[Tin tổng hợp] CEO Facebook là nhân vật quyền lực thứ 2 trong làng công nghệ
Đó là kết quả bình chọn của tạp chí tài chính và kinh tế Time.
Nhà sáng lập, Giám đốc điều hành mạng xã hội Facebook tiếp tục được tạp chí Time bầu chọn là một trong 70 nhân vật quyền lực nhất thế giới và là nhân vật quyền lực thứ 2 trong làng công nghệ, chỉ sau Bill Gates.
Năm 2010, Mark Zuckerberg cũng được Time bình chọn là nhân vật của năm. Mark Zuckerberg đã cùng xây nền móng cho Facebook kể từ khi còn ngồi trên giảng đường của đại học Harvard trong năm 2004. Theo đánh giá của Times, “Facebook của Mark Zuckerberg đã có công làm thay đổi lớn phong cách sống hàng ngày của mọi người trên toàn thế giới”. Đây quả là một thành tích ấn tượng bởi Zuckerberg năm nay chỉ mới 27 tuổi.
Ông chủ Facebook.
Cựu giám đốc điều hành của Microsoft là Bill Gates được chọn là nhân vật quyền lực nhất trong làng công nghệ dù các hoạt động của ông chủ yếu dành cho quỹ từ thiện Bill & Melinda Gates. Ngoài ra, danh sách 10 nhân vật quyền lực nhất làng công nghệ còn có thị trưởng thành phố New York là Michael Bloomberg, Rupert Murdoch – ông chủ tập đoàn truyền thông News Corp. 2 nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin theo lần lượt xếp thứ 5 và thứ 6 trong danh sách.. Các nhân vật còn lại bao gồm “cha đẻ” hãng bán lẻ trực tuyến Amazon là Jeff Bezos, Robin Li – Tổng giám đốc của Baidu – hãng cung cấp dịch vụ tìm kiếm của Trung Quốc, Tim Cook – giám đốc điều hành Apple, Jill Abramson – nữ tổng biên tập tờ New York.
Sắp có iPad mới, nhưng sẽ không phải là iPad 3?
iPad mới được đồn sẽ ra mắt vào tháng 3 năm sau, có thiết kế mỏng hơn và thời lượng pin tốt hơn iPad 2, trang Digitimes dẫn lời nguồn tin từ các chuỗi cung ứng của Apple cho biết.
Trang này cũng cho biết iPad mới sẽ là bản nâng cấp từ iPad 2, giống như bản nâng cấp iPhone 4S từ iPhone 4. iPad 3 “thực sự” sẽ được Apple ra mắt vào quý 3 năm sau với bộ xử lý mạnh hơn cùng màn hình retina. Trong khi đó trang 9to5Mac lại cho rằng Apple sẽ ra mắt bản nâng cấp iPad 2 và sau đó sẽ giới thiệu iPad 3 một tháng sau đó.
Tham khảo: Businessinsider
“Steve Jobs” trở thành 1 trong những sách tiểu sử bán chạy nhất
“Steve Jobs” – tựa sách viết về tiểu sử cố CEO Apple Steve Jobs của tác giả Walter Isaacson trở thành một trong những sách về tiểu sử bán chạy nhất trong lịch sử. với 370 nghìn bản đã được bán ra ngay trong tuần đầu tiên. “Steve Jobs” chỉ đứng sau hồi kí “Điểm quyết định” (Decision Points) của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush và “nhật kí chú bé nhút nhát” của Jeff Kinney (bán được 430 nghìn bản trong 1 tuần)
Tham khảo: Businessinsider
Motorola công bố máy tính bảng Xoom 2 mỏng ngang Galaxy Tab 10.1
Bộ đôi máy tính bảng Motorola Xoom 2 bị rò rỉ hồi cuối tháng 9 đã chính thức được Motorola cho ra mắt. Máy mỏng khoảng 8,6 mm, ngang ngửa Galaxy Tab 10.1 của Samsung. So với phiên bản đầu tiên, Xoom 2 thực sự có độ mỏng và trọng lượng ấn tượng. Motorola Xoom hiện đang có trên thị trường dày 12,9 mm và nặng 708 g (Xoom 2 nặng 608 g).
Máy có kích cỡ 10,1 inch giống Motorola Xoom và sở hữu màn hình Gorilla Glass chống trầy xước được vát ở cả 4 góc tạo nên nét riêng trong thiết kế. Xoom 2có bộ xử lý lõi kép tốc độ 1,2 GHz và dùng hệ điều hành Android Honeycomb 3.2. Ngoài ra máy còn có camera mặt trước 1,3 MP, máy ảnh mặt sau 5 MP, hỗ trợ cổng HDMI, microUSB và 16 GB bộ nhớ. Motorola Xoom 2 được bán với giá 379,99 bảng (khoảng 12,7 triệu đồng).
