Tin tặc tuyên bố đánh cắp dữ liệu 100 triệu khách hàng T-Mobile
Một tin tặc tuyên bố đã tấn công máy chủ của T-Mobile và đánh cắp cơ sở dữ liệu chứa dữ liệu cá nhân của khoảng 100 triệu khách hàng.
Nhiều dữ liệu khách hàng của T-Mobile bị rao bán trên mạng
Theo BleepingComputer , vụ vi phạm dữ liệu lần đầu tiên xuất hiện trên một diễn đàn hack vào ngày 15.8 sau khi tin tặc tuyên bố đang bán cơ sở dữ liệu với giá 6 bitcoin (khoảng 280.000 USD) chứa ngày sinh, số bằng lái xe và số an sinh xã hội của 30 triệu người dùng.
Video đang HOT
Tin tặc nói đã lấy dữ liệu từ T-Mobile trong một vụ tấn công máy chủ lớn. Vụ tấn công này xâm nhập vào máy chủ sản xuất, dàn dựng và phát triển của T-Mobile 2 tuần trước, bao gồm một máy chủ cơ sở dữ liệu Oracle chứa dữ liệu khách hàng.
Dữ liệu bị đánh cắp chứa thông tin của khoảng 100 triệu khách hàng T-Mobile và có thể bao gồm IMSI, IMEI, số điện thoại, tên khách hàng, mã PIN bảo mật, số an sinh xã hội, số bằng lái xe và ngày sinh. “Toàn bộ cơ sở dữ liệu lịch sử IMEI của họ từ năm 2004 đã bị đánh cắp”, hacker nói với BleepingComputer . Lượng cơ sở dữ liệu với tổng số khoảng 106 GB, bao gồm cả cơ sở dữ liệu quản lý quan hệ khách hàng (CRM) của T-Mobile.
Khi được hỏi liệu họ có cho chuộc dữ liệu bị đánh cắp cho T-Mobile hay không, những kẻ đe dọa cho biết họ chưa bao giờ liên hệ với công ty và quyết định bán nó trên các diễn đàn nơi họ đã có những người mua quan tâm.
Về phía T-Mobile, công ty cho biết đang điều tra về vụ vi phạm dữ liệu này.
Chiêu lừa đảo mới đánh cắp dữ liệu người dùng WhatsApp
Với lời mời sử dụng giao diện WhatsApp bắt mắt, kẻ lừa đảo sẽ dễ dàng dắt mũi những người dùng nhẹ dạ để đánh cắp dữ liệu.
Trò lừa đảo người dùng cài giao diện giả mạo của WhatsApp
Một trò lừa đảo WhatsApp mới đã bắt đầu xuất hiện, kẻ lừa đảo tuyên bố rằng sẽ cung cấp giao diện chủ đề màu hồng cho ứng dụng để có cái nhìn đẹp mắt hơn. Nhưng chúng ta có thể đoán được, nó thực sự không liên quan đến WhatsApp và sẽ lấy cắp dữ liệu của bạn.
Nhà nghiên cứu bảo mật Rajshekhar Rajaharia giải thích trong một bài đăng trên Twitter rằng trò lừa đảo độc hại này đã bắt đầu xuất hiện trong các nhóm WhatsApp, chúng sẽ cung cấp liên kết để tải xuống SDK của ứng dụng được gọi là "WhatsApp in Pink". Nếu người dùng thực hiện quá trình tải xuống và cài đặt ứng dụng có thể cung cấp cho tin tặc khả năng xem và thu thập thông tin từ thiết bị di động của họ.
Hiện không rõ trò lừa đảo này đã lây lan đến đâu, nhưng nếu bạn tình cờ vướng phải nó, việc đầu tiên và quan trọng nhất là hãy xóa ứng dụng khỏi điện thoại của bạn. Đối với một số người dùng, ứng dụng sẽ tự động ẩn sau khi được cài đặt, nhưng bạn có thể tìm thấy ứng dụng này bằng cách truy cập Storage hoặc Apps (tùy thuộc vào dòng điện thoại bạn đang dùng).
Sau khi ứng dụng độc hại đã được xóa khỏi thiết bị của bạn, hãy mở WhatsApp, chuyển đến tab Settings và tìm menu WhatsApp Web/Desktop. Hủy liên kết tất cả thiết bị vì một hoặc nhiều thiết bị trong danh sách có thể là thiết bị của kẻ tấn công. Bạn cũng nên xóa bộ nhớ cache của trình duyệt và kiểm tra quyền của tất cả ứng dụng của bạn để đảm bảo không có bất kỳ điều gì đáng ngờ trên thiết bị của bạn.
Khả năng cài đặt APK của bên thứ ba tương đối dễ dàng trên thiết bị Android mang lại cho người dùng sự tự do mà các nền tảng di động khác có thể không cung cấp, nhưng nó cũng mở ra cho họ những rủi ro đi kèm. Đây là lý do tại sao mọi người phải luôn thận trọng khi tải phần mềm xuống từ một nguồn không xác định, cho dù đó là trên điện thoại, máy tính bảng hay máy tính.
Tin tặc truy cập mã nguồn 3 sản phẩm quan trọng của Microsoft Microsoft đã hoàn tất cuộc điều tra vụ tấn công SolarWinds và xác định các tin tặc không lấy được dữ liệu của khách hàng nhưng đã truy cập được mã nguồn ba sản phẩm của hãng. Azure, Intune và Exchange là ba sản phẩm của Microsoft bị tấn công Theo Engadget , Microsoft cho biết họ không tìm thấy dấu hiệu nào...