Tin tức thế giới 10/9: Bộ trưởng Môi trường Nhật đề xuất xả nước nhiễm xạ ra Thái Bình Dương
Bộ trưởng Môi trường Nhật đề xuất xả nước nhiễm xạ ra Thái Bình Dương; Trung Quốc c ảnh báo Anh đưa tàu sân bay tới Biển Đông là “hành động thù địch”; Đa số người Nhật Bản ủng hộ chính phủ loại Hàn Quốc khỏi “Danh sách Trắng”… là những tin tức thế giới đáng chú ý ngày 10/9.
Các bể chứa nước bị nhiễm phóng xạ trong khuôn viên của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Okuma, tỉnh Fukushima. (Ảnh: Mainichi.jp)
Bộ trưởng Môi trường Nhật đề xuất xả nước nhiễm xạ ra Thái Bình Dương
Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada hôm nay (10/9) cho hay Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) có thể sẽ phải đổ nước nhiễm phóng xạ thải của nhà máy điện Fukushima, sau thảm họa kép động đất sóng thần năm 2011, ra Thái Bình Dương vì hết chỗ chứa, song không nêu khối lượng nước cụ thể.
“Lựa chọn duy nhất sẽ là phải thải ra biển và pha loãng lượng nước nhiễm phóng xạ này”, ông Harada đề xuất. Hiện Chính phủ Nhật Bản đang đợi nhận định của chuyên gia trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về cách xử lý. Nếu chính phủ Nhật “bật đèn xanh” cho việc xả nước nhiễm phóng xạ ra biển, việc này sẽ vấp phải sự phản đối của các nước láng giềng.
Trung Quốc cảnh báo Anh đưa tàu sân bay tới Biển Đông là “hành động thù địch”
Bộ Quốc phòng Anh đang lên kế hoạch đưa tàu sân bay HMS Queen Elizabeth mới của nước này tới châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm khu vực Biển Đông, trong đợt triển khai hoạt động đầu tiên của tàu chiến này, dự kiến triển khai vào năm 2021.
Trung Quốc đã phản đối kế hoạch trên và cảnh báo rằng, việc Anh triển khai tàu sân bay tới Biển Đông có thể bị coi là “hành động thù địch”. Phản hồi tuyên bố của các quan chức Trung Quốc, một phát ngôn viên của chính phủ Anh cho biết Anh vẫn cam kết khẳng định quyền tự do hàng hải.
Nga muốn chuyển địa điểm các cuộc họp Liên Hợp Quốc ra khỏi Mỹ
Video đang HOT
Đại diện đặc biệt của Tổng thống Nga về Hợp tác An ninh Thông tin Quốc tế Andrei Krutskikh hôm 9/9 cho biết Nga và một số nước thành viên đang xem xét việc đề xuất di chuyển các cuộc đàm phán quốc tế quan trọng của LQH từ trụ sở tại Mỹ tới một nơi khác để chống lại cuộc chiến thị thực mà Mỹ đang tiến hành.
Vị quan chức Nga cáo buộc Mỹ đang cản trở “quá trình ngoại giao bình thường của LHQ”. Không cấp visa hoặc chậm cấp visa các nhân viên ngoại giao cho thấy Mỹ đang cố gắng kiểm soát các phái đoàn nước ngoài mượn cớ các biện pháp trừng phạt.
Đa số người Nhật Bản ủng hộ chính phủ loại Hàn Quốc khỏi “Danh sách Trắng”
Nhật Bản hôm nay (10/9) thông báo đã nhận được hơn 40.000 thư điện tử của người dân bày tỏ ý kiến về việc Tokyo loại Seoul khỏi “Danh sách Trắng”, với 95% bày tỏ ủng hộ và cho rằng biện pháp kiểm soát xuất khẩu, nhất là với nguyên vật liệu có thể phục vụ mục đích quân sự, là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia.
Hàn Quốc tháng trước cũng tuyên bố loại Nhật Bản khỏi danh sách các đối tác được hưởng ưu đãi thương mại. Nước này cũng hoàn tất việc thu thập ý kiến người dân về chính sách thương mại mới dự kiến sẽ chính thức được triển khai sớm nhất vào tuần tới.
Dịch vụ y tế của Đài Loan xếp thứ nhất thế giới
Tạp chí CEOWORLD (Mỹ) vừa công bố kết quả khảo sát hệ thống dịch vụ y tế đối với 89 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ba vị trí đầu tiên trong top 10 lần lượt là Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản. Việt Nam ở vị trí 66. Cuối bảng xếp hạng là Venezuela.
Các tiêu chí gồm: cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, chi phí, khả năng cung cấp thuốc có chất lượng, sự sẵn sàng của các cơ quan chức năng. Bảng xếp hạng cũng ghi nhận các chỉ số như môi trường, nước sạch, vệ sinh, vai trò của chính quyền đối với một số vấn đề liên quan.
Giải cứu thành công toàn bộ thuyền viên trong tàu hàng lật nghiêng ở Mỹ
Tàu hàng Golden Ray bị lật nghiêng sau khi rời khỏi cảng Brunswick, bang Georgia (Mỹ) ngày 8/9 để đến thành phố Baltimore, bang Maryland. Lực lượng cứu hộ cứu được 20 thuyền viên nhưng một vụ cháy ngăn cản chiến dịch tiếp tục.