Ảnh trên tay Motorola Xoom 2:
Video đang HOT
Máy ảnh mặt trước 1,3 MP.
Máy mỏng ngang ngửa Galaxy Tab 10.1. (8,6 mm).
Camera 5 MP ở mặt sau.
Cuộc chiến của "bộ tứ siêu đẳng" Google, Apple, Facebook và Amazon (Phần cuối)
Mười năm nữa nhìn lại, liệu trong bộ Tứ hôm nay, ai mất ai còn? Câu trả lời ấy phụ thuộc rất nhiều vào cách mà Apple, Google, Facebook, Amazon sẽ hành xử trong thời gian tới đây.
Mời bạn đọc tham khảo phần trước của bài viết tại đâyđể có được cái nhìn bao quát hơn.
4. Chấp nhận hi sinh
Trong bất kỳ cuộc chiến nào, hi sinh là điều không thể tránh khỏi. Và kết quả của cuộc chiến giữa bộ Tứ có lẽ sẽ được quyết định bởi việc liệu hãng nào sẽ chịu "mạnh tay" hi sinh đúng thứ, đúng lúc, đúng cách? Hãy nhìn vào Google bạn sẽ thấy điều này thể hiện rõ rệt nhất. Hiện tại Android đang sinh lời khoảng 10$/năm/thiết bị. Nhân với con số 400 triệu thiết bị chạy Android hiện có trên thị trường, chúng ta sẽ có được khoảng 4 tỉ USD lợi nhuận. 1 con số nhìn chung là khá khiêm tốn nếu bạn so sánh với hàng tỉ USD mà Google đang phải chi cho công việc phát triển Android cũng như 12,5 tỉ USD mà Google chi ra để mua lại Motorola, 1 động thái mà theo nhiều đánh giá chỉ là 1 cách để bảo vệ Android. Google cũng vậy, tiêu tốn của Google hàng triệu, thậm chí là hàng tỉ USD phát triển và vận hành, mặc dù không đem lại lợi nhuận cụ thể nhưng vẫn được coi là 1 quân bài trọng điểm của gã khổng lồ.
Rất có thể trong thời gian tới, chiến tranh giữa bộ Tứ sẽ là cuộc thi... đốt tiền.
Có thể bạn sẽ thắc mắc vì sao Google lại sẵn sàng "bạo chi" đến vậy khi mà các sản phẩm như Google hoặc Android không đem lại lợi nhuận tức thời và cả trong tương lai xa cũng chưa thể sinh lời ngay được? Lý do rất đơn giản, dữ liệu thu thập được từ Android cũng như Google sẽ giúp Google nâng cao hiệu quả của bộ máy tìm kiếm, và từ đó, giúp Google bảo vệ cũng như nuôi dưỡng nguồn lợi nhuận lớn nhất của mình. Tất nhiên những chiêu bài "thí tốt" như thế đòi hỏi cái ví của công ty thực hiện nó phải rất dày. Thật may là dường như đối với tất cả các ứng viên trong bộ Tứ, tiền nong không phải là vấn đề.
Bên cạnh việc hỗ trợ cho các sản phẩm cốt lõi hoặc là 1 đầu tư kiểu "hú họa" nhằm nỗ lực mở rộng thị trường, những "con tốt thí" như Google , iBook của Apple còn có 1 nhiệm vụ khác: tiêu hao sinh lực địch.
Hãy xét thử trường hợp của Google : Google và Facebook có mô hình kinh doanh khác nhau khá nhiều và Google không thể làm gì để ngăn chặn bước tiến như vũ bão của Facebook. Nhưng từ khi Google ra đời, những tính năng của Facebook dường như cũng có xu hướng "lái" theo hướng của Google , từ việc tạo ra danh sách bạn bè theo nhóm cho tới tính năng chat hình, tích hợp checkin... Tất cả đều là những nỗ lực tự bảo vệ của Facebook. Và khi phải tập trung tâm trí cho việc tự vệ, Mark Zuckerberg sẽ có ít thời gian quan tâm đến việc tạo ra 1 công cụ tìm kiếm để cạnh tranh với Google.
