Tin nhắn rác tràn lan vì giá siêu rẻ
Chi phí gửi tin nhắn từ thuê bao trả trước chỉ khoảng 20 đến 30 đồng, thậm chí có thời điểm còn 10 đồng mỗi tin, rẻ hơn chục lần tin nhắn thông thường khiến sim rác được bày bán tràn lan trên thị trường.
Theo ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), hầu hết tin nhắn rác tồn tại hiện nay được gửi từ sim di động trả trước có nguồn gốc rất khó xác minh (loại sim này còn được gọi là sim rác). Kẻ phát tán thường sử dụng phương thức mua sim trả trước, cùng với thiết bị như USB 3G và phần mềm gửi tin nhắn chuyên nghiệp để gửi hàng loạt tin cho hết tiền trong tài khoản.
Nguyên nhân chính theo ông là tin nhắn rác tràn lan có chi phí gửi chỉ khoảng 20 đến 30 đồng, thậm chí có thời điểm mức giá còn 10 đến 15 đồng, biến dịch vụ này thành kênh quảng cáo truyền thông siêu rẻ.
Chi phí để phát tán một tin nhắn rác chỉ tối đa 30 đồng. Ảnh: Anh Quân
Ông Khánh cho rằng, quản lý yếu kém khiến xử lý tin nhắn rác gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, các biện pháp ngăn chặn cũng chưa được thực hiện kịp thời. Giám đốc VNCERT đánh giá việc áp dụng hình thức phạt hành chính chỉ mang tính răn đe, điều chỉnh ban đầu: “Để giải quyết tận gốc cần áp dụng biện pháp mạnh hơn, thậm chí truy tố trước pháp luật”.
Video đang HOT
Đồng tình với quan điểm trên, ông Lê Thái Hỷ, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM nói: “Sim trả trước là nguồn gây ra tin nhắn rác vô tội vạ”. Bên cạnh đó, ông Hỷ cũng thẳng thắn nhận xét chính khoản thu lợi nhuận quá lớn khiến doanh nghiệp và các đơn vị liên quan phớt lờ những thức khác. Các doanh nghiệp và CSP (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nội dung và có đầu số) vẫn chưa hài hòa lợi ích mình nhận được, cùng với trách nhiệm xã hội.
Khoản thu về lớn khiến các chế tài xử lý trở nên quá nhỏ bé đối với doanh nghiệp và CSP. “Nếu các đơn vị này không tìm được lợi ích chung thì biện pháp của Nhà nước sẽ không thay đổi được gì, mà có thể tạo ra mâu thuẫn không đáng có”, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM nhận định.
Theo ông Hỷ, mọi sự quan tâm đang đổ dồn vào chế tài và việc quản lý của Nhà nước, chưa ai để ý đến vấn đề kỹ thuật như hệ thống, thiết bị và các chương trình sàng lọc, xử lý dịch vụ nội dung số. “Cần trích lợi nhuận kinh doanh để thực hiện các biện pháp xã hội, ví dụ xây dựng, đầu tư và áp dụng kỹ thuật để ngăn chặn tin nhắn rác, thay vì đi theo các biện pháp hành chính, kiểm tra, phạt”, ông nói.
Tại Hội nghị triển khai các biện pháp ngăn chặn tin nhắn rác, tin nhắn lừa đảo và Nghị định 77 của Chính phủ về chống thư rác diễn ra chiều 13/11, ông Nguyễn Văn Hùng, Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân không nhắn tin đến các đầu số cung cấp dịch vụ nội dung qua tin nhắn nếu bản thân chưa hiểu rõ hoặc không nắm chắc thông tin về dịch vụ và giá cước.
Theo VNE
Gửi tin nhắn lừa báo trúng thưởng có thể bị phạt tù
Việc quảng cáo bán hàng trên mạng Internet, mạng viễn thông nhưng không giao hàng hoặc giao không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng thấp hơn hàng quảng cáo cũng bị xử lý hình sự, có thể bị phạt tù 1-5 năm.
