Tin tặc gửi email đe dọa đòi tiền chuộc bằng Bitcoin
Tin tặc gửi email thông báo máy tính của nạn nhân bị hack và yêu cầu chuyển số tiền bằng Bitcoin tương đương 25 triệu đồng nếu không sẽ tung các thông tin nhạy cảm.
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an TP Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, cơ quan công an xử lý nhiều nguồn tin về nhóm tin tặc thực hiện hành vi gửi hàng loạt các thư điện tử (email) rác tới các hòm thư điện tử của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam với nội dung đe dọa đã chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân và đòi tiền chuộc bằng tiền điện tử (Bitcoin), nếu không sẽ phát tán thông tin lên mạng.
Theo cơ quan công an, bằng kỹ thuật giả mạo email, những tin tặc này gửi email đến nạn nhân với nội dung cảnh báo máy tính của nạn nhân bị hacker chiếm quyền điều khiển và bị hacker thu thập được các thông tin, hình ảnh nhạy cảm trong máy tính và bị quay lén qua camera của máy tính.
Tin tặc yêu cầu nạn nhân chuyển một số tiền bằng Bitcoin tương đương 25 triệu đồng đến địa chỉ ví (1PVnpPpGfnx46cz8w 34rNjoH6CPEM4K9yh và 114Ht6fQ25w4y5Mtc2QT8tLgGCa6rcvQnE) mà tin tặc yêu cầu.
Tin tặc đe dọa nếu nạn nhân không làm theo yêu cầu, chúng sẽ chia sẻ thông tin nhạy cảm lên mạng Internet. Do lo sợ ảnh hưởng đến công việc, danh dự, uy tín, nhiều nạn nhân chuyển tiền đến các địa chỉ trên.
Tin tặc gửi email đe dọa đòi tiền chuộc bằng Bitcoin.
Nhận định việc gửi email hàng loạt trên gây ảnh hưởng tâm lý và trực tiếp gây thiệt hại cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam đồng thời vi phạm Nghị định số 91 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và vi phạm Điều 290, Bộ luật hình sự, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao khuyến cáo người dân nên cảnh giác khi nhận được các email từ địa chỉ email lạ hoặc các email bị đánh dấu “Spam – Thư rác”.
Hầu hết, các email tống tiền đều là hình thức lừa đảo, người dân không nên thoả hiệp để tạo điều kiện thúc đẩy tin tặc thực hiện hành vi.
Khi tin tặc đưa ra các thông tin của mình thì cần kiểm tra lại tính xác thực của thông tin từ tin tặc đưa ra.
Khi tin tặc yêu cầu chuyển tiền bằng các hình thức thì người dân cần kiểm tra lại thông tin liên quan đến tài khoản, ví điện tử nhận tiền bằng các công cụ có sẵn trên mạng Internet. Đồng thời, khi phát hiện các hành vi tương tự cần đến cơ quan công an để trình báo.
Công an TP Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành chức năng của thành phố, các đơn vị quản lý dịch vụ mạng như Trung tâm Internet Việt Nam, các nhà cung cấp dịch vụ máy chủ, tên miền tăng cường các biện pháp quản lý, ngăn chặn các địa chỉ IP thường xuyên gửi email rác từ trong và ngoài nước, đồng thời tuyên truyền gửi cảnh báo đến các địa chỉ email của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức tại Việt Nam về thủ đoạn, hành vi trên.
Công bố Top 10 sự kiện nổi bật an toàn, an ninh mạng Việt Nam năm 2020
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT vừa công bố 10 sự kiện được cơ quan này nhận định là tiêu biểu, nổi bật của an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong năm 2020.
Dưới đây là 10 sự kiện nổi bật của an toàn, an ninh mạng Việt Nam trong năm 2020 theo bình chọn, đánh giá của các chuyên gia Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT:
Bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh mạng cho các sự kiện quốc tế lớn Việt Nam đăng cai
Video đang HOT
Năm 2020 là một năm vô cùng đặc biệt với Việt Nam. Dù phải đối mặt với đại dịch Covid-19, chúng ta vẫn thể hiện được vai trò là chủ tịch ASEAN 2020 một cách thành công và liên tục có các sáng kiến mới đóng góp cho thế giới.
Đối mặt những khó khăn và thách thức chung đó, trong năm 2020 Việt Nam đã tổ chức thành công hàng loạt sự kiện trực tuyến lớn, quan trọng mang tầm vóc quốc tế và khu vực chưa có tiền lệ trong lịch sử như: Chuỗi hàng chục sự kiện năm Việt Nam làm chủ tịch ASEAN và Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37; Hội nghị thượng định lần thứ 41 của Hội đồng liên nghị viện ASEAN; ITU Digital World 2020.