Tấn công là cách phòng thủ tốt nhất, cả bộ Tứ đều hiểu điều đó. Vì vậy trong thời gian tới, chừng nào Google, Apple, Amazon và Facebook còn tiền để đốt, chừng đó chúng ta sẽ càng được chứng kiến nhiều pha "bạo chi" ngoạn mục hơn.
5. Ai sẽ kế thừa Steve Jobs?
Không còn nghi ngờ gì nữa, cái chết của CEO huyền thoại Steve Jobs là một trong những sự kiện đáng chú ý nhất của thế giới công nghệ năm 2011. Sự ra đi của 1 người từng được coi là "đầu tàu sáng tạo" của cả 1 ngành công nghiệp khiến cả thế giới sững sờ. Vai trò của Steve Jobs đối với ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng là không cần bàn cãi. Hãy khoan nói đến Steve Jobs như là người tạo ra iPhone, hãy nhìn vào đối thủ của iPhone, các Android Phone bạn cũng sẽ thấy dấu ấn của Steve Jobs đối với smartphone hiện đại sâu sắc đến chừng nào.
Android khởi đầu là 1 dự án nhỏ khởi đầu vào năm 2003 với mục đích tạo ra 1 HĐH điện thoại dựa trên Linux. 2005 Google thầm lặng mua lại Android để rồi 2 năm sau đó, Google công bố HĐH này ra trước bàn dân thiên hạ. HĐH Android năm 2007 được Google công bố trông không hề giống những gì mà chúng ta biết ngày hôm nay. Thay vì sử dụng giao diện cảm ứng, định hướng bằng các thao tác vuốt, trượt giống như iPhone thì Android của năm 2007 là 1 HĐH dành cho smartphone không có màn hình cảm ứng. Thay vào đó là bàn phím cứng với các nút điều hướng giống như 1 chiếc BlackBerry.
Đây có thể là chiếc Android Phone mà chúng ta sẽ phải sử dụng nếu iPhone không ra đời.
Thế nhưng tới cuối năm 2008, khi chiếc smartphone chạy Android đầu tiên ra mắt thị trường, người ta thấy 1 smartphone màn hình cảm ứng đa điểm với giao diện thân thiện với cảm ứng, chợ ứng dụng rất giống với những gì mà iPhone lúc đó sở hữu. Điều này giải thích vì sao Steve Jobs từng phát điên lên khi chiếc smartphone chạy Android đầu tiên- HTC Dream, ra mắt và gọi Android là "kẻ ăn cắp". Nói như vậy không có nghĩa là Google chỉ đơn giản "bê nguyên" iOS sang Android, sự thành công của Google trong việc tạo ra 1 HĐH cởi mở và thân thiện đã chứng tỏ được những nỗ lực của Google trên Android là không hề bé nhỏ.
Phải nói Android có ngày hôm nay, 1 phần rất lớn là công của iPhone và Steve Jobs.
Tuy nhiên vẫn có 1 thực tế mà chúng ta cần thừa nhận với nhau rằng: Chiếc smartphone Android của năm 2007 mới chính là hình ảnh tương lai của cả ngành công nghiệp smartphone nếu như Steve Jobs không cho ra đời 1 iPhone đột phá đến vậy. Qua iPhone và iPad, có thể nói 1 cách hình tượng rằng Steve Jobs luôn là người đi đầu và dẫn dắt cả 1 ngành công nghiệp theo sau.
Và giờ đây khi Steve Jobs đã ra đi, câu hỏi ai sẽ là người thay thế Steve Jobs trong việc giúp định hình thế giới công nghệ đang cần câu trả lời. Và nếu như có 1 người nào xứng đáng đứng vào vị trí kế nhiệm Steve Jobs với trách nhiệm là "đầu tàu sáng tạo", thì chắc chắn đó sẽ là 1 trong 4 CEO của bộ Tứ Amazon, Apple, Google và Facebook.
Và khi nói đến cuộc chạy đua về tầm nhìn và sáng tạo, đương kim CEO của Apple: Tim Cook dường như là người lép vế nhất. Trong cả 4 CEO, Tim Cook là người duy nhất không phải là thành viên sáng lập của doanh nghiệp mà mình quản lý. Hơn nữa, Tim Cook từng được coi là 1 thiên tài về quản lý, hoạch định tài chính và có xuất thân là 1 cử nhân kinh tế chứ không phải là 1 kỹ sư công nghệ như 3 CEO còn lại. Hãy nhìn vào ví dụ của Bill Gates và Steve Ballmer từ Microsoft để thấy khi 1 "con buôn" được trao quyền quản lý 1 doanh nghiệp công nghệ khả năng sáng tạo và tầm nhìn của doanh nghiệp đó sẽ bị hạn chế dường nào.
