Tin vào ảnh review cơm gà ngon mắt, cô gái hí hửng đi thực tế và cái kết trào nước mắt
Tưởng chừng sẽ được nhân viên mang ra một suất cơm gà vô cùng hấp dẫny như người ta review, cô gái ấy lại nhận được món ăn vừa mất thẩm mĩ lại bày biện kém duyên.
Chụp ảnh kiểu “treo đầu dê, bán thịt chó” khi bán hàng online chẳng còn là chuyện lạ, nhưng khách hàng thật sự đi ăn, review lại đồ ăn trên MXH mà chụp ảnh quá có tâm cũng khiến nhiều thực khách phải khóc ròng. Với những hình ảnh vô cùng bắt mắt được chỉnh app màu sắc cho thật “ảo” trong các bài review đồ ăn, nhiều tín đồ ăn uống chỉ muốn lao đi ăn ngay, thế nhưng không phải lúc nào người đi trải nghiệm cũng hài hòng.
Mới đây, một cư dân mạng đã chia sẻ về trải nghiệm của mình, lần này là với đồ ăn sau khi đọc được review trên mạng. Nhìn hình được một ai đó chụp lên mạng với món cơm đùi gà sốt vô cùng ngon mắt, hấp dẫn với đầy đủ cả cà chua, dưa leo và khoai tây ăn kèm, giá của phần cơm này là 49k – không đắt nhưng cũng không phải rẻ cho một phần cơm trưa, cô ấy quyết định đi ăn.
Đây là đĩa cơm gà được review trên mạng
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi đích thân đến quán để tự mình trải nghiệm sản phẩm thì cô gái chỉ còn biết ngã ngửa vì thành phẩm được mang ra không những màu sắc kém hấp dẫn mà cách bày biện còn không ngon mắt. Thậm chí, nếu để ý kỹ sẽ thấy, nếu như phần review suất cơm gà là cả phần má đùi gà, còn của cô gái không có phần má đùi, chỉ có chiếc tỏi gà.
Chẳng biết có ngon hay không nhưng so với hình ảnh suất cơm gà được review trên mạng và suất cơm gà đã gọi ra thì phần hình thức của món ăn này không đạt nổi 5 điểm.
Còn đây là suất cơm gà thực tế khách trải nghiệm.
Ngay sau khi đăng tải, bài viết của cô nàng đã nhận về hàng nghìn lượt quan tâm của các bạn trẻ. Đa số đều cho rằng, người review đồ ăn trên “không có tâm” và ai cũng nhận ra sự khác nhau 1 trời 1 vực giữa ảnh mạng và thực tế.
“1 bên là nguyên đùi và má đùi. 1 bên có mỗi cái tỏi đùi. Rau thì ít hơn hẳn. Khác nhau quá luôn”.
“Mình thấy quá khác, 1 bên thì ảnh chỉnh app màu lung linh, nhìn vừa hấp dẫn vừa ngon mắt, 1 bên thì… thôi chán đừng hỏi. Nhìn màu sắc và cách bày biện đã không muốn động vào”.
“Tất cả là do cái app chỉnh ảnh. Thực tế và ảnh mạng bao giờ cũng khác nhau như thế đấy. Có thể thông cảm người chỉnh màu hơi quá tay nhưng quả thực 2 phần ăn khác nhau cả về số lượng mà”.
Dưới bình luận, nhiều người cũng gặp phải tình huống tương tự khi ảnh review trên mạng và thực tế khác nhau “một trời một vực”. Biết là hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ nhưng so với ảnh thật khác nhau cả về màu sắc và số lượng thế này thì ai mà chẳng mất vài giây “sốc nhiệt”. Một số người dễ tính hơn lại cho rằng có khi nào quán ăn đang “bão giá” nên cắt giảm tí xíu hay không?
Theo Helino
PUBG kiện hẳn cơ quan Trung Quốc vì không phê duyệt từ "Cơm Gà"
PUBG Corp vừa có động thái cực kỳ mạnh mẽ trong việc đưa một đơn vị của chính phủ Trung Quốc ra tòa vì không duyệt danh từ đại diện cho tựa game.
Như những game thủ đam mê PUBG đã biết, cứ nói đến tựa game Battle Royale đình đám này là chúng ta nói đến "Chicken Dinner"... một danh từ dịch nôm na là "Cơm Gà", vốn để chỉ chiến thắng mà game thủ được sau một hành trình sinh tồn vô cùng khắc nghiệt. PUBG Corp - Hãng phát triển đứng sau PUBG, cũng đã tiến hành đăng ký dấu kinh doanh cho danh từ này ở Trung Quốc từ năm 2017, nhưng đến nay vẫn bị các cơ quan chính phủ ở đất nước này từ chối thẳng thừng.
Cụ thể, PUBG Corp đã nộp đơn xin dấu kinh doanh cho "Chicken Dinner" vào tháng 7 năm 2017 nhưng ngay sau đó đã bị bác bỏ bởi Ủy ban kiểm định tài sản trí tuệ - Một cơn qua phụ trách về dấu kinh doanh của chính phủ Trung Quốc. Lý do của cơ quan này là từ "Chicken Dinner" thiếu đi nhiều yếu tố để đưa nó trở thành một dấu kinh doanh thật sự.
Ngay sau đó thì PUBG Corp cũng đã giải thích với cơ quan nói trên, cho rằng kể từ khi PUBG phổ biến thì từ "Chicken Dinner" hay "Cơm Gà" đã trở thành một cái tên hết sức quen thuộc với mọi người. Nhưng ngay cả vậy thì cơ quan của Trung Quốc vẫn một mực từ chối đơn đăng ký dấu kinh doanh của PUBG.
Cũng chính vì việc bác bỏ đơn của PUBG và khiến thời gian kéo dài kể từ khi xin dấu kinh doanh mà nhiều nhà phát triển đã lợi dụng "Chicken Dinner" của PUBG để quảng cáo cho sản phẩm của mình. Đó cũng có thể là lý do PUBG đâm đơn kiện nhiều tựa game "có gốc Trung Quốc" khác xuyên suốt thời gian qua. Tuy nhiên với việc liên tục bị từ chối một cách thiếu minh mạch, PUBG đã quyết định đâm đơn kiện chính Ủy ban kiểm định tài sản trí tuệ của Trung Quốc.
Được trình lên Tòa án tài sản trí tuệ Bắc Kinh, đơn kiện này nhắm tới mục đích công nhận "Chicken Dinner" như một dấu kinh doanh của PUBG và buộc cơ bản trên phải rút lại quyết định của mình. Hiện vụ việc vẫn đang được phân xử và chưa có kết quả chính thức. Mọi thông tin sẽ được GameHub cập nhật cho bạn đọc trong thời gian sớm nhất.
Theo gamehub
Bé gái 4 tuổi gây sốt với biểu cảm ăn súp đáng yêu hết nấc, dân mạng chuyên review đồ ăn bảo nhau phải học hỏi đứa trẻ Đoạn clip chưa đầy 1 phút khiến cư dân mạng thích thú vì biểu cảm đáng yêu, cực kỳ phong phú của bé gái 4 tuổi. Chẳng ai có thể cưỡng lại sự đáng yêu của một đứa trẻ, nhất là những em bé biết làm trò. Tương tự như cô bé Xiao Ru, 4 tuổi, sống ở thành phố Thượng Hải (Trung...