứng đầu nhánh chính trị của Hamas, đang hoạt động ở Qatar nhưng thường xuyên tới Iran, Lebanon và Thổ Nhĩ Kỳ để làm việc.
Phó Thủ lĩnh Hamas Saleh al-Arouri, nhân vật phụ trách Bờ Tây, hiện cũng đang hoạt động ở Lebanon. Một nhân vật khác là ông Muhammad Qassem Sawalha, phụ trách điều hành các hoạt động của Hamas ở Bờ Tây, nhưng đang hoạt động tại London, Vương quốc Anh.
Bên cạnh đó, một số lãnh đạo đối ngoại của Hamas đang hoạt động tại một số quốc gia mà phong trào này không có sự hiện diện chính thức, với nhiệm vụ gây quỹ và chỉ đạo các hoạt động “kháng chiến” của lực lượng này như cựu thủ lĩnh Hamas Khaled Mashaal cùng cấp phó là Moussa Abu Marzouk và cựu “bộ trưởng” Nội vụ chính quyền Hamas Fathi Hamas.
Video đang HOT
Năm kịch bản cho tương lai của Dải Gaza
Nếu quân đội Israel đạt được mục tiêu đánh bật lực lượng Hamas ra khỏi Gaza, ai sẽ nắm quyền kiểm soát dải đất này khi xung đột kết thúc?
Pháo tự hành M109 155mm của quân đội Israel phóng đạn pháo về Dải Gaza ngày 28/10. Ảnh: AFP/TTXVN
Israel đã huy động khoảng 350.000 quân dự bị. Trong đó có nhiều người đang trong tình trạng sẵn sàng ở biên giới Liban. Những người khác chờ đợi ở rìa Gaza, sẵn sàng tham gia một cuộc tấn công trên bộ.
Ngày 28/10, Israel thông báo chiến dịch tấn công lực lượng Hamas ở Gaza đã bước sang giai đoạn mới. Trong thông báo bằng video, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Yoav Gallant cho biết lực lượng quân đội nước này đã thực hiện các cuộc tấn công trên bộ và dưới lòng đất, nơi mà phong trào Hamas xây dựng các đường hầm quân sự, trong đêm 27/10. Ông Gallant nêu rõ chiến dịch sẽ tiếp diễn cho tới khi có mệnh lệnh mới.
Có một câu hỏi vẫn tiếp tục xuất hiện. Tương lai của Gaza sẽ đi về đâu nếu Israel đạt được mục tiêu xóa sổ lực lượng Hamas. Người Israel chưa đưa ra câu trả lời chính thức nào cho câu hỏi này. Cũng chưa rõ liệu Israel có thể loại bỏ hoàn toàn lực lượng Hamas hay không.
Tuy nhiên, theo ông Michael Milshtein tại Trung tâm nghiên cứu châu Phi Trung Đông Moshe Dayan ở Đại học Tel Aviv, có một điều rõ ràng. Sẽ không có khoảng trống quyền lực.
Vậy, trật tự sẽ được thiết lập như thế nào ở Dải Gaza sau khi cuộc xung đột này kết thúc? Theo ông Milshtein, có một số kịch bản nhưng chúng đều kèm theo thách thức. Giáo sư Stephan Stetter tại Đại học Lực lượng Vũ trang Liên bang Đức ở Munich, cũng nhận thấy điều tương tự.
Kịch bản 1: Israel kiểm soát Dải Gaza
Người dân tìm kiếm nạn nhân mắc kẹt dưới đống đổ nát sau cuộc không kích của Israel xuống Khan Younis, Dải Gaza, ngày 26/10. Ảnh: THX/TTXVN
Cho đến năm 2005, Israel đã kiểm soát về mặt quân sự Dải Gaza và có khả năng lặp lại điều này một lần nữa. Nhưng bước đi như vậy có thể kích động các cuộc tấn công quân sự mới. Ông Stetter nhận định với kênh DW rằng điều này cũng sẽ tác động gây biến động cán cân quyền lực trong khu vực.
Ông nói: "Có những ý kiến ở Israel đang gợi ý rằng nước này nên chiếm đóng Dải Gaza một lần nữa. Và đó sẽ là nguồn năng lượng cho tất cả những ai muốn đổ thêm dầu vào lửa và tiếp tục cuộc xung đột Israel-Palestine này".