Nhiều người dùng cả tin đã bị chiếm đoạt phí khi nhận được tin nhắn lừa đảo trúng thưởng.
Liên Bộ bao gồm Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tư pháp, Bộ Thông tin và Truyền thông, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao vừa ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự về một số tội phạm trong lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 29/10/2012.
Trong Thông tư này có lưu ý, việc xác định hậu quả là thiệt hại về tài sản để coi là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt không căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt, mà phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
Trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi xâm phạm sở hữu có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ thì sẽ lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi xâm phạm.
Tại Điều 10, đề cập đến tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo điều 226b của Bộ luật Hình sự, có liệt kê 3 nhóm hành vi: làm giả thẻ ngân hàng truy cập bất hợp pháp vào tài khoản lừa đảo trong thương mại điện tử, kinh doanh tiền tệ, huy động vốn tín dụng, mua bán và thanh toán cổ phiếu qua mạng.
Ngoài ra, một số "hành vi khác" được nói đến trong Bộ luật Hình sự còn bao gồm cả hành vi gửi tin nhắn lừa trúng thưởng nhưng thực tế không có giải thưởng để chiếm đoạt phí dịch vụ tin nhắn.
Hay như việc quảng cáo bán hàng trên mạng Internet, mạng viễn thông nhưng không giao hàng hoặc giao không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng thấp hơn hàng quảng cáo và các hành vi thương tự cũng bị xếp phải diện "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mức phạt với các hành vi này từ 10 - 100 triệu đồng, hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm. Nếu các hành vi phạm tội này có tổ chức, phạm tội nhiều lần, hoặc có tính chất chuyên nghiệp, hoặc gây hậu quả nghiêm trọng,.... thì mức áp dụng hình phạt sẽ cao hơn mức nêu trên.
Tội phạm làm giả thẻ ngân hàng theo giải thích tại Thông tư này, là việc cá nhân không có thẩm quyền sản xuất, phát hành thẻ ngân hàng nhưng sản xuất thẻ giống như thẻ ngân hàng (trong đó có chứa đựng thông tin, dữ liệu như thẻ của ngân hàng phát hành).
Theo thống kê của ngành ngân hàng, cả nước hiện có 32 triệu thẻ thanh toán đang lưu hành với 200 thương hiệu của 49 ngân hàng phát hành, được sử dụng trên 12.000 máy rút tiền tự động và 53.000 thiết bị ngoại vi. Thẻ thanh toán nội địa chiếm 92,5% số lượng, còn lại là thẻ tín dụng quốc tế. Do lượng thẻ quá lớn nên việc quản lý gặp nhiều khó khăn.
Hồi đầu tháng 9, cơ quan cảnh sát điều tra thuộc Cục cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao và Phòng cảnh sát điều tra tội phạm kinh tế và chức vụ công an Hà Nội đã phá một ổ nhóm chuyên làm thẻ ngân hàng giả để rút tiền và mua các loại hàng hóa tiêu dùng có giá trị lớn. Tại nhà một đối tượng thuộc ổ nhóm này, cảnh sát đã thu giữ được 72 thẻ trên có in logo master card, visa card của các ngân hàng, 22 thẻ master card của các ngân hàng đã có thông tin dữ liệu, 21 phôi thẻ master card, máy in thẻ, máy dập nổi tên và số thẻ... cùng rất nhiều chứng minh thư thật và giả các loại.
Theo genk
Nhà mạng thu về gần 3 tỷ đồng mỗi ngày từ tin nhắn rác Theo thống kê mới công bố của Công ty An ninh mạng Bkav, mỗi ngày trung bình có khoảng 9,8 triệu tin nhắn thuộc dạng "spam" được gửi tới các thuê bao di động, mang lại nguồn thu khổng lồ cho các hãng viễn thông. Số liệu trên được Bkav đưa ra dựa trên kết quả thống kê lượng tin nhắn từ các...