Tin sáng 11-10: Yêu cầu xử lý việc phí xét nghiệm COVID-19 quá sức chịu đựng của người bệnh
Yêu cầu thông tin rõ ràng, minh bạch, chấn chỉnh việc thực hiện xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở y tế – Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, về những bất cập trong xét nghiệm COVID-19.
Nhân viên y tế phường 5, quận Gò Vấp, TP.HCM hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại nhà – Ảnh: DUYÊN PHAN
Theo thông báo ngày 10-10 của Văn phòng Chính phủ, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết từ ngày 20-9 đã có chỉ đạo Bộ Y tế thông tin rõ ràng, minh bạch về các quy định của pháp luật, đồng thời chấn chỉnh việc thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế.
“Đến nay Bộ Y tế chưa có báo cáo, tuy nhiên dư luận tiếp tục phản ảnh những bất cập trong xét nghiệm COVID-19 tại cơ sở y tế, đặc biệt chi phí xét nghiệm vượt quá sức chịu đựng của người bệnh suy thận mãn, kể cả người có bảo hiểm y tế” – văn bản của Văn phòng Chính phủ nêu.
Cũng theo văn bản kể trên, có tình trạng phí xét nghiệm đắt hơn tiền chữa bệnh mãn tính định kỳ của bệnh nhân, khiến họ không chịu đựng nổi vì thường xuyên vào viện. Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương thực hiện yêu cầu từ ngày 20-9, kịp thời cung cấp thông tin rõ ràng, minh bạch chủ trương, chính sách của Nhà nước.
Đồng thời phối hợp với Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan liên quan kịp thời tháo gỡ khó khăn, giảm gánh nặng chi phí dịch vụ y tế cho người bệnh, nhất là người bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài trong điều kiện dịch COVID-19.
Bộ Y tế: Người bệnh không phải trả phí xét nghiệm khi đến cơ sở công lập
Tối muộn 10-10, Bộ Y tế thông báo sau khi Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có văn bản ngày 20-9, Bộ Y tế đã có công văn nhắc các sở y tế tỉnh thành, cơ sở trực thuộc Bộ Y tế và các bộ ngành, y tế tư nhân nghiêm túc chấn chỉnh việc thu phí xét nghiệm COVID-19.
Bộ cũng cho biết từ tháng 5-2021, khi đợt dịch thứ 4 bùng phát, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia đã có công điện quy định người có thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám, điều trị tại cơ sở y tế công lập nếu nghi ngờ mắc COVID-19 và được chỉ định xét nghiệm thì bảo hiểm chi trả, phần đồng chi trả và người không có thẻ bảo hiểm sẽ chi từ nguồn ngân sách phòng chống dịch.
“Như vậy, người bệnh không phải trả bất kỳ chi phí nào khi được chỉ định xét nghiệm COVID-19″ – Bộ Y tế cho biết.
Video đang HOT
Bộ Y tế yêu cầu các sở y tế tỉnh thành “kiểm tra việc thực hiện quy định về giá đối với cơ sở y tế trên địa bàn, đặc biệt là giá dịch vụ xét nghiệm COVID-19 của các cơ sở y tế tư nhân, xử lý nghiêm vi phạm nếu có, không để tình trạng lợi dụng dịch bệnh tăng giá dịch vụ, trong đó có dịch vụ xét nghiệm”.
Khi xem xét lại hướng dẫn tháng 5-2021 của Bộ Y tế, Tuổi Trẻ Online nhận thấy bộ hướng dẫn chi trả xét nghiệm cho trường hợp nghi mắc COVID-19, nhưng thời gian qua nhiều bệnh viện thực hiện xét nghiệm toàn bộ người đến điều trị nội trú, bất kể nghi mắc COVID-19 hay không, và người bệnh phải trả phí.
Mức phí xét nghiệm cao hơn phí khám, điều trị nhiều dịch vụ tại bệnh viện.
Người dân các tỉnh đi xe khách đến TP.HCM chỉ cần giấy xét nghiệm
TP.HCM trải qua hơn 10 ngày bình thường mới, một trong những mối quan tâm của người dân hiện nay là khi nào xe khách liên tỉnh hoạt động trở lại để đáp ứng nhu cầu đi lại cấp thiết của người dân.
Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã gửi dự thảo về phương án tổ chức xe khách liên tỉnh cố định giữa TP.HCM và các sở giao thông vận tải các tỉnh thành để lấy ý kiến.
Giai đoạn 1: từ ngày 1 đến 15-11: khai thác tối đa từ 3 đến 5 chuyến/ngày; riêng các tuyến có tần suất khai thác hơn 100 chuyến/ngày trước khi có dịch bệnh thì tần suất tối đa không quá 15 chuyến/ngày. Số lượng khách trên xe không quá 50% số ghế thiết kế (không áp dụng đối với xe giường nằm).
Giai đoạn 2: từ ngày 15 đến 30-11, khai thác tối đa 10 chuyến/ngày theo nhu cầu đi lại; riêng các tuyến có tần suất khai thác hơn 100 chuyến ngày trước khi có dịch bệnh thì tần suất tối đa không quá 30 chuyến/ngày.
Giai đoạn 3: sau ngày 30-11 đến hết tháng 12-2021, tổ chức khai thác vận tải hành khách không quá 50% tần suất khai thác của các tuyến.