Góp phần vào thành công chung đó có sự đóng góp không nhỏ của đội ngũ cán bộ, chuyên gia an toàn, an ninh mạng đến từ đơn vị nghiệp vụ các bộ: TT&TT, Công an, Quốc phòng và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Việc bảo đảm tuyệt đối an toàn, an ninh mạng cho các sự kiện một lần nữa thể hiện được trách nhiệm và vai trò, hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế.
100% bộ, ngành, địa phương triển khai cơ bản Trung tâm SOC kết nối với NCSC
Việc tất cả bộ, ngành, địa phương đều đã triển khai cơ bản Trung tâm giám sát, điều hành an toàn an ninh mạng (SOC) và kết nối kỹ thuật với Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC là một bước tiến mới trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tại các cơ quan, đơn vị, khi hoàn thành việc triển khai mô hình 4 lớp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.
Triển khai Trung tâm SOC giúp cho các bộ, ngành và địa phương có thể chủ động trong công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đến nay, đã có hơn 10 doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm/dịch vụ SOC.
Chiến dịch rà quét, xử lý mã độc lần đầu được triển khai trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam
Chiến dịch rà quét và xử lý mã độc toàn quốc năm 2020 do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia đồng hành cùng các doanh nghiệp trong Liên minh phòng chống mã độc và xử lý tấn công mạng và doanh nghiệp quốc tế triển khai.
Được triển khai thông qua website https://khonggianmang.vn/chiendich2020 trong thời gian từ tháng 9 đến tháng 12/2020, Chiến dịch được thực hiện đồng bộ tại tất cả các tỉnh, thành phố từ cấp địa phương đến trung ương.
Không những nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dùng Internet Việt Nam, Chiến dịch đã đạt được mục tiêu đề ra là giảm 50% tỉ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng botnet.
Cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 06 và cuộc thi Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020
Trong năm 2020 đã có nhiều cuộc thi về an toàn an ninh mạng quy mô quốc gia và thế giới được tổ chức, nổi bật là cuộc thi An toàn không gian mạng toàn cầu WhiteHat Grand Prix 06 và cuộc thi Sinh viên với an toàn thông tin ASEAN 2020.
Vòng chung khảo cuộc thi "Sinh viên với An toàn thông tin ASEAN 2020" có sự góp mặt của 10 đội Việt Nam và 6 đội đến từ các nước ASEAN khác.
Các cuộc thi này đã góp phần thúc đẩy, phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh mạng của Việt Nam đồng thời quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Hầu hết các cuộc thi này đều được Bộ TT&TT bảo trợ, Cục An toàn thông tin, Trung tâm NCSC đồng hành.
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên công bố danh mục yêu cầu về chỉ tiêu kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối, trạm gốc và chất lượng dịch vụ mạng 5G
Sự phổ cập công nghệ 5G sẽ tạo thêm những đột phá sâu rộng về quy mô và tốc độ của thông tin. Việt Nam đang tăng tốc triển khai thương mại hóa mạng di động 5G. Bộ TT&TT đã xác định, yếu tố cần thiết nhất khi triển khai 5G là an toàn, an ninh mạng.
Theo danh mục yêu cầu đã được Bộ TT&TT ban hành, trạm gốc 5G tại Việt Nam phải đáp ứng yêu cầu phòng chống backdoor.
Vì thế, hành lang pháp lý về an toàn thông tin cho mạng 5G đã được thiết lập, cụ thể là: Quyết định 1529 ngày 8/9/2020 của Bộ TT&TT ban hành bộ chỉ tiêu kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối, trạm gốc và chất lượng dịch vụ mạng 5G; Quyết định 1569 ngày 16/9/2020 của Bộ TT&TT ban hành Danh mục yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin cho trạm gốc 5G (5G gNodeB).
Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Việt Nam đã chiếm hơn 90% các chủng loại sản phẩm
Năng lực bảo đảm an toàn, an ninh mạng của đất nước được dựa trên một nền tảng hết sức quan trọng là các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp trong hệ sinh thái an toàn thông tin do doanh nghiệp Việt Nam làm chủ. Make in Vietnam trong ngành an toàn, an ninh mạng thể hiện rõ nhất qua việc sáng tạo, sản xuất và nội địa hóa hệ sinh thái của ngành này.
