Tình báo Đức: Nga có thể tấn công NATO muộn nhất là vào năm 2030
Giới tình báo của Đức ngày 14/10 lên tiếng cảnh báo rằng Nga có thể tiến hành một cuộc tấn công vào các nước NATO, muộn nhất là vào năm 2030.
Chiến hạm Nga phóng tên lửa hành trình Kalibr hồi tháng 7/2024 (Ảnh: Bộ Quốc phòng Nga).
Trong một tuyên bố, người đứng đầu cơ quan tình báo nước ngoài của Đức Bruno Kahl cho biết, lực lượng Nga sẽ có khả năng tấn công lãnh thổ NATO muộn nhất là vào cuối thập kỷ này.
“Lực lượng Nga sẽ có khả năng tấn công NATO muộn nhất là vào cuối thập kỷ này”, ông Kahl phát biểu trước một ủy ban quốc hội ở thủ đô Berlin.
Theo ông, Nga hiện coi Cộng hòa Liên bang Đức là kẻ thù, lưu ý rằng Berlin là quốc gia lớn thứ hai ủng hộ Ukraine, chỉ sau Mỹ. “Chúng ta đang xung đột trực tiếp với Nga”, ông nói.
“Tình hình sẽ có khả năng leo thang thêm nữa”, ông Kahl nói và nhấn mạnh thêm rằng, các chính trị gia phải cung cấp cho các cơ quan an ninh Đức các nguồn lực và thẩm quyền để chống lại những mối nguy hiểm này.
Video đang HOT
Đây không phải lần đầu tiên, các quốc gia châu Âu nói đến vấn đề này. Hồi cuối năm 2023, tờ báo Bild của Đức cũng dẫn một nguồn tin tình báo châu Âu cho biết, một cuộc tấn công tiềm tàng của Nga vào châu Âu có thể xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2024.
Giai đoạn chuyển tiếp này kéo dài 3 tháng, từ sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 đến lễ nhậm chức của tân tổng thống vào tháng 1/2025.
Theo nguồn tin tình báo, Nga có thể nhắm đến việc phát động một cuộc tấn công vào châu Âu trong giai đoạn chuyển tiếp này, đặc biệt nếu ứng cử viên hàng đầu của đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, tái đắc cử.
Trong khi đó, cơ quan an ninh quốc gia Ba Lan bày tỏ mối quan ngại cấp bách hơn, dự đoán Nga có khả năng tấn công NATO trong vòng chưa đầy 36 tháng.
Các quan chức Ba Lan trước đây từng dự đoán Nga có thể nhắm mục tiêu vào một thành viên liên minh NATO ở Đông Âu, bao gồm các quốc gia như Ba Lan, Estonia, Romania và Lithuania.
Những tiết lộ mới nhất về vụ tấn công phá hủy đường ống Nord Stream của Nga
CIA đã gây sức ép với Ukraine nhiều tuần trước khi các vụ nổ phá hoại đường ống dẫn khí đốt tự nhiên của Nga đến châu Âu.
Bản đồ xảy ra các vụ nổ đường ống Nord Stream của Nga (chấm đỏ). Ảnh: WSJ
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ) của Mỹ ngày 13/6, Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã từng cảnh báo chính phủ Ukraine không tấn công các đường ống dẫn khí đốt Nord Stream vào mùa Hè năm ngoái sau khi họ có được thông tin chi tiết về một âm mưu của Kiev nhằm phá hủy kết nối năng lượng chính giữa Nga và châu Âu.
Thông điệp trên được các quan chức CIA chuyển đi vào tháng 6, theo một nguồn tin mà CIA nhận được từ cơ quan tình báo quân sự của Hà Lan, WSJ dẫn lời các quan chức cấp cao Mỹ cho biết.
Theo các quan chức này, trong khi CIA cảnh báo một cách nghiêm túc, họ cũng nghi ngờ về việc liệu Ukraine có khả năng thực hiện một cuộc tấn công như vậy hay không, vốn đòi hỏi phải đặt chất nổ sâu dưới biển Baltic.
Thông tin tình báo ban đầu, từ tháng 6/2022, cho rằng nhóm tấn công đường ống Nord Stream đang thực hiện nhiệm vụ do Tướng Valeriy Zaluzhniy, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Ukraine. Nhưng giả thuyết này sau đó đã bị các nhà điều tra ở ít nhất hai quốc gia châu Âu bác bỏ, những người cho rằng có thể một chỉ huy Ukraine khác cuối cùng đã chỉ đạo chiến dịch.
