Tin tặc bắt đầu “mon men” lên mạng xã hội việc làm LinkedIn để cài mã độc vào máy tính của bạn
Theo nghiên cứu mới nhất của công ty bảo mật Proofpoint, những tên hacker sẽ tạo tài khoản LinkedIn và tiếp cận đối tượng bằng cách gửi những tin nhắn mời làm việc, kèm theo tệp đính kèm chứa mã độc.
Những tên tội phạm mạng giờ đã nhắm tới trang LinkedIn của Microsoft để tìm kiếm mục tiêu tiềm năng, liên tục gửi cho họ những lời mời làm việc giả mạo để cài malware lên thiết bị của họ.
Công ty bảo mật Proofpoint cho biết, trong hầu hết các trường hợp, mục đích của chúng là thực hiện một chương trình backdoor More-eggs, nghĩa là cài một trình download vào máy bạn cho phép kẻ tấn công tải malware về.
Nghiên cứu của họ cho biết, những tên tin tặc thường tạo tài khoản LinkedIn và tiếp cận đối tượng bằng cách gửi những tin nhắn ngắn mời làm việc. Vài ngày sau, hacker sẽ gửi email từ tài khoản đăng ký trên LinkedIn với đường dẫn đến trang web mà chúng nói rằng sẽ có thêm thông tin chi tiết về công việc.
Tin nhắn mà tin tặc gửi thông qua LinkedIn
“Các đường link dẫn đến trang có những thông tin và logo của một công ty tìm kiếm và quản lý tài năng thực thụ để tăng độ tin cậy của chiến dịch mờ ám,” trích báo cáo của Proofpoint.
Video đang HOT
Một khi đã tải xong, website này sẽ tải xuống một tài liệu với định dạng Word chứ macro download các công cụ cần thiết để thực hiện backdoor More_eggs. URL nói trên đôi khi bao gồm file PDF với nội dung công việc giả và cũng chứa macro.
Tuỳ thuộc vào độ tinh vi của kẻ tấn công, hắn có thể sắp đặt cho khâu chuẩn bị kỹ càng hơn với chức năng rút gọn địa chỉ URL, các file Word đặt mật khẩu và thậm chí là “những email, trang web trong sạch, không chưa phần mềm độc hại để lấy lòng tin của nạn nhân.”
“Phương thức lừa đảo này cho thấy những cách tiếp cận mới của tin tặc, bao gồm sử dụng LinkedIn, duy trì liên lạc với mục tiêu, áp dụng nhiều cách khác nhau để phân tán More_eggs downloader,” Proofpoint giải thích.
Để bảo vệ bản thân thì không có gì khó khăn cả: Hãy phớt lờ những tin nhắn gửi cho bạn những website đáng ngờ và không tải bất kỳ tệp đính kèm nào khả nghi, quan trọng nhất là luôn luôn, luôn luôn cập nhật công cụ bảo mật của mình đến phiên bản mới nhất.
Theo Softpedia
Bằng cách này, hacker có thể dễ dàng đánh cắp dữ liệu của doanh nghiệp
Máy fax cho đến nay vẫn còn được sử dụng khá rộng rãi tại Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên phương pháp truyền thông này tồn tại nhiều lỗ hổng bảo mật giúp cho hacker có thể dễ dàng khai thác và chiếm đoạt thông tin.
Sử dụng máy fax có thể khiến doanh nghiệp đối mặt nguy cơ bị hacker tấn công.
Là một loại thiết bị khá cổ và dù đã được thay thế bằng thư điện tử email, nhưng máy fax vẫn khá phổ biến tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Đối tượng sử dụng máy fax chủ yếu là các công ty ngân hàng và bất động sản vì có thể gửi bản sao, chữ ký của khách hàng trên tài liệu được yêu cầu một cách nhanh chóng. Theo nghiên cứu được tiến hành vào năm 2015, có khoảng 46,3 triệu máy fax vẫn đang được sử dụng, trong đó riêng tại Mỹ đã có hơn 17 triệu máy.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng nhiều máy fax hiện nay sở hữu lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng cho phép hacker dễ dàng khai thác dữ liệu mà chỉ dựa trên một thông tin duy nhất đó là số series của máy fax.
Đây là chủ đề được đưa ra thảo luận tại buổi hội thảo Def Con 26 diễn ra tại thành phố Las Vegas, Mỹ, bởi nhóm nghiên cứu phần mềm độc hại mang tên Check Point gồm có 2 thành viên là Yaniv Balmas và Eyal Itkin.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã chứng minh được sự tồn tại của lỗ hổng bảo mật trên các máy in phổ thông là HP Officejet Pro 6830 và OfficeJet Pro 8720. Cụ thể, lỗ hổng được phát hiện dựa trên cơ chế bảo mật tràn bộ nhớ đệm, cho phép thực thi mã từ xa thông qua các lỗi xử lý cơ sở dữ liệu.
Nhiều mẫu máy fax phổ biến trên thị trường hiện nay tồn tại lỗ hổng bảo mật nghiêm trọng, cho phép hacker khai thác chỉ với một thông tin cơ bản.
Trong khi đó, số fax có thể dễ dàng được hacker tìm thấy bằng cách duyệt trang web của công ty hoặc yêu cầu trực tiếp thông tin. Đây cũng là tất cả những gì cần thiết để khai thác lỗ hổng.
Các lỗ hổng trong giao thức truyền thông của máy fax sau đó có thể được khai thác để giải mã và tải lên các phần mềm độc hại vào bộ nhớ. Nếu máy fax được kết nối với mạng, mã độc sẽ có khả năng lây lan và xâm phạm các hệ thống bổ sung, có khả năng dẫn đến gián điệp dịch vụ, gián đoạn dịch vụ hoặc thông tin.
Được biết, Check Point đã gửi những phát hiện của mình cho HP, và công ty đang triển khai các bản vá lỗi cho máy fax.
Tuy nhiên, việc sử dụng máy fax và máy in đa chức năng, đặc biệt là từ các thương hiệu kém uy tín vẫn được các chuyên gia cảnh báo là có nguy cơ cao trong việc để lộ dữ liệu quan trọng, hoặc bị hacker chiếm quyền điều khiển, nhằm phục vụ cho các mục đích phát tán mã độc có mức độ nguy hiểm cao hơn.
Theo TriThucTre
WinRar có lỗi bảo mật 19 năm, ảnh hưởng 500 triệu người dùng Nhà sản xuất WinRAR đã cập nhật bản vá cho lỗ hổng bảo mật 19 năm tuổi. Lỗ hổng này khiến 500 triệu người dùng gặp rủi ro khi kẻ xấu có thể xâm nhập và ổ cứng máy tính tùy ý. Theo công ty bảo mật Check Point, họ đã phát hiện lỗ hổng bảo mật 19 năm tuổi trên phần mềm...