Thêm nữa, có những nguồn tin cho rằng Steve Jobs đã chuẩn bị cả 1 bản kế hoạch sản phẩm đủ dùng cho Apple trong vòng 4 năm sau khi ông mất. Điều này khiến Tim Cook chỉ có 1 nhiệm vụ: Làm theo kế hoạch, chau chuốt hơn khâu quản lý, sản xuất và bán hàng. Điều này khiến CEO mới của Apple không cần thiết phải quá sáng tạo, và cũng chính vì thế, hãy gạch tên Tim Cook khỏi cuộc chạy đua này.
Jeff Bezos CEO của Amazon có lẽ là cái tên ít được độc giả Việt Nam biết đến nhất trong 3 CEO còn lại. Lý do chủ yếu là vì Amazon không hoạt động ở thị trường trong nước, các sản phẩm của Amazon ở thị trường Việt Nam như Kindle chiếm 1 thị phần nhỏ và với giá rẻ nên không gây được nhiều ấn tượng. Tuy nhiên Bezos lại là ứng cử viên sáng giá nhất trong số cả 3 CEO. Nếu bạn từng xem cách Bezos thuyết trình trong buổi giới thiệu Kindle Fire hồi tháng trước, bạn sẽ thấy đâu đó bóng dáng của Steve Jobs, cũng phong thái tự tin, trình bày vấn đề mạch lạc và thuyết phục.
Cách thuyết trình của Bezos khiến chúng ta nhớ tới Steve Jobs.
Và hơn hết, Bezos là người từng đem lại những sản phẩm hoàn toàn mới, không hề "copy" ý tưởng của bất kỳ doanh nghiệp nào thậm chí còn tạo cảm hứng cho cả các công ty khác như Amazon Web Service, Kindle eReader và gần đây nhất là Kindle Fire. Amazon có thể được coi là doanh nghiệp đi đầu trong điện toán đám mây và thiết bị đọc sách điện tử. Tất cả là nhờ công của Bezos. Và trong khi tất cả các công ty khác đều có học theo mô hình của Apple: Tạo ra các sản phẩm phần cứng cao cấp và bán với giá cắt cổ hòng thu lợi thì Amazon lại đi theo 1 hướng hoàn toàn khác: Các thiết bị của Amazon như Kindle và Kindle Fire đều có giá rẻ "giật mình" và nguồn thu chính của Amaozn là cung cấp nội dung như ebook, phim... Bezos từng nói với các cổ đông của Amazon như sau: "Chúng ta sẵn sàng tính kế lâu dài. Chứng ta bắt đầu mọi việc từ nhu cầu của khách hàng. Và quan trọng hơn cả, chúng ta sẵn sàng hứng chịu mọi sự hiểu lầm trong một thời gian rất dài vì những phương pháp đặc biệt của mình". Sự táo bạo mở lối đi riêng này gợi chúng ta nhớ về 1 người: Steve Jobs.
Larry Page, CEO đồng thời là đồng sáng lập Google lại không có được sự sáng tạo như vậy. Ngoại trừ Google Search là sản phẩm "có 1 không 2", các sản phẩm khác của Google như Gmail, Android, Google ... đều là những sự "đánh bóng" của Google đối với những ý tưởng cũ. Tuy nhiên có 1 điều mà chắc chẳng 1 CEO nào có thể sánh với Larry Page. Đó là khả năng "chịu đòn" dài hạn. Youtube, Gmail và thậm chí cả Android đều là những sản phẩm đang gây lỗ của Google với lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí nghiên cứu, điều hành. Nhưng Google vẫn không hề nao núng mà vẫn vững vàng trên con đường đã định sẵn trong suốt nhiều năm liền. Larry Page có thể không có được sự sáng tạo như Steve Jobs, nhưng sự "lì lợm", thần kinh thép và sự quyết tâm không gì lay chuyển được của Page cũng khiến nhiều người phải ngả mũ kính chào.
CEO thứ 4 và là người cuối cùng trong danh sách, Mark Zuckerberg lại có 1 câu chuyện hoàn toàn khác.
