Tin quân sự: Mỹ cảnh báo sốc về tên lửa có tầm bắn vô hạn của Nga
Tên lửa có “tầm bắn vô hạn” của Nga sẵn sàng đi vào hoạt động năm 2025 sẽ gây ra những tình huống nguy hiểm, tình báo Mỹ cảnh báo.
Theo báo Anh Daily Star, thế giới đang chứng kiến một cuộc chạy đua vũ trang khi các cường quốc như Nga, Mỹ không ngừng tạo ra các vũ khí tối tân.
Các lãnh đạo quân đội Mỹ đang tỏ ra vô cùng quan ngại về các vũ khí hạt nhân Nga, đặc biệt là khi tên lửa có “tầm bắn vô hạn” của Nga sẵn sàng đi vào trong vòng 6 năm. Một báo cáo tình báo Mỹ cho biết, Điện Kremlin đã thúc đẩy kế hoạch của họ hoàn thành trước thời hạn.
Jeffrey Lewis, một chuyên gia vũ khí hạt nhân nhận định: “Nga đã cam kết đầu tư lớn vào các hệ thống mới như vậy để chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ. Chúng tôi đang bị cuốn vào một cuộc chạy đua vũ trang. Tình bạn cá nhân của Trump với Putin không thể thay thế cho các hiệp ước kiềm chế các siêu cường hạt nhân. Bất kể 2 nhà lãnh đạo này nói gì, thì quân đội Mỹ và Nga vẫn đang chi hàng tỷ USD cho các loại vũ khí hạt nhân mới để nhắm vào nhau”.
Đồng tình, Joshua Pollack, cũng là một chuyên gia hạt nhân bình luận: “Gần như mọi thứ ông ấy (Putin) muốn phát triển đều được thiết kế để vô hiệu hóa hoặc chọc thủng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ dù là bằng cách này hay cách khác. Thế hệ ICBM hiện tại của họ có thể thực hiện được việc này mà không gặp khó khăn gì. Nhưng có lẽ ông ấy đã dự đoán được công nghệ phòng thủ thế hệ tiếp theo nên cố gắng đi trước nó”.
Video đang HOT
Theo Danviet
Mỹ trang bị cho B-1B Lancer tên lửa siêu thanh đấu Nga
Không quân Mỹ quyết định nâng cấp phi đội máy bay tầm xa B-1B Lancer để mang được nhiều vũ khí hơn, trong đó có cả tên lửa siêu thanh.
Trang Drive dẫn lời Trung tá Dominic Ross, quan chức Bộ tư lệnh Tấn công Toàn cầu của không quân Mỹ (AFGSC) cho biết, điểm đặc biệt trong gói nâng cấp B-1B là dù mang thêm lượng vũ khí đáng kể nhưng không phải chỉnh sửa khung thân.
"Ban đầu, mỗi chiếc B-1B mang được 24 bom hoặc tên lửa trong thân. Con số này có thể tăng lên 40, tùy thuộc loại giá treo vũ khí được phát triển. Nó sẽ giúp B-1B mang được vũ khí với khối lượng tới gần 2,5 tấn, trong đó gồm cả tên lửa siêu vượt âm", vị đại diện của AFGSC nói.
Mô hình tên lửa siêu thanh gắn trong khoang chứa của B-1B Lancer.
Dominic Ross khẳng định gói nâng cấp này dựa trên thiết kế có sẵn của oanh tạc cơ B-1B, không đòi hỏi chỉnh sửa khung thân. Vì vậy vẫn bảo đảm tuân thủ Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược mới (New START).
Giải pháp này giúp lực lượng AFGSC lên kế hoạch hiệu quả hơn cho các nhiệm vụ, đòi hỏi ít máy bay và tổ lái hơn cho từng mục tiêu so với trước đây. Những chiếc B-1B vẫn chỉ được dùng cho nhiệm vụ thông thường và không mang vũ khí hạt nhân.
Theo thiết kế ban đầu, B-1B được trang bị 6 giá treo gắn ngoài cùng ba khoang vũ khí trong thân, cho phép nó mang theo 57 tấn vũ khí các loại, bao gồm bom thông thường, bom dẫn đường, bom chìm chống tàu ngầm và tên lửa hành trình tầm xa.