Ngoài ra, theo luật nhân đạo quốc tế, chính quyền chiếm đóng có trách nhiệm đối với người dân nơi họ đang chiếm giữ. Ông Stetter phân tích: "Israel khi đó sẽ phải tự mình đảm nhận nhiệm vụ này. Về mặt tài chính, điều đó sẽ vượt quá khả năng của họ".
Tuy nhiên, Israel sẽ không thể tái chiếm Dải Gaza trước sự phản đối của các đồng minh phương Tây, bao gồm cả Mỹ. Động thái như vậy cũng sẽ tác động tiêu cực đến mối quan hệ của Israel với các quốc gia khác ở Trung Đông, những quốc gia mà Israel đang cố gắng bình thường hóa quan hệ. Ông Stetter nói: "Đó là lý do tại sao tôi nghĩ một động thái như vậy khó có thể xảy ra".
Kịch bản 2: Chính quyền Palestine kiểm soát Gaza
Theo ông Milshtein, một viễn cảnh khác là Chính quyền Palestine quay trở lại Gaza và nắm quyền kiểm soát ở đó.
Theo ông Stetter, chính quyền Palestine có thể đóng vai trò quan trọng trong tương lai của Dải Gaza, nhưng có một yếu tố khác cần xem xét. Ông giải thích: "Nếu Chính quyền Palestine tiến vào Dải Gaza sau chiến thắng của Israel trước lực lượng Hamas, thì một số người có thể coi đó là trục lợi chiến tranh".
Kịch bản 3: Chính quyền người dân thường Palestine
Người đàn ông ôm một em nhỏ bị thương sau cuộc không kích của Israel xuống Dải Gaza ngày 27/10. Ảnh: IRNA/TTXVN
Theo ông Milshtein, một viễn cảnh khác là chính quyền dân sự hỗn hợp của người Palestine. Một cơ quan có thẩm quyền như vậy có thể được tạo thành từ các đại diện khác nhau của xã hội Palestine, chẳng hạn như các thị trưởng địa phương. Nó cũng có thể có mối quan hệ chặt chẽ với Chính quyền Palestine. Một mô hình lãnh đạo như vậy có thể được Ai Cập, Saudi Arabia, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Mỹ ủng hộ.
Kịch bản 4: Chính quyền do Liên hợp quốc đứng đầu
Ông Stetter nói về mặt lý thuyết, Liên hợp quốc có thể tiếp quản khu vực xung đột sau khi một bên tham gia bị đánh bại. Ông đề cập đến các ví dụ trước đó từ Kosovo và Timor Leste.
Ông nhấn mạnh: "Nhưng điều đó không thực tế ở Dải Gaza. Sẽ khó hơn nhiều trong trường hợp này, nếu không muốn nói là không thể vì cuộc xung đột là tâm điểm của dư luận toàn cầu". Ông Stetter nói thêm rằng việc nhận được sự ủy nhiệm của Liên hợp quốc về vấn đề như vậy cũng sẽ khó khăn.
Kịch bản 5: Chính quyền do các nước Arab vận hành
Ông Stetter muốn một kịch bản khác trong đó các quốc gia Arab sẽ dẫn đầu ở Dải Gaza, cùng với Chính quyền Palestine. Ông nói: "Điều này thực sự có thể có lợi cho một số quốc gia Arab, đặc biệt là những nước không chấp nhận Tổ chức Anh em Hồi giáo". Lực lượng Hamas được coi là chi nhánh Palestine của Tổ chức Anh em Hồi giáo mà Ai Cập, Saudi Arabia và UAE phản đối.
Hiện tại, các quốc gia này tập trung vào tình đoàn kết với người Palestine và những tội ác chiến tranh có thể xảy ra ở Gaza. Người dân ở các quốc gia Arab này cũng bày tỏ quan điểm tương tự.
Tuy nhiên, không rõ liệu các quốc gia Arab khác, ngay cả những nước có liên hệ ngoại giao với Israel, có sẵn sàng đầu tư vốn chính trị vào một kế hoạch như vậy hay không. Các chuyên gia cho rằng mô hình như vậy chỉ có thể thực hiện được trong trung hạn.
Xung đột Israel Hamas tác động thế nào đến chiến lược 'ngoại giao cân bằng' của Trung Quốc ở Trung Đông? Giới chuyên gia nhận định sự phân cực xảy ra trong cuộc xung đột Israel - Hamas đang khiến cách tiếp cận chiến lược của Bắc Kinh đối với Trung Đông ngày càng khó duy trì. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas bắt tay sau lễ ký kết tại Đại lễ đường Nhân dân...