Tin tặc Trung Quốc đánh cắp dữ liệu các cơ quan chính phủ Nga
Các chuyên gia của công ty an ninh mạng Positive Technologies (PT) cho biết một nhóm tin tặc có nguồn gốc châu Á, được đặt tên là TaskMasters
Trong ít nhất 9 năm qua đã tấn công vào hệ thống máy tính của các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có một số tổ chức và công ty của Nga.
Tin tặc. Ảnh: Getty
Các chuyên gia của PT đã đề cập tới tổn thất của hơn 30 tổ chức quan trọng trong các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, năng lượng, bất động sản,… trong đó có 24 tổ chức ở Nga. Tuy nhiên, PT không tiết lộ thông tin cụ thể về các công ty này.
Theo ghi nhận của PT, công cụ tấn công của nhóm tin tặc này có liên quan tới các nhà phát triển Trung Quốc, trong đó một số cuộc tấn công xuất phát từ các địa chỉ IP tại quốc gia này.
Video đang HOT
Tên gọi TaskMasters, được các chuyên gia của PT đặt cho, xuất phát từ đặc điểm của phương thức tấn công mà nhóm này thực hiện.
Ông Alexey Novikov, Giám đốc Trung tâm Bảo mật Chuyên gia của PT cho biết, tin tặc đã tạo ra các tác vụ cụ thể trong trình lập lịch tác vụ, cho phép thực thi các lệnh của hệ điều hành và chạy phần mềm tại một thời điểm nhất định. Sau khi thâm nhập vào các mạng cục bộ, tin tặc tiến hành điều tra cơ sở hạ tầng và tải các chương trình độc hại nhằm mục đích phục vụ các hoạt động gián điệp từ xa.
Hãng bảo mật Kaspersky Lab gọi nhóm tin tặc trên là BlueTraveler. Kaspersky Lab cho hay, các chuyên gia của hãng này đã theo dõi hoạt động của BlueTraveler từ năm 2016. Mục tiêu mà BlueTraveler nhắm đến có thể là các cơ quan chính phủ, chủ yếu từ Nga và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS).
Kaspersky Lab xác nhận rằng những kẻ tấn công có khả năng là người Trung Quốc. Các chuyên gia của Kaspersky Lab cũng lưu ý rằng, phương pháp bám vào cơ sở hạ tầng với sự hỗ trợ của bộ công cụ lập lịch tác vụ thường được sử dụng vào mục đích tình báo chính trị hoặc tình báo công nghiệp.
Theo Sputnik
Thế hệ X, Y, Z có nhận thức giống và khác nhau ra sao về công nghệ?
Không chỉ trong lối sống, thói quen, mà sự khác nhau về nhận thức đối với công nghệ và an ninh mạng giữa các nhóm tuổi cũng trở nên ngày càng lớn.
Trong một bài đăng trên blog mới đây, ông Maxim Frolov - Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu của hãng bảo mật Kaspersky Lab đã nhận định rằng, những tiến bộ trong công nghệ khiến thế giới trở nên nhỏ bé hơn bao giờ hết, trong khi khoảng cách giữa các thế hệ vẫn tiếp tục gia tăng. Không chỉ trong lối sống, thói quen, mà sự khác nhau về nhận thức đối với công nghệ và an ninh mạng giữa các nhóm tuổi cũng trở nên ngày càng lớn.
Thế hệ X, Y và Z có những điểm giống và khác nhau trong nhận thức về công nghệ và an ninh mạng.
Theo ông, thế hệ X (những người sinh năm 1961 - 1981) đã lớn lên với không nhiều dấu ấn của công nghệ nên có phần thận trọng và chậm hơn trong việc thích ứng công nghệ mới. Do đó, họ sẽ theo dõi chặt chẽ những dữ liệu và tài chính trực tuyến.
Ngược lại, ông Maxim Frolov cho rằng, thế hệ Y (sinh trong khoảng 1984 -1996) thường ít cẩn trọng trong bảo mật công nghệ, với 4/5 bạn trẻ (80%) cho biết họ rất tin tưởng khi giao phó sự an toàn dữ liệu cho các tổ chức họ đang giao dịch.
"Được sinh ra trong thời đại bùng nổ internet, thế hệ Z (từ năm 1996 trở về sau) được thẩm thấu trong công nghệ từ sớm, từ đó biết cách để tách biệt cuộc sống xã hội và riêng tư cá nhân. Vì vậy, dù dành đến 25% thời gian chỉ để chia sẻ ảnh lên mạng xã hội, 81% thế hệ Z vẫn chú ý cài đặt quyền riêng tư nhằm hạn chế những người nhìn thấy cập nhật của họ", ông Maxim Frolov đánh giá về thế hệ Z.
Cho dù là thế hệ X, Y hay Z, họ đều có ba cấp độ bảo mật mạng cơ bản là bảo mật thiết bị, bảo mật trong quản lý tiền bạc và bảo mật dữ liệu.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Kinh doanh Toàn cầu Kaspersky Lab, vẫn có điểm tương đồng khi nói về hành vi của người dùng qua các thế hệ. Cho dù là thế hệ X, Y hay Z, họ đều có ba cấp độ bảo mật mạng cơ bản như sau:
Thứ nhất là bảo mật thiết bị: Bảo mật thiết bị đã trở nên quen thuộc trong thế kỷ 21. Trong khi thế hệ Z có thể tự trang bị kiến thức cơ bản để bảo vệ mình khỏi các mối đe dọa bảo mật, thế hệ lớn hơn chuộng sử dụng các giải pháp chống vi-rút có sẵn trên PC, Mac và các hệ điều hành di động.
Thứ hai là bảo mật trong quản lý tiền bạc: Phương thức thanh toán đa dạng đã khiến việc bảo mật trong quản lý tiền bạc trở nên khó khăn hơn. Giai đoạn thanh toán bằng tiền mặt mọi lúc đã qua. Ngày nay, sử dụng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng là phương pháp phổ biến nhất - với bốn trên năm người (81%) sử dụng thẻ để hoàn tất giao dịch mua hàng trực tuyến. Ví điện tử (như PayPal) và tiền điện tử cũng đang trở nên phổ biến.
Cuối cùng là tính bảo mật của dữ liệu: Với các vi phạm tinh vi diễn ra đều đặn và dữ liệu trở thành mục tiêu mua bán, nỗi lo lắng về bảo mật dữ liệu không có dấu hiệu giảm đi. Ví dụ, sau các vụ bê bối về an toàn dữ liệu, Facebook đã phải thừa nhận rằng kẻ tấn công đã khai thác lỗ hổng bảo mật, từ đó có quyền truy cập vào 50 triệu tài khoản người dùng.
Nghiên cứu của Kaspersky Lab còn cho thấy giá trị của dữ liệu bị đánh cắp được giao dịch trên mạng tăng mạnh trong năm nay: Thông tin thẻ ghi nợ có giá trị nhất và được bán với giá trung bình 250 đô la Mỹ cho mỗi thẻ; trong khi đó, thông tin đăng nhập trên Amazon là hơn 30 đô la Mỹ cho mỗi tài khoản.
Theo dân việt
Phát hiện lỗ hổng bảo mật ở các bộ phận giả trên cơ thể người có kết nối Internet Kaspersky phát hiện các bộ phận giả cho cơ thể người có kết nối Internet có thể bị tấn công trên nền tảng đám mây để đánh cắp dữ liệu, xóa dữ liệu. Các chuyên gia của Kaspersky Lab mới đây trong quá trình nghiên cứu cơ sở hạ tầng đám mây cho các bộ phận giả trên cơ thể người đã phát...