Tin thế giới: Trung Quốc đang thay đổi cả thế giới
Những đổi mới về kinh tế của Trung Quốc không chỉ thay đổi cuộc sống bên trong đất nước, mà thay đổi cả nền kinh tế toàn cầu, đây là tuyên bố của bà Christine Lagarde, lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế ( IMF) tại lễ khai mạc hội chợ triển lãm nhập khẩu quốc tế đầu tiên ở Thượng Hải hôm thứ Hai.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
“Bốn mươi năm trước, Trung Quốc bắt đầu kiến thiết cây cầu kết nối với phần còn lại của thế giới bằng cách mở cửa nền kinh tế và kích thích sự khởi đầu của quá trình cải cách, làm thay đổi cuộc sống và cơ hội của hàng trăm triệu người trong nước cũng như bên ngoài đất nước Trung Quốc”, bà Lagarde nói.
Bà nhấn mạnh, rằng “bằng cách thay đổi bản thân thông qua thương mại, sự lao động quên mình, đồng thời học hỏi kinh nghiệm từ những người khác, Trung Quốc không chỉ thay đổi bản thân mình, mà còn thay đổi nền kinh tế thế giới”.
Theo bà Lagarde, Trung Quốc đang kiến thiết cây cầu đi tới thịnh vượng bằng cách định hướng lại nền kinh tế từ sự tăng trưởng do đầu tư và xuất khẩu chuyển sang tăng trưởng do tiêu thụ.
“Trung Quốc đang kiến thiết cây cầu dẫn tới tương lai bằng cách củng cố hợp tác quốc tế, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại. Thay mặt IMF, tôi kêu gọi tất cả các bên loại bỏ căng thẳng và giải quyết các tranh chấp thương mại hiện có trước khi hệ thống giao dịch hiện tại bị phá hủy. Để đạt mục đích này, chúng ta cần hợp tác quốc tế một cách mạnh mẽ hơn, chứ không thể ít hơn được”, bà nói.
Triển lãm nhập khẩu quốc tế đầu tiên tại Thượng Hải (China International Import Expo) khai mạc vào thứ Hai và sẽ kéo dài đến ngày 10 tháng 11, với sự tham gia của hơn 2,8 nghìn công ty tới từ 130 quốc gia và khu vực khác nhau trên thế giới. Các công ty Nga đại diện cho năm lĩnh vực công nghiệp: thực phẩm và nông sản, thiết bị công nghệ cao, thiết bị y tế và hàng hóa, dịch vụ, hàng tiêu dùng.
Theo Danviet
Những kịch bản khó lường của cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ
Kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ Quốc hội Mỹ ngày 6/11 tới đây sẽ quyết định đảng Cộng hoà của Tổng thống Trump tiếp tục có được ưu thế ở lưỡng viện hay để mất vị thế này vào tay đảng Dân chủ.
Cứ 4 năm một lần, khi các Tổng thống Mỹ đã hoàn thành nửa nhiệm kỳ, cuộc bầu cử Quốc hội Mỹ lại diễn ra vào thứ 3 tuần thứ 2 của tháng 11. Lịch sử trong quá khứ cho thấy đây là cuộc bầu cử cực kỳ quan trọng, quyết định rất nhiều tới con đường còn lại trong nhiệm sở của một Tổng thống Mỹ.
Video đang HOT
Đặc biệt là trong năm nay khi Tổng thống Trump đang đứng trước nguy cơ có thể bị luận tội và phế truất nếu đảng Cộng hòa không có được một kết quả có lợi vào ngày 6/11 tới.
Đảng Cộng hòa vẫn đang kiểm soát cả Thượng viện và Nghị viện.
Tình hình hiện tại ở Thượng viện và Hạ viện Mỹ. (Đồ họa: Phương Anh/CNN)
Tuy nhiên, kịch bản đảng Dân chủ lật ngược thế cờ và nắm lại quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc Hội hoàn toàn có thể xảy ra. Đó sẽ là một kịch bản tồi tệ với Tổng thống Trump khi quyền điều hành và các quyết sách mà ông đưa ra sẽ gặp phải những hòn đá tảng ngáng đường.
Nhưng ngay cả khi đảng Cộng hòa đánh mất quyền kiểm soát Hạ viện và vẫn được đa số ghế ở Thượng viện Mỹ, Tổng thống Trump chắc chắn cũng sẽ phiền lòng bởi các các luật mà ông thông qua buộc phải có sự đồng thuận từ các "kẻ thù chính trị" của mình.
Hầu hết các Tổng thống Mỹ trước đây đều từng phải trải qua cơn ác mộng mang tên bầu cử giữa kỳ. Người tiền nhiệm của ông Trump, cựu Tổng thống Obama là một ví dụ hoàn hảo.
Đảng Dân chủ của ông nắm quyền kiểm soát cả Thượng và Hạ viện trong 2 năm đầu ông tại nhiệm. Họ đã sử dụng sức mạnh đó để thông qua nhiều đạo luật bao gồm luật chăm sóc sức khỏe gây tranh cãi được gọi là Obamacare.
Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử Quốc hội giữa kỳ 2010, đảng Cộng hòa đã có cú chuyển mình ngoạn mục khi lấy từ tay đảng Dân chủ 63 ghế tại Hạ viện và 6 ghế Thượng viện khiến Tổng thống Obama gặp không ít khó khăn trong những năm còn lại trên cương vị nhà lãnh đạo Mỹ.
Điều tương tự từng xảy ra với Tổng thống George W. Bush vào năm 2006. Cuộc chiến ở Iraq và thiệt hại nặng nề từ cơn bão Katrina đã khiến đảng Cộng hòa của ông mất tới hơn 30 ghế trong Hạ viện.
Nhiều cuộc thăm dò gần đây cho thấy Tổng thống Trump có thể sẽ phải đối mặt với thảm họa bầu cử tương tự. Vào thời điểm hiện tại, trang web thống kê FiveThirtyEight cho biết đảng Dân chủ đang có hơn 80% cơ hội giành lại ưu thế ở Hạ viện.
Cách đây vài tháng, Tổng thống Trump liên tiếp bị bủa vây bởi các tin tức tiêu cực, đánh mất niềm tin của một số cử tri đối với đảng Cộng hòa.
Tuy nhiên những tuần gần đây, mọi thứ đã khởi sắc lên đôi chút. Vào thời điểm "ít được tín nhiệm" nhất trong nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, trung bình có khoảng 37% đặt niềm tin vào ông, 57% còn lại có quan điểm trái ngược. Nhưng khoảng cách giờ đây đã thu hẹp xuống còn 43-52, con số tích cực hơn rất nhiều so với những ngày đầu ông Trump nhậm chức.
"Nó trông khá tệ vào vài tuần trước, nhưng giờ mọi thứ tạm thời đã ổn hơn", Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Orrin Hatch cho biết tuần trước.
Nhân tố quyết định
"Việc bỏ phiếu ở Mỹ là không bắt buộc, vì vậy bầu cử sẽ liên quan tới việc thuyết phục phe của bạn bỏ phiếu để bầu cử thay vì thuyết phục các cử tri ủng hộ mình", tiến sĩ Shaun Ratcliff tới từTrung tâm Nghiên cứu Mỹ phân tích.
Ông này chỉ ra rằng đó là lý do khiến các cuộc bầu cử Mỹ trở nên khó dự đoán.
Theo ông Ratcliff, có 2 động lực chính trường ảnh hưởng tới sự kiện diễn ra vào thứ 3 tới.
Một là lợi thế cử tri truyền thống của đảng Cộng hòa.
"Các cử tri đảng Dân chủ thường có thu nhập thấp hơn. Họ trẻ và không có nguồn tài chính dồi dào và nhiều trong số họ không thể ra ngoài vào thứ 3, một ngày làm việc để bỏ phiếu", vị chuyên gia phân tích.
Hai là các đảng của Tổng thống thường có những cá nhân chống lại họ và nếu đảng Dân chủ có thể khoét sâu vào điểm yếu này của ông Trump, họ sẽ có được những lợi thế nhất định.
Tổng thống Trump sẽ phải đối mặt những ngày tháng khó khăn nếu đảng Dân chủ có được ưu thế ở lưỡng viện Mỹ. (Ảnh: Getty)
Kịch bản tiếp theo
Kịch bản mà đảng Dân chủ đang mong chờ xảy đến nhất tất nhiên là họ nắm quyền kiểm soát lưỡng viện. Với viễn cảnh này, họ sẽ chịu trách nhiệm giám sát hành pháp và hoàn toàn có thể khởi động một cuộc điều tra Tổng thống Trump và các cộng sự của ông.
Họ sẽ có quyền ban hành các trát yêu cầu các cơ quan, các quan chức, các phòng ban thu thập bằng chứng, tài liệu và lời khai. Họ thậm chí còn có thể tiếp cận với tờ khai thuế của Tổng thống Trump, điều mà ông chưa bao giờ công khai chính thức.
Họ còn có thể bắt đầu các thủ tục chống lại vị Tổng thống đang tại nhiệm bất chấp đảng Cộng hòa bảo vệ ông tại Thượng viện.
Quan trọng nhất, Tổng thống Trump cần lá phiếu của đảng Dân chủ để thông qua luật.
"Nó sẽ khiến ông ấy rơi vào tình cảnh ngặt nghèo hơn", ông Ratcliff phân tích.
Tổng thống Obama đã bị mắc kẹt trong suốt 6 năm sau cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2010. Sau thất bại ê chề của đảng Dân chủ vào năm 2010, ông gặp rất nhiều khó khăn trong việc thông qua các đạo luật. Việc không có được tiếng nói chung với đảng Dân chủ khiến ông từng có thời điểm phải ban hành các chính sách không theo ý mình.
(Nguồn: News.co.au)
SONG HY
Theo VTC
Yêu râu xanh "mù đường" bị gái trẻ chơi khăm bằng iPhone Vơi chiêu tim đia điêm đê giup yêu râu xanh đi ăn cươp, nan nhân đa thoat thân an toan. Khi đôi măt vơi "yêu râu xanh", nôi sơ hai gân như khiên cac nan nhân không dam chông cư hoăc nghi răng chông cư la vô ich. Nhưng co rât nhiêu trương hơp băng sư nhanh tri, bình tĩnh đa thoat nạn...