Tin quân sự: NATO tập trận với vũ khí hạt nhân dằn mặt Nga
Các lực lượng vũ trang Đức cùng các đồng minh NATO đang cùng nhau tham gia các cuộc tập trận bí mật mô phỏng một cuộc chiến tranh hạt nhân
Tờ Deutsche Welle cho biết, cuộc tập trận quân sự Steadfast Noon nhằm thực hành các kỹ năng sử dụng máy bay ném bom chiến đấu được trang bị vũ khí hạt nhân
Những lực lượng tham gia cuộc tập trận cũng sẽ tiến hành chuyển giao vũ khí hạt nhân an toàn từ các căn cứ lưu trữ dưới lòng đất sang máy bay, cũng như lắp đặt chúng.
Tuy nhiên, các chuyến bay huấn luyện sẽ diễn ra mà không mang theo bom hạt nhân. Chi tiết về các cuộc tập trận quân sự này chưa được tiết lộ. Tuy nhiên, theo những bức ảnh được công bố cho thấy hàng không Ý cũng tham gia vào cuộc tập trân, báo cáo DPA.
Trong khi đó, máy bay chiến đấu Panavia Tornado của lực lượng vũ trang Đức thuộc Phi đội tác chiến đặc biệt 33 sẽ tham gia tập trận. Những chiếc Panavia Tornado được triển khai tại căn cứ không quân Bchel ở Eifel. Bom hạt nhân B61 của Mỹ cũng có thể được lưu trữ ở đó dù không được chính thức xác nhận, theo hãng thông tấn Đức DPA.
Theo DPA, mối đe dọa ngày càng tăng của chiến tranh hạt nhân sau quyết định của Mỹ và Nga để chấm dứt Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) hồi tháng 8 đã khiến NATO thấy cần thiết phải tổ chức những cuộc tập trận như vậy.
Video đang HOT
Theo danviet
Trung Quốc đang ra sức chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân
55 năm trước, vào ngày 16/10/1964, Trung Quốc thử nghiệm quả bom nguyên tử đầu tiên.
Ngày nay, Bắc Kinh có tới 290 đầu đạn hạt nhân và là nước có kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba trên thế giới, chỉ sau Nga và Mỹ.
Tên lửa đạn đạo diệt hạm Đông Phong-26 của Trung Quốc trong một cuộc duyệt binh. Ảnh: Reuters.
Fort-russ dẫn lời tác giả Andrei Kots cho biết, chính các chuyên gia Liên Xô đã giúp Trung Quốc phát triển vũ khí hạt nhân.
Bộ ba hạt nhân
Theo Fort-russ, từ năm 1950 đến 1960, Trung Quốc đã được khoảng 10.000 nhân viên ngành công nghiệp hạt nhân Liên Xô đến hỗ trợ. Tuy nhiên, quan hệ giữa hai nước xấu đi trong những năm sau đó và Liên Xô đã giảm chương trình viện trợ cho Trung Quốc. Mặc dù vậy, Bắc Kinh đã nhanh chóng tự chế tạo được bom nguyên tử.
Một năm sau cuộc thử nghiệm vũ khí hạt nhân đầu tiên trên mặt đất, Trung Quốc đã thả một đầu đạn hạt nhân từ máy bay và vào tháng 6/1967, họ kích nổ một quả bom hydro 3,3 megaton.
Theo đó, Trung Quốc trở thành cường quốc hạt nhân thứ 4 trên thế giới sau Liên Xô, Mỹ và Anh. Ngày nay, Bắc Kinh có một bộ ba vũ khí hạt nhân thực sự đáng gờm, có thể trang bị trên máy bay, tàu ngầm để tấn công trên không, trên mặt đất và trên biển, theo chuyên gia Andrei Kots.
Vào tháng 5, Lầu Năm góc đã công bố một báo cáo về tiềm năng chiến lược và sự phát triển quân sự của Trung Quốc.
Theo ước tính, Trung Quốc có khoảng 90 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Tên lửa đạn đạo liên lục địa tối tân nhất của Trung Quốc là Đông Phong-41, có khả năng phóng từ 10 đến 12 đầu đạn hạt nhân định hướng riêng lẻ ở khoảng cách khoảng 14.000 km.
Các nhà phân tích của Lầu Năm Góc cho rằng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc đã tăng trưởng đáng kể trong những năm gần đây.
Theo ghi nhận vào đầu tháng 10 của Cơ quan giám sát quân sự Mỹ, căng thẳng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington đã thúc đẩy Trung Quốc tạo ra các hệ thống hiệu quả hơn để phóng vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Đại diện trên biển của lực lượng răn đe hạt nhân Trung Quốc chủ yếu là 4 tàu ngầm hạt nhân Jin (Type-094) có khả năng mang 12 tên lửa đạn đạo Julang-2 (JL-2) có tầm bắn từ 8.000 đến 9.000n km, báo cáo của Military Balance cho biết.
Trung Quốc đang phát triển một tàu ngầm chiến lược thế hệ mới, Type-096, dự kiến trình làng vào năm 2020. Các tàu ngầm này sẽ được trang bị tên lửa đạn đạo mới, Julang-3, với tầm bắn tới 12.000 km.
Trong khi đó, vào tháng 9/2016, Bắc Kinh đã chính thức xác nhận đang phát triển máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới, Xian H-20, với tầm bắn hơn 8.000km.
Máy bay mới dự kiến sẽ thay thế phi đội máy bay ném bom chiến lược H-6 cũ. Không quân và Hải quân Trung Quốc có 170 máy bay H-6 với các phiên bản nâng cấp, sửa đổi khác nhau. Tùy thuộc vào các phiên bản sửa đổi, nâng cấp mà H-6 có thể mang theo tới 9 tấn bom, bao gồm bom nhiệt hạch, tên lửa hành trình không đối đất và không đối đất.
Tên lửa đạn đạo
Ngoài ra, theo các chuyên gia Mỹ, Trung Quốc có kho vũ khí ấn tượng lên tới 80 đơn vị tên lửa đạn đạo tầm trung Dongfeng-26, có thể bắn đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu cách xa 3.000-5.500 km.
Khi dược trang bị đầu đạn thông thường, những tên lửa Đông Phong-26 có thể được sử dụng để tiêu diệt các tàu mặt nước cỡ lớn và Đông Phong-26 được gọi là sát thủ tàu sân bay trực thăng.
Theo các chuyên gia, không chỉ vì Nga, mà chính vì Trung Quốc đang sở hữu một số lượng tên lửa tầm trung và tầm ngắn ấn tượng mới khiến Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các Lực lượng hạt nhân tầm trung.
Theo danviet
Viễn cảnh chiến tranh hạt nhân Ấn Độ - Pakistan Các chuyên gia ước tính 125 triệu người sẽ thiệt mạng và thế giới chịu ảnh hưởng nặng nề nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Ấn Độ và Pakistan. Tên lửa Shaheen 2 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân của Pakistan Ảnh: AFP Ngay trước chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Ấn Độ và...