6. Chuyện của Zuckerberg
Mặc dù là CEO điều hành 1 trong những doanh nghiệp được đánh giá là hàng đầu hành tinh, vị thế của Mark Zuckerberg so với các CEO còn lại xem ra lại khá bé nhỏ. Mặc dù có tới 800 triệu thành viên, Facebook vẫn chỉ đem lại doanh thu khoảng 2 tỉ USD trong năm 2010, một con số quá khiêm tốn nếu so với 30 tỉ USD của Google cùng kỳ hoặc 108 tỉ USD của Apple. Facebook vẫn là 1 công ty tư nhân, và chính vì cổ phiếu của Facebook chưa được "lên sàn", công ty này vẫn còn thiếu vốn để tung vào những công việc đòi hỏi lượng lớn tiền đầu tư.
Chính lý do này khiến hiện tại Facebook mới chỉ đơn thuần là 1 trang mạng xã hội, kiếm tiền từ dịch vụ trưng bày quảng cáo. Tuy nhiên sau khi IPO, theo nhiều đồn đoán, giá trị của Facebook có thể đạt tới 100 tỉ USD. Với số tiền này Facebook có thể trở thành giống như Google, sử dụng cái ví rất dày của mình như 1 công cụ để đè nén các đối thủ và mở rộng công việc kinh doanh. 100 tỉ USD đủ cho Facebook tham gia vào những ngành nghề mà trước đây chỉ dám đứng nhìn. Nó sẽ giúp hiện thực hóa 1 chiếc Facebook Phone, giúp "đổ xăng" cho những vụ mua lại công ty khác bổ sung thêm nhân lực, kỹ thuật và công nghệ cho Facebook giúp hãng có thể trải rộng hơn cánh tay của mình hoặc thậm chí là 1 dịch vụ tìm kiếm để cạnh tranh với Google Search. Và còn rất nhiều vấn đề của Facebook có thể giải quyết được bằng tiền.
Tham vọng và tài năng thực sự của Zuckerberg sẽ chỉ lộ ra hoàn toàn sau khi Facebook nắm trong tay 1 cái ví thật dày. Tuy nhiên ngay từ bây giờ chúng ta đã thấy Zuckerberg không hề giấu diếm những hoài bão của mình. Từ dịch vụ quảng cáo, tìm kiếm, điện thoại di động, bán nhạc số, game, ứng dụng cho thiết bị di động, tất cả đều đã có dấu chân của Facebook. Và với 1 lượng người sử dụng lên tới 800 triệu, Facebook và Mark Zuckerberg sẽ là một lực lượng đáng gờm cho bất kỳ đối thủ nào. Và cũng giống như Larry Page, Mark Zuckerberg có thể không phải là 1 thiên tài sáng tạo như Steve Jobs. Nhưng sức trẻ, nhiệt huyết và đầu óc của 1 hacker chắc chắn sẽ giúp Mark rất nhiều trong cuộc chạy đua lấy chức "minh chủ" của cả ngành công nghiệp.
Kết
Với tốc độ phát triển của công nghiệp công nghệ thông tin như hiện nay, cảnh "bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng" không phải là hiếm gặp. IBM từng thống trị thị trường rồi sau đó thoái trào. Microsoft cũng đang ở phía bên kia bờ dốc của sự thành công. Apple, Google, Amazon, Facebook là những cái tên của ngày hôm nay, nhưng biết đâu chỉ vài năm nữa chúng ta sẽ nhắc đến những cái tên khác, hoàn toàn lạ lẫm?
Nói cho cùng, trong lịch sử của ngành CNTT, có lẽ chưa 1 ông lớn nào "chết" vì sự cạnh tranh của các đối thủ, nhất là khi dịch vụ, sản phẩm cốt lõi giữa các đối thủ không quá tương đồng. Hầu hết các trường hợp doanh nghiệp lớn thất bại đều là thuộc dạng "trượt chân ngã chết". Vì vậy, số phận của Apple, Google, Amazon, Facebook sẽ phụ thuộc rất nhiều vào những quyết định của các CEO như Tim Cook, Larry Page, Jeff Bezos hay Mark Zuckerberg.
Năm 2012 hứa hẹn rất nhiều thay đổi thú vị trong ngành công nghiệp. Và rất mong bạn đọc thân mến có thể sát cánh cùng GenK trong từng sự biến động.
Theo ICTnew
Cuộc chiến của "bộ tứ siêu đẳng" Google, Apple, Facebook và Amazon (Phần 1) Chúng ta đang chứng kiến 1 xã hội công nghệ thông tin thay đổi như vũ bão. Và với sự nổi lên của "bộ Tứ" Google, Apple, Facebook, Amazon. Làng công nghệ thế giới hứa hẹn sẽ sớm "nổi sóng". Cách đây mới chỉ không lâu, chúng ta có thể tóm tắt về Tứ Đại Gia của thế giới công nghệ một cách...