Theo thống kê, nếu vào năm 2015 tỉ lệ sản phẩm an toàn an ninh mạng nội địa mới chỉ đạt 5%. Đến năm 2019, tỉ lệ này tăng lên 55%. Một dấu mốc rất lớn của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng nước ta năm 2020 là Việt Nam đã làm chủ hơn 90% hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng phục vụ các cơ quan Đảng, Nhà nước và người dân Việt Nam.
Mục tiêu phát triển kép được đặt ra là làm chủ công nghệ, giải pháp, sản phẩm an toàn, an ninh mạng trong nước, từ đó vươn ra thị trường toàn cầu.
Chương trình diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng DF Cyber Defense 2020
Sự kiện Banking Tech 2020 do Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia và IEC Group tổ chức. Điểm nhấn của sự kiện là Chưong trinh diên tập thưc chiên DF Cyber Defense có sư tham gia của 30 doanh nghiệp, tổ chức tiêu biểu trong linh vưc tài chinh - ngân hàng, bảo hiểm, chưng khoan.
Diễn tập DF Cyber Defence 2020 nhằm tăng cường nang lưc tô chưc ưng pho cho các đơn vị trong linh vưc tai chinh, ngan hang.
Kết quả chương trình diễn tập, dẫn đầu là Techcombank, xếp thứ hai và thứ ba lần lượt là Vietcombank và Cong ty cổ phần chưng khoan VPS, giải Khuyến khích đã được trao cho 2 ngân hàng VIB và Mbbank.
Chưong trinh diên tập thưc chiên DF Cyber Defense sẽ là hoạt đọng được tổ chức thường niên trong linh vưc tài chinh, ngân hàng.
Các biện pháp quyết liệt của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã mang lại hiệu quả
Nghị định 91/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã được Chính phủ ban hành ngày 14/8/2020. Đây là cơ sở pháp lý vững chắc đẩy lùi nạn tin nhắn rác, cuộc gọi rác.
Triển khai Nghị định 91 của Chính phủ, nhiều giải pháp đã được thực thi trong đó có việc xử lý các thuê bao tiến hành cuộc gọi rác.
Triển khai Nghị định này, nhiều giải pháp đã được thực thi. Trong đó, nhà mạng triển khai hệ thống chặn, lọc tin rác; xử lý các thuê bao tiến hành cuộc gọi rác; ngăn chặn, phát hiện những cuộc gọi giả mạo. Người dân có thể phản ánh qua hệ thống tiếp nhận phản ánh tin rác, cuộc gọi rác thông qua đầu số 5656 do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT xây dựng.
Có thể thấy, các biện pháp quyết liệt trong năm 2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác đã mang lại hiệu quả và biến chuyển rõ rệt.
Lợi dụng xu hướng làm việc từ xa mùa dịch Covid-19, các phương thức, thủ đoạn và quy mô lừa đảo trực tuyến tăng cao
Theo những chuyên gia NCSC, các hình thức lừa đảo trực tuyến là một hình thức tấn công mạng phổ biến và lâu đời. Tuy nhiên, trong năm 2020, lợi dụng tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, thực hiện chủ trương giãn cách xã hội để phòng, chống dịch của Chính phủ, hầu hết mọi hoạt động sinh hoạt của người dân đều được thực hiện qua không gian mạng, hoạt động lừa đảo qua hình thức này ngày càng gia tăng, nhất là thủ đoạn đối tượng sử dụng mạng viễn thông, mạng xã hội để lừa đảo.
Hàng loạt phần mềm, sản phẩm phổ biến đã bị khai thác lỗ hổng để tấn công APT
Năm 2020 khi thế giới đang đối phó với một loại virus mang tên Covid-19, trên không gian mạng các nhóm tin tặc trên khắp thế giới cũng hoạt động rất tích cực.
Hàng loạt sản phẩm, phần mềm, ứng dụng phổ biến được công bố các điểm yếu và lỗ hổng bảo mật nguy hiểm. Các nhóm tin tặc khác nhau đã lợi dụng những lỗ hổng bảo mật này để tiến hành nhiều chiến dịch tấn công mạng quy mô khác nhau. Trong đó, Việt Nam không là ngoại lệ khi phát hiện và ngăn chặn hàng loạt chiến dịch tấn công có chủ đích lớn.
Hà Nội lên kế hoạch chống tin nhắn, cuộc gọi rác Kế hoạch triển khai Nghị định 91/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác (Nghị định 91) trên địa bàn TP. Hà Nội vừa được ban hành. Kế hoạch nhằm quán triệt và tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định 91. Cụ thể, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên...