Tin thế giới: Đặc vụ chợ đen Triều Tiên, ai khơi mào cuộc chiến sinh học
Một người đàn ông đã bị bắt ở Sydney, Australia vì bị cáo buộc làm một đặc vụ chợ đen để bán những thiết bị tên lửa và than đá thay mặt cho Triều Tiên.
Cảnh sát Liên bang Australia nói họ có bằng chứng cho thấy Chan Han Choi đã liên lạc với “các quan chức cao cấp ở Triều Tiên.” Các nhà điều tra tin rằng nghi phạm 59 tuổi này, sinh ra ở Hàn Quốc nhưng đã sống ở Australia suốt hơn 30 năm qua, là một “đặc vụ trung thành” của Bình Nhưỡng.
Chan đã bị bắt tại nhà của ông ta ở ngoại ô Sydney ngày 17.12. Ông ta bị buộc tội tìm cách bán phần mềm hướng dẫn cho những tên lửa đạn đạo cũng như chuyên môn quân sự của Triều Tiên cho những người mua nước ngoài. Nhà chức trách cho biết những vụ mua bán này có thể có giá “hàng chục triệu USD” và cáo buộc ông ta vi phạm cả chế tài của Liên Hợp Quốc lẫn của Australia.
“Chúng tôi tin rằng người đàn ông này đã tham gia bàn bạc về việc bán những thiết bị tên lửa từ Triều Tiên cho các thực thể khác ở nước ngoài như là một nỗ lực khác để cố gắng đem về doanh thu cho chính phủ Triều Tiên, một lần nữa vi phạm các chế tài,” Neil Gaughan, Trợ lý Cảnh sát trưởng Cảnh sát Liên bang Australia, nói. “Hiện các thiết bị tên lửa thực sự hỗ trợ trong việc hướng dẫn các tên lửa đạn đạo. Vì hoạt động này, người đàn ông này đối mặt với cáo buộc chống lại Đạo luật Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt của Khối Thịnh vượng chung.”
Video đang HOT
Vụ truy tố ông Chan là vụ đầu tiên tại Australia. Ông ta sẽ đối mặt với bản án 10 năm tù giam nếu bị kết án. Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull nói rằng điều thiết yếu là các chế tài nhắm vào Triều Tiên phải được thi hành.
Trong khi đó, một bản chiến lược an ninh quốc gia dự kiến được Tổng thống Donald Trump công bố ngày 18.12, nhà lãnh đạo Mỹ sẽ tuyên bố những cam kết bảo vệ cơ sở hạ tầng của Mỹ trước các cuộc tấn công mạng. Ngoài ra, văn bản này sẽ liệt Triều Tiên, Iran và các nhóm phiến quân Hồi giáo là các mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ, đồng thời liệt Triều Tiên là “quốc gia tìm cách khơi mào cuộc chiến sinh học”.
Theo số liệu vừa được công bố, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập kỷ lục trong năm 2017 khi triển khai các đội đặc nhiệm tại 149 quốc gia trong năm nay, tăng 150% so với thời chính quyền cựu Tổng thống George W. Bush. Sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường an ninh bằng cách trao thêm quyền các chỉ huy quân đội tại các khu vực xung đột, như Yemen và Somalia, để tiến hành các chiến dịch tấn công mà không cần xin phép Lầu Năm Góc.
Trong 6 tháng đầu tiên dưới thời ông Trump, Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SOCOM) đã triển khai các nhiệm vụ tác chiến cao gấp 5 lần so với 6 tháng cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama. Tư lệnh Bộ chỉ huy SOCOM, Tướng Raymond Thomas gần đây tuyên bố: “Chúng tôi hoạt động và chiến đấu ở mọi nơi trên khắp thế giới. Chúng tôi đang tham gia tích cực vào ‘không gian chiến đấu’”. Vị tướng này còn khẳng định rằng các lực lượng Mỹ có khả năng phối hợp và hỗ trợ các chiến dịch và tác chiến trên toàn thế giới.
Theo Danviet
Nhìn lại thế giới 2017: Mỹ tăng mạnh quân trên khắp thế giới
Theo số liệu vừa được công bố trên mạng tin Sputniknews của Nga ngày 17/12, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lập kỷ lục trong năm 2017 khi triển khai các đội đặc nhiệm tại 149 quốc gia trong năm nay, tăng 150% so với thời chính quyền của cựu Tổng thống George W. Bush.
Binh sỹ Mỹ. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Sau khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường an ninh bằng cách trao thêm quyền lực cho các chỉ huy quân đội tại những quốc gia có xung đột như Yemen và Somalia để tiến hành các chiến dịch tấn công mà không cần xin phép Lầu Năm Góc.
Trong 6 tháng đầu tiên dưới chính quyền của ông Trump, Lực lượng Tác chiến đặc biệt (SOCOM) đã triển khai các nhiệm vụ tác chiến cao gấp 5 lần so với 6 tháng cuối nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tuy nhiên, việc triển khai này đã khiến Mỹ phải dàn mỏng lực lượng phân bố trên khắp thế giới, đồng thời khiến các nhà lập pháp nước này quan ngại sâu sắc. Thượng nghị sỹ Lindsey Graham, thành viên Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, hồi tháng 10 vừa qua đã có phát biểu gây sốc rằng "Chúng tôi không biết chính xác quân đội Mỹ đang ở những đâu trên thế giới và đang làm những gì."
Trong khi đó, theo ông William Hartung, Giám đốc Dự án An ninh và vũ khí của Trung tâm chính sách quốc tế của Mỹ, hầu hết người Mỹ đều ngạc nhiên khi biết rằng lực lượng đặc nhiệm của nước này đã được triển khai tới 3/4 các quốc gia trên thế giới.
Ông Hartung khẳng định "hầu như không có sự minh bạch về những gì họ (lính Mỹ) đang làm ở những quốc gia này, và liệu những nỗ lực của họ có giúp tăng cường an ninh hay gây thêm căng thẳng và xung đột. Đây là một sai lầm khủng khiếp nếu xét theo chiến lược quân sự toàn cầu của Mỹ sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Chúng chỉ gây thêm nhiều thiệt hại và không có hiệu quả trong việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố."
Cùng chung quan điểm trên, Tư lệnh Bộ Chỉ huy SOCOM, Tướng Raymond Thomas, nhận định rằng không có dấu hiệu cho thấy Washington sẽ thu nhỏ hoạt động triển khai lực lượng đặc nhiệm trên toàn thế giới trong năm 2018.
Xu hướng triển khai lực lượng này tăng mạnh đang gây ra tình trạng quá tải không chỉ đối với nguồn lực của Lầu Năm Góc mà còn đối với khả năng của Bộ Ngoại giao Mỹ trong việc giải quyết xung đột bằng các biện pháp ngoại giao./.
Theo Vietnam
Tin thế giới: TQ bị đe doạ, Mỹ rối bời, Triều Tiên có bất ngờ về hạt nhân Viện Nghiên cứu Chính sách Asan của Hàn Quốc ngày 15.12 đã đưa ra dự đoán rằng vào năm tới Triều Tiên có thể sẽ có những quyết định bất ngờ liên quan đến vũ khí hạt nhân của nước này. Triều Tiên được cho là sẽ phải nhượng bộ về vũ khí hạt nhân năm 2018. Hãng tin Yonhapnews dẫn nguồn dự...