Đến ngày 9/8, khi nhận được tín hiệu do 4 thuyền viên còn mắc kẹt gõ vào thân tàu, đội cứu hộ đã khoan vào thân tàu để tiếp tế và giải cứu. May mắn là hệ thống quạt thông gió bên trong tàu vẫn còn hoạt động nên nhờ đó mà những người mắc kẹt vẫn còn đủ dưỡng khí sau hơn 30 giờ.
H.T (t/h)
Theo petrotimes
Việt Nam chú trọng đẩy mạnh hợp tác kinh tế với Cộng đồng Pháp ngữ
Tối 9/9, bên lề Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi 2019 đã diễn ra toạ đàm bàn tròn "Hợp tác kinh tế trong không gian Pháp ngữ và vai trò của Việt Nam".
Quang cảnh toạ đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Toạ đàm được đồng tổ chức bởi Bộ Ngoại giao Việt Nam và Văn phòng châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF), với sự góp mặt của ông Đinh Toàn Thắng - Vụ trưởng Vụ châu Âu - Bộ Ngoại giao, Đại diện quốc gia Việt Nam bên cạnh OIF; ông Đồng Thế Quang - Vụ trưởng Vụ Pháp ngữ Kinh tế và Số, OIF; cùng các Đại sứ, Trưởng các cơ quan đại diện đến từ các quốc gia khu vực Trung Đông - châu Phi là thành viên của OIF, đến Hà Nội tham dự Hội nghị Gặp mặt Đại sứ các nước Trung Đông - châu Phi 2019 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Ngoài ra, toạ đàm còn có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và CLB các Lãnh đạo Ngân hàng và Tổ chức tín dụng châu Phi cùng một số đối tác kinh tế Pháp ngữ khác.
Toạ đàm là nơi các quốc gia trong cộng đồng Pháp ngữ, cùng nhau trao đổi và bàn luận về việc thực hiện Chiến lược Kinh tế Pháp ngữ, về việc phát triển mô hình hợp tác ba bên nhằm đa dạng hóa các nguồn lực phục vụ cho sự phát triển và đưa ra các khuyến nghị để xây dựng sự tham gia và đóng góp tốt hơn của các nước thành viên, bao gồm cả Việt Nam trong việc thực hiện Chiến lược.
Ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ châu Âu - Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc toạ đàm. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Phát biểu khai mạc, ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ châu Âu - Bộ Ngoại giao cho biết, Cộng đồng Pháp ngữ bao gồm 88 thành viên, gồm cả các chính phủ là thành viên chính thức và các quan sát viên, tổng dân số lên đến 500 triệu người, tạo nên một khu vực kinh tế có triển vọng phát triển mạnh mẽ.
Nhận thức rõ về nhu cầu và những cơ hội trong việc tăng cường hợp tác kinh tế trong cộng đồng Pháp ngữ, từ năm 1997, trong khuôn khổi Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ lần thứ 7, Việt Nam đã đưa ra ý tưởng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên. Việc tăng cường hợp tác kinh tế đã trở thành một vấn đề ngày càng được các thành viên của OIF quan tâm nhiều hơn. Chính vì vậy, tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 15 tại Dakar (Senegal), OIF đã quyết định triển khai Chiến lược kinh tế Pháp ngữ thông qua mô hình hợp tác ba bên.
Theo ông Đinh Toàn Thắng, Việt Nam và tất cả các thành viên đều coi OIF là một diễn đàn quan trọng, giúp tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại cho tăng trưởng bền vững và bao trùm. Đây cũng là một trong những ưu tiên quan trọng nhất của OIF.
Tại tọa đàm bàn tròn, ông Đinh Toàn Thắng đã trình bày tham luận với chủ đề: "Tình hình triển khai Chiến lược kinh tế Pháp ngữ của Việt Nam: chủ trương, thực hiện và mong đợi của Việt Nam".
Ông Đồng Thế Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp ngữ Kinh tế và Số, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ (OIF). (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Cũng tại sự kiện, các đại biểu đã phát biểu tham luận nhằm tăng cường sự hợp tác thực hiện Chiến lược Kinh tế Pháp ngữ. Ông Đồng Thế Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp ngữ Kinh tế và Số thuộc OIF đã có bài phát biểu với chủ đề: "Giới thiệu Chiến lược kinh tế Pháp ngữ và kết quả triển khai Chiến lược giai đoạn 2015-2018; những ưu tiên của Pháp ngữ thời gian tới".
Bà Nguyễn Thị Chi, Trưởng phòng quan hệ quốc tế VCCI trình bày tham luận về "Vai trò của khu vực tư nhân trong việc triển khai Chiến lược kinh tế Pháp ngữ". Bà Aissata Koné Sidibé, Chủ tịch CLB các Lãnh đạo Ngân hàng và Tổ chức tín dụng châu Phi có bài tham luận với chủ đề: "Vấn đề tiếp cận nguồn lực tài chính trong hợp tác kinh tế Pháp ngữ".
Buổi toạ đàm đã diễn ra trong không khí sôi nổi, nhiều vấn đề quan trọng được các đại biểu cùng trao đổi, bàn luận để tìm ra những biện pháp thúc đẩy kết nối và hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên trong cộng đồng Pháp ngữ.
Theo TG&VN
Mỹ tăng cường sức mạnh tại 'sân sau' của Trung Quốc Đội tàu LCS với mẫu tên lửa chống hạm mới sẽ là mối đe dọa thực sự đối với tàu chiến Trung Quốc tại Thái Bình Dương - tờ Defense News khẳng định. Tàu chiến duyên hải (LCS) Gabrielle Giffords của Hải quân Mỹ tại căn cứ hải quân San Diego vừa được tiếp nhận một loại tên lửa chống hạm mới. Điều...