Vài tuần sau, vào ngày 26/9, các đường ống đã bị tấn công. Ukraine đã kịch liệt phủ nhận rằng họ có liên quan đến vụ phá hoại các đường ống.
Các quan chức tình báo quân đội Hà Lan nói với CIA rằng một nhóm người Ukraine từng tìm cách thuê một chiếc du thuyền trên bờ biển Baltic và sử dụng một nhóm thợ lặn để đặt chất nổ dọc theo bốn đường ống của Nord Stream 1 và 2.
Kế hoạch tấn công được dàn dựng sau cuộc tập trận của NATO mang tên Baltic Ops (BALTOPS) diễn ra ở khu vực phía trên các đường ống và kết thúc vào ngày 17/6, các quan chức tình báo châu Âu cho biết.
CIA đã nhanh chóng thông báo cho một nhóm các quốc gia đồng minh, bao gồm cả Đức. Các quốc gia khác dọc theo bờ biển Baltic cũng được cảnh báo. Các quan chức CIA đã hỏi những người đồng cấp của họ ở Kiev rằng liệu họ có đang tiến hành một cuộc tấn công hay không. Không thể xác định được phía Ukraine đã phản ứng như thế nào.
CIA sau đó nhận được thông tin rằng Ukraine đã hủy bỏ kế hoạch ban đầu, theo một quan chức Mỹ.
Vào cuối mùa Hè, CIA thông báo với Đức và các quốc gia đồng minh khác rằng mức độ đe dọa từ một hành động như vậy đã giảm đi vì Mỹ không còn tin rằng Kiev sẽ thực hiện một cuộc tấn công như vậy, các quan chức châu Âu nhận được hoặc được thông báo cho biết.
Nhưng chỉ 1 tháng sau, loạt vụ nổ mạnh dưới biển đã làm hư hại ba trong số bốn đường ống chính của Nord Stream. Andriy Chernyak, phát ngôn viên của cơ quan tình báo quân đội Ukraine, phủ nhận rằng Kiev có liên quan đến các vụ nổ khi được hỏi ngày 13/6.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ Bild của Đức, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết: "Tôi tin rằng quân đội và lực lượng tình báo của chúng tôi đã không làm điều đó, và khi bất kỳ ai tuyên bố điều ngược lại, tôi muốn họ đưa ra bằng chứng".
Nhưng tiết lộ trên dường như cho thấy rằng cơ quan tình báo Mỹ - cùng với một số chính phủ phương Tây - đã biết trong nhiều tháng rằng Chính phủ Ukraine đã lên kế hoạch phá hủy đường ống, một sự thật mà phương Tây đã giữ bí mật sau vụ tấn công.
Tại một cuộc họp với những người đồng cấp châu Âu vào tháng 10 năm ngoái, Giám đốc CIA William Burns nói rằng không có bằng chứng cho thấy Nga liên quan đến vụ việc. Theo một quan chức có mặt tại cuộc họp, khi được hỏi liệu đó có phải là Ukraine không, ông nói: "Tôi hy vọng là không".
Các quan chức phương Tây, bao gồm cả ở Mỹ và Đức, cho biết họ nghi ngờ một "nhóm thân Ukraine" đã lên kế hoạch và thực hiện vụ tấn công phá hoại. Tuần trước, WSJ đưa tin rằng các nhà điều tra Đức đang xem xét bằng chứng cho thấy một nhóm người Ukraine đã sử dụng Ba Lan, một nước láng giềng thuộc EU và đồng minh NATO, làm trung tâm hậu cần và hỗ trợ cho cuộc tấn công Nord Stream năm ngoái. Các nhà điều tra đã không cáo buộc chính phủ Ba Lan hoặc bất kỳ cá nhân Ba Lan nào có liên quan.
Đức khó tuyển gián điệp thời hậu Covid-19 Reuters ngày 23.5 đưa tin Giám đốc Cơ quan tình báo Liên bang Đức (BND) Bruno Kahl cho biết ông đang gặp khó trong việc tuyển dụng nhân sự thời hậu đại dịch Covid-19. Trụ sở Cơ quan tình báo Liên bang Đức. Ảnh AFP Lý do là vì ứng viên tiềm năng muốn làm việc tại nhà và không muốn rời điện...