Trung tá Dominic Ross không tiết lộ phiên bản nâng cấp của B-1B sẽ được trang bị loại tên lửa siêu vượt âm nào nhưng khẳng định, gói nâng cấp này nhằm tăng cường khả năng chiến đấu co lực lượng Không quân tầm xa trong một chiến tiềm tàng với Nga.
Mục đích nâng cấp B-1B của Mỹ đã khá rõ ràng nhưng trong trường hợp xảy ra xung đột thật sự, những máy bay này khó có thể mang lại lợi thế cho Mỹ bởi chúng đã quá cũ và số máy bay có thể hoạt động hiện chỉ đếm trên đầu ngón tay.
B-1B được gắn thêm những mấu treo bên ngoài.
Air Force Times cho rằng, nguyên nhân của tình trạng đáng lo ngại của phi đội B-1B Lancer là chúng đã quá già cỗi. Chiếc máy bay trẻ tuổi nhất cũng đã được sản xuất cách đây 31 năm và đang thiếu những nguồn dự trữ cần thiết cho việc bảo trì, nâng cấp.
Tình hình B-1B ở mức xấu đến nỗi phi hành đoàn được chuyển sang các máy khác vì không có đủ máy bay để huấn luyện. Ban đầu, B-1B Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu âm cánh cụp cánh xòe, được thiết kế để tiêu diêt mục tiêu chiến lược của đôi phương băng cả vũ khí hạt nhân và thông thường, cũng như để yêm trợ lực lượng mặt đất.
Biến thể đầu tiên của B-1 (B-1A) được dành để giáng đòn tấn công hạt nhân từ độ cao mà các phương tiện phòng không của đối phương không thể tiếp cận. Nhưng dưới thời chính quyền Tổng thống Jimmy Carter đã từ bỏ dự án, bởi vào cuối những năm 1970 đã rõ rằng máy bay này sẽ không thể vượt qua hệ thống phòng thủ của Liên Xô.
Trong khi Tu-160 của Nga có trọng lượng cất cánh lớn nhất 272.000 kg và đat tốc độ hơn 2,05 Mach thì B-1B chỉ có thể cất cánh với trọng lượng không quá 216.000 kg và tôc đô chỉ đạt 1,25 Mach, nên chiếc may bay nem bom Mỹ không thê bay qua các vùng lanh thô co hê thông phong không mạnh như Liên Xô.
Dưới thời Tổng thống Reagan công việc với B-1B Lancer được khôi phục, nhưng khái niệm của máy bay đã thay đổi đáng kể. Hồi đầu những năm 1990, B-1B mang tên lửa đã được chuyển sang mang vũ khí thông thường có độ chính xác cao. B-1B sẽ thực hiện động tác đột kích vào địa bàn đánh bom từ độ cao siêu cao, bao quát toàn bộ địa hình.
Máy bay có thể thu nhận được hình ảnh radar của các vật thê trên mặt đất và sử dụng vũ khí có độ chính xác cao. Trong các chiến dịch quân sự của Mỹ ở Kosovo, Afghanistan, Iraq và Syria, B-1B "truyền thống" đã cho thấy nét tích cực của nó. Hiện nay, Không quân Mỹ còn tổng cộng 62 chiếc máy bay tầm xa này nhưng số máy bay có thể cất cánh không quá 10 chiếc.
Không quân Mỹ thừa nhận, dù những chiếc B-1B Lancer (có thể hoạt động) còn rất mạnh nhưng hiện nay nó chỉ có thể hoạt động trong những khu vực giao tranh nhỏ, với những đối thủ có hệ thống phòng không yếu kém, còn với các quốc gia có thực lực phòng không mạnh như Nga thì đó là thách thức Mỹ không dám mạo hiểm vượt qua.
Hòa Bình
Theo baodatviet
5 tàu ngầm hạt nhân uy lực đủ sức hủy diệt cả nền văn minh nhân loại trong phút chốc Tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio của hải quân Mỹ trang bị 24 tên lửa đạn đạo UGM-133 Trident II, với mỗi tên lửa trang bị 12 đầu đạn nhiệt hạch 475 kT, tạo nên sức hủy diệt khủng khiếp. Một vụ thử vũ khí hạt nhân của Mỹ trên biển. Điều may mắn là mẫu tàu ngầm uy lực có giá lên...