Tin vịt: Một số phát hiện… cũ về ông Táo
Vì sao ông Táo không đi máy bay? Ông Táo có liên quan gì đến “môn”… tá lả (phỏm)?
Lý do ông Táo không đi máy bay
Lý giải tại sao ở thời buổi ngày nay, phương tiện giao thông rất hiện đại nhưng ông Táo vẫn phải ì ạch cưỡi cá chép lên thiên đình mà không đi bằng máy bay? Câu trả lời là: Do luật hàng không. Luật này quy định rõ: Phải ăn mặc lịch sự trên máy bay. Ông Táo nhà ta lại không chịu mặc quần thì ai cho lên. Nếu gặp may có em tiếp viên nào thích mà chiếu cố thì ông cũng bị an ninh hàng không tóm vì tội công xúc tu sỉ (làm người khác xấu hổ). Thêm nữa chưa biết chừng ăn mặc không quần như ông Táo, qua máy soi thấy dây nhợ chằng chịt, xoăn tít thò lò người ta còn nghi ngờ ông đem mìn, đem bom lên máy bay thì ông ở tù là cái chắc!
*
* *
Ông Táo thực ra là ông nào?
Mọi nhân vật cổ tích đều có nguyên mẫu thật ngoài đời của nó. Mới đây người ta đã phát hiện ra rằng: Ông Táo (Táo quân) trên thực tế là một người đàn ông do quá ham mê mấy món thịt bò gà, cá lợn trong dịp tết mà không chịu ăn rau nên bị… táo nặng, ngày đi vệ sinh bảy tám bận mà cũng chỉ được “vài… hạt”. Vì số lần nhiều như vậy nên ông cũng không cần… mặc quần cho nó tiện. Về sau này câu chuyện ấy được lan truyền trong dân gian thành sự tích ông Táo (Táo bón) không mặc quần nhằm nhắc nhở mọi người không nên ăn quá nhiều chất đạm trong mấy ngày tết.
*
* *
Táo ông nói móc
Video đang HOT
Chiều 23 Tết, trước khi lên chầu trời, Táo ông nhìn cá chép bơi đớp nước trong chậu, đoạn liếc xéo vợ một cái rồi lẩm bẩm: “Nhìn cá chép mình cảm thấy dễ chịu vì ít ra cũng còn có ai đó mở miệng ra mà không nói: Có lương của Thiên Đình tháng này chưa đấy?!”
*
* *
Tại sao bếp xưa có mùi khét?
Ngày nay người ta toàn nấu bếp ga nên nhiều thanh thiếu niên không biết đến một hiện tượng xa xưa, đó là mùi khét khi bắt đầu nhóm lửa. Dân gian có tục truyền rằng, ba ông đầu rau (ba hòn đá kê bếp nấu) chính là gia đình nhà Táo. Họ thường ngồi xổm để tâm tình với nhau và cũng là tư thế vững chãi để kê nồi. Gia đình nhà Táo vốn không mặc quần, nên khi bắt đầu nhóm lửa ta thường ngửi thấy mùi khen khét, đó chính là do mùi lông… chân của các ông bà Táo bị cháy. Lông lá của nhà Táo cũng mọc khá nhanh, nên lần nhóm lửa tiếp theo lại bốc mùi khét!
*
* *
Ông Táo và trò tá lả
Chúng ta đều biết rằng, rậm rịch từ 23 Tết, thanh niên thường tụ tập đánh tá lả (chơi phỏm). Vậy nguồn gốc của từ “tá lả” từ đâu? Có một cách lý giải khá lô gic như sau: Ngày 23 Tết là ngày tiễn ông thần bếp lên trời. Thần bếp thường gọi là Thần Táo hay Táo Quân. Táo là gì? Táo có gốc Tá – có nghĩa là Lửa, Mặt Trời. Ta thấy từ “tá” đi đôi với từ “hỏa” như trong những từ ghép “tá hỏa”, “tá hỏa tam tinh”. Hỏa là Lửa, Lửa có gốc là Lả. Vậy Tá Lả cũng có nghĩa là ông Táo. Trò chơi này coi như để tiễn ông Táo về trời.
Theo Datviet
Tin vịt: Bí mật cá chép của ông Táo
Có thể bà con không tin, nhưng thực sự những thông tin này chỉ có ở... Tin vịt.