Về điều kiện để đi lại, đối với người đi từ TP.HCM phải tiêm ít nhất một mũi vắc xin được 14 ngày hoặc giấy xác nhận là người khỏi bệnh COVID-19 (dưới 6 tháng), kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19 trong 72 giờ.
Người đến TP.HCM chỉ cần có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ.
Xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên, "bắt" được 5 người đi đường dương tính
Quá trình lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên người đi đường, 12 tổ tuần tra lưu động của huyện Hóc Môn (TPHCM) phát hiện 5 trường hợp dương tính.
Ngày 16/7, 12 tổ tuần tra lưu động của huyện Hóc Môn (TPHCM) đồng loạt lập chốt, kiểm tra người ra đường vi phạm Chỉ thị 16, đồng thời xét nghiệm nhanh Covid-19.
Tại đường Lê Lợi, hàng chục người đi đường được lực lượng công an ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra và mời vào lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Từ ngày 15/7, 12 tổ tuần tra lưu động của huyện Hóc Môn (TPHCM) đồng loạt lập chốt, kiểm tra người ra đường vi phạm Chỉ thị 16, đồng thời xét nghiệm nhanh Covid-19.
Sau khi điền thông tin cá nhân vào phiếu, người dân ngồi cách nhau 2 m và được nhân viên y tế gọi tên theo số thứ tự để lấy mẫu. Khoảng 15 phút sau, kết quả xét nghiệm của từng người sẽ hiện lên bộ kit. Ghi nhận, tất cả người dân đều hợp tác theo yêu cầu của tổ công tác.
Vừa rời khỏi nhà để đi làm công việc giao hàng, anh Nguyễn Chí Tâm (24 tuổi) được công an ra hiệu dừng xe để xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên. Sau 15 phút ngồi chờ, anh Tâm và hơn 20 người dân khác vui mừng khi nghe nhân viên y tế thông báo kết quả test nhanh âm tính.
"Đây là lần đầu tiên tôi được lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên khi tham gia giao thông. Mấy hôm nay tôi đi giao hàng nhiều nên cũng hơi lo lắng một chút. Tôi cảm thấy vui, an tâm khi kết quả âm tính và không phải tốn tiền phí", anh Tâm hồ hởi.
Mỗi người dân được test nhanh bằng bộ kit riêng và đánh số thứ tự, ghi thời gian bắt đầu test.
Tương tự, anh Lê Văn Kiên (24 tuổi) đang lái xe tải đi giao hàng thì được tổ công tác mời vào lấy mẫu. "Kết quả test nhanh âm tính như thế này thì tôi an tâm nhiều rồi nhưng có giấy xác nhận nữa thì thuận lợi cho người dân hơn", anh Kiên chia sẻ.
Còn ông Phạm Văn Minh (65 tuổi) cho biết, bản thân không thấy bất ngờ khi được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên vì tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. "Vừa không tốn tiền, mỗi người một bộ kit thử riêng như thế này thì tốt cho người dân quá rồi", ông Minh phấn khởi.
Ông Minh được nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên vào sáng 16/7.
Ông Võ Thành Trưởng, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Hóc Môn cho biết, tổ tuần tra lưu động gồm lực lượng công an, y tế, bảo vệ dân phố, trật tự đô thị... và mỗi ngày xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên cho từ 15-20 trường hợp trên một tuyến đường.
"Từ 2-3 ngày, chúng tôi tổ chức test nhanh đối với các khu vực có nguy cơ cao, còn đối với khu cộng đồng thì từ 5-6 ngày. Trường hợp phát hiện ca dương tính, chúng tôi sẽ tạm lưu lại tại cơ sở y tế để có hướng xử lý tiếp theo", ông Trưởng thông tin.
Theo ông Trưởng, từ ngày 15/7 đến nay, đơn vị đã xử phạt 6 trường hợp ra đường không có lý do chính đáng.
12 tổ tuần tra lưu động, kết hợp test nhanh Covid-19 được duy trì cho đến khi hết Chỉ thị 16.
Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Lê Trọng Tâm, Chủ tịch UBND thị trấn Hóc Môn cho biết, quá trình xét nghiệm Covid-19 ngẫu nhiên người đi đường trong ngày, các tổ lưu động phát hiện 5 trường hợp dương tính. Cụ thể, 2 người ở huyện Hóc Môn, 2 người ở quận 12 và một người ở huyện Củ Chi.
"Chúng tôi đưa 5 trường hợp này vào điểm tập trung để phân loại và chờ kết quả PCR để đưa đi cách ly, chữa bệnh", ông Tâm cho hay.
Theo ông Tâm, 12 tổ tuần tra lưu động, kết hợp test nhanh Covid-19 được duy trì cho đến khi hết Chỉ thị 16 nhằm kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn huyện.
Hà Nội: Ghi nhận 3 người trong cùng một cơ quan dương tính với SARS-CoV-2 10 giờ hôm nay, Sở Y tế Hà Nội thông tin ghi nhận thêm 02 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 là F1 của bệnh nhân N.T.H.N (liên quan đến Bắc Ninh) vừa được công bố sáng 16/7. Trước đó, bệnh nhân N.T.H.N (nữ, sinh năm 1980, ở khu tái định cư Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì) được Sở Y tế Hà...