Tin tặc Trung Quốc đang nhòm ngó trở lại nước Mỹ
Các cuộc tấn công nhằm vào Mỹ từ tin tặc Trung Quốc đã giảm đáng kể về số lượng nhưng quy mô và mức độ hiệu quả đang tăng lên.
Tin tặc Trung Quốc đang quay lại tấn công Mỹ một cách “âm thầm”?
Theo số liệu nghiên cứu của công ty an ninh mạng Mỹ FireEye, các hoạt động gián điệp thông qua không gian mạng bắt nguồn từ Trung Quốc nhằm vào nước Mỹ đã giảm mạnh kể từ 2013. Nguyên nhân là do ảnh hưởng cam kết về an ninh mạng mà Tổng thống Obama và Chủ tịch Tập Cận Bình ký kết hồi tháng 9 năm ngoái, trong đó nhấn mạnh việc “không tiến hành trộm cắp bí mật kinh doanh và sở hữu trí tuệ cho mục đích thương mại của nhau”.
Tuy nhiên, báo cáo khẳng định, dù giảm về số lượng các cuộc tấn công nhưng quy mô và tính chất lại tăng lên. “Những vụ tấn công không còn ồ ạt, nhưng lại được thực hiện hết sức kỹ càng, có tính toán, tỷ lệ thành công cao và khó phát hiện. Điều này đang làm các doanh nghiệp Mỹ lo lắng”, báo cáo cho biết.
Video đang HOT
Công ty an ninh mạng Mỹ cũng nhấn mạnh, trong số những tin tặc từng tấn công nước này từ cuối 2015 đến giữa 2016, có tới 72 nhóm bị nghi vấn đang có trụ sở tại Trung Quốc hoặc được “hỗ trợ mạnh mẽ” từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa rõ chúng có tác động từ chính phủ Trung Quốc hay không.
Trong tháng 3/2016, một người đàn ông Trung Quốc đã nhận tội làm gián điệp không gian mạng. Tên này đã bị bắt sau khi đột nhập vào hệ thống máy tính của Boeing và một số công ty Mỹ khác, ăn cắp thông tin nhạy cảm rồi gửi về Trung Quốc.
Tin tặc Trung Quốc từng bị Mỹ truy nã.
Trước đó, tháng 5/2014, Bộ Tư pháp Mỹ từng truy nã 5 sĩ quan quân đội thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) về tội tấn công mạng. Họ bị buộc tội đã đột nhập vào các công ty quan trọng liên quan đến ngành điện, thép… và đánh cắp dữ liệu. Chính phủ Trung Quốc sau đó đã bác bỏ những cáo buộc trên một cách giận dữ.
Theo CNN, tin tặc Trung Quốc từ lâu đã bị Mỹ cảnh giác vì thực hiện các cuộc tấn công nhằm vào doanh nghiệp và chính phủ nước này. Nhưng mỗi lần bị cáo buộc, họ luôn lên tiếng phủ nhận, thậm chí cho rằng mình chỉ là nạn nhân.
Bảo Lâm
Theo VNE
33 triệu mật khẩu Twitter bị rao bán trên Dark Web
Chỉ vài ngày sau khi một số tài khoản Twitter của người nổi tiếng như Katy Perry, Mark Zuckerberg... bị lộ, mạng xã hội này lại phải đối mặt với sự cố mới.
Theo LeakedSource, trang chuyên thu thập dữ liệu về các thông tin đăng nhập bị đánh cắp, có tới 32.880.300 tài khoản Twitter đang bị một người có biệt danh Tessa88 bán trên web ngầm (Dark Web). Mức giá mà người này đưa ra là 10 bitcoin, tương đương 5.800 USD. Mỗi tài khoản chứa một hoặc hai e-mail, tên đăng nhập và mật khẩu.
Đáng chú ý, những mật khẩu này không hề được mã hóa. Các chuyên gia đã thử đăng nhập một số tài khoản và chúng đều chính xác. Tuy nhiên, vụ lộ thông tin này không phải do hacker thâm nhập được vào hệ thống của Twitter.
"Có vẻ, thiết bị của hàng chục triệu người dùng đã bị nhiễm mã độc và mã độc này sẽ gửi mọi thông tin nhập từ trình duyệt Chrome và Firefox tới máy chủ của kẻ tấn công", LeakedSource nhận định.
Trong khi đó, đại diện Twitter cũng tin hệ thống của họ không bị tấn công. Để đảm bảo an toàn cho tài khoản, người sử dụng tốt nhất nên đổi mật khẩu tức thì, cũng như thường xuyên cập nhật mật khẩu mới.
Theo VNE
Ông Obama được bảo vệ trên Internet ra sao? Có hai cách để giới an ninh Nhà trắng bảo vệ người đàn ông đặc biệt này trước những mối nguy hại từ Internet. Là người đứng đầu nước Mỹ, Tổng thống Obama được bảo vệ ngay từ thế giới ảo cho đến đời thực. Để đảm bảo an toàn thông tin và an toàn cho chính bản thân ông Obama, lực lượng...