Tốc độ cá chép ông Táo
Khoảng cách từ trái đất đến thiên đình là 384.403km, ông Táo đi mất 3 ngày (23 Tết ông lên trời, 30 Tết về, tức là mất 7 ngày, trừ đi 1 ngày vào chầu, vậy cả đi cả về mất 6 ngày). 3 ngày x 24 giờ = 72 giờ.
Vậy suy ra vận tốc trung bình của cá chép ông Táo cưỡi là: 384.403km/ 72 giờ = 5339km/giờ. Bạn tưởng tượng thế này: Nếu bạn cưỡi con chép đó từ Hà Nội đi Sài Gòn sẽ chỉ mất chừng 20 phút. Quả đúng là siêu tốc, tất nhiên với điều kiện bạn không bị cưỡng chế ghé quán massage hay "cơm tù" nào dọc đường. Được biết hiện tại có một nhóm sinh viên ưu tú của ĐH GTVT đang nghiên cứu tăng công suất cho loại phương tiện giao thông đặc biệt với ưu điểm không cần đường ray này nhằm thay thế cho tàu hỏa Bắc-Nam trong tương lai. Nếu thành công thì VN sẽ là nước đi đầu thế giới trong cách mạng phương tiện giao thông.
*
* *
Chép của ông Táo là loại chép... miệng
Một cô gái sắp lớn, sợ sau này về nhà chồng bị chê trách, mẹ bèn bày vẽ cho cô các tập tục ngày tết như: Ngày 23 âm hàng năm phải đốt cá chép giấy hoặc thả cá chép sống ra sông để ông Táo lên trời. Vốn thông minh, sáng tạo, cô quyết định mua cá chép tươi về... nướng. Cô lý luận: Làm như vậy nó "tổng hợp" cả hai cách trên. Tuy nhiên sau khi nướng, mùi cá thơm lừng, cô lại rớt nước miếng tặc lưỡi chép miệng: "Thôi thì ông Táo cưỡi xương chép cũng được chứ sao!".
*
* *
Cá chép gắn xi nhan
Năm nay để tăng tính hiện đại, cá chép giấy Hàng Mã cho ông Táo lên trời được "độ" lại bằng việc gắn thêm xi nhan. Ông Táo khoái lắm, bật xi nhan thử rồi gọi Táo bà: "Ra sau... cá xem hộ tôi đèn có hoạt động không?". Táo bà vòng ra sau, chăm chú quan sát rồi báo cáo: "Nó có hoạt động. Ôi! Lại thôi rồi. A! Lại có. Ối! lại mất rồi".
*
* *
Tại sao da cá chép và các loài cá khác đều nhớt?
Chúng ta đều biết rằng, hàng năm cứ đến ngày 23-12 âm lịch, ông Táo lại cưỡi cá chép lên chầu trời. Theo nghi lễ truyền thống, ông Táo không mặc quần, chỉ mặc mỗi áo và đi giầy. Vẩy cá chép vốn xù xì gai góc, do vậy chúng cần phải trơn nhớt để ông Táo không bị rát... mông (kinh nghiệm này do ông Táo rút ra từ đời sống vợ chồng) và trước mỗi lần cưỡi cá ông đều xịt nước ép lá mùng tơi lên "ghế cá". Các loài cá khác cũng mong được ông Táo... cưỡi một lần trong đời nên cũng tự bôi trơn thân mình như cá chép hòng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng là bà Táo. Do vậy đa số các loài cá đều có da trơn nhớt.
*
* *
Hãng AMG đã "độ" lại cá chép cho ông Táo
Với vây lưng sắc nhọn, da trơn như vậy, đường lên thiên đình ngày Tết lại đông, dọc đường cứ gọi là phanh dúi dụi, nguy cơ ông Táo bị "triệt sản" là rất lớn. Chính vì vậy ông Táo đã thuê hãng AMG "độ" lại cá chép của mình bằng cách... đục một lỗ trên lưng cá để ông "cắm chốt" định vị.
Theo 24h
Tin vịt: Ăn tết, chơi tết và... cười tết Hằng năm, mỗi khi hoa đào sắp nở, lại thấy tin vịt Tết tưng bừng nở hoa... cười! Trào lưu xin chữ hiện đại Việc xin chữ ngày Tết năm nay cũng có nhiều biến đổi, mọi năm người ta đua nhau đi xin chữ "Tâm", chữ "Đức", chữ "An"... Năm nay có lẽ người ta đã thực tế và thẳng thắn thể...