Tín ngưỡng ăn uống lạ lùng của người Việt
Văn hóa ẩm thực Việt có những tín ngưỡng riêng, đề cao các món ăn mang lại may mắn cũng như đánh giá và sử dụng dè dặt một vài món ăn được quan niệm trong một vài thời điểm có thể mang điềm không may tới cho người dùng.
1. Đồ ăn kiêng kỵ
Kiêng ăn mực, thịt chó, vịt, ngan đầu năm đầu tháng
Không biết từ bao giờ, người Việt đã truyền tai nhau những quan niệm lạ lùng về các món ăn không nên ăn vào thởi điểm bắt đầu một tháng mới, mùa mới. Các thực phẩm được kiêng tuyệt đối và khắt khe hơn cả có thịt chó, thịt vịt, ngam, mực…
Thịt chó là mồi nhậu khoái khẩu của cánh màu râu nhưng món ăn chỉ dùng “giải đen” cuối tháng, ngược lại, ăn thịt chó đầu tháng lại được cho là điều đen đủi, khiến cả tháng không thể suôn sẻ, thuận lợi.
Quan niệm không ăn thịt vịt đầu tháng có lẽ có xuất phát từ truyền thống ăn uống của người miền Trung. Người miền Trung không ăn vịt đầu tháng, đầu năm vì sợ tán đàn, công việc làm ăn từ đó kém thuận lợi, liên kết. Dần dà, đây trở thành quan niệm được nhiều người buôn bán tin theo.
“Oan uổng” hơn cả có lẽ là con mực. Do cái tên “nghe đã thấy tối”, mực không được chọn là món ăn những ngày đầu tháng đầu năm bởi nhiều người lo sợ công việc cả tháng sẽ “đen như mực”.
Các kiêng kỵ khác
Video đang HOT
Ở một số vùng miền nhất định, người dân còn kiêng ăn trứng vịt lộn, vì sợ làm gì cũng nhầm lẫn hoặc bị xáo trộn; kiêng ăn tôm vì sợ đi lùi, kiêng ăn lê vì sợ lê lết… Hay cả hai miền Bắc và miền Trung người dân đều kiêng ăn cá mè đầu năm, vì sợ hãm tài, làm việc gì cũng hỏng.
Trước mỗi dịp trọng đại như phỏng vấn, thi cử, nhiều người cũng kiêng ăn trứng vì sợ điểm kém, kiêng ăn thịt gà, đậc biệt là chân gà vì lo ấp úng, ú ới như “gà mặc tóc”…, tránh ăn lạc vì sợ “lạc” đề, không ăn chuối để không “trượt vỏ chuối”.
2. Đồ ăn lấy may
Quan niệm về đồ ăn may mắn cũng xuất hiện rất nhiều trong văn hóa ẩm thực Việt. Thông thường, đồ ăn lấy may được dùng dịp đầu năm hay trước một sự kiện trọng đại trong cuộc đời như lễ hỏi, cưới xin, thi cử…
Trước mỗi kì thi, các mẹ thường mua xôi đỗ, xôi đậu cho sĩ tử, mong con “đậu” trường, “đỗ” đạt hoặc ăn xôi gấc cho đỏ vận, may mắn.
Ngày đầu tháng, cánh màu râu, đặc biệt là dân kinh doanh thường rủ nhau đi ăn tiết canh cho cả tháng “tươi” và “đỏ”.
Nghi lễ cúng giỗ ngày đầu năm không thể thiếu mâm ngũ quả, với những loại quả mang may mắn như dưa hấu đỏ ruột, mãng đầu, đu đủ, xoài…hay không được quên đĩa xôi gấc đỏ au để mong cả năm lộc lá, vẹn toàn.
Trong tráp lễ đi hỏi cưới ở Việt Nam thường có bánh phu thê, bánh cốm, trầu cau…tất thảy đều là món mang may mắn cầu chúc cho uyên ương khăng khít, gắn bó bền lâu.
Theo MASK
Khám phá bánh cốm Hà Nội - Tìm hiểu nguồn gốc bánh cốm
Bánh cốm thường là một lễ vật không thể thiếu trong những đám hỏi xứ Kinh kỳ. Bên cạnh trầu cau, rượu thuốc, trái cây... nhà trai bưng đến nhà gái trăm chiếc bánh cốm, trăm chiếc bánh xu xuê. Màu đỏ của bánh xu xuê giao hòa với màu xanh của bánh cốm, như mong duyên của đôi trẻ trăm năm thắm đượm.
Bánh cốm có thể làm bằng cốm tươi hoặc cốm khô, nhưng dĩ nhiên, bánh cốm tươi vẫn là ngon nhất.
Làng Vòng (nay là phường Dịch Vọng Hậu, Q.Cầu Giấy) nổi tiếng về cốm tươi, thế nhưng nhắc đến bánh cốm, phải kể đến bánh cốm Hàng Than, sản xuất ngay tại những gia đình trên dốc Hàng Than (Q. Hoàn Kiếm).
"Ông tổ" của loại bánh độc đáo này là cụ tổ Nguyễn Duy của dòng họ với hàng bánh cốm Nguyên Ninh, số 11 phố Hàng Than, những chiếc bánh cốm đầu tiên ra đời tại đây vào năm 1865.
Những người già trong phố cổ Hà Nội kể lại, trước năm 1989 chỉ có một vài nhà làm bánh cốm, đến nay có gần 50 cửa hàng khắp phố, nổi tiếng nhất là các thương hiệu bánh cốm An Ninh (43 Hàng Than), Nguyên Ninh (11 Hàng Than), Nguyên Hưng (79 Hàng Than)...
Tôi từng xem tận mắt một gia đình trên phố này làm bánh cốm thủ công và hiểu vì sao bánh cốm ở đây được chuộng đến thế.
Bánh cốm Hà Nội khác hẳn bánh cốm tại các tỉnh thành khác. Nó không trọng về khối lượng, kích thước mà trọng về mùi vị. Mỗi chiếc bánh mỏng, dẹt, có thể nhìn rõ cả lớp đậu xanh vàng óng trong nhân bánh. Lớp cốm dẻo mịn, màu xanh ngả vàng tự nhiên chứ không xanh biêng biếc.
Cốm tươi xào với đường trong một chiếc chảo lớn cho cốm, đường quyện vào nhau. Đậu xanh hấp chín, nghiền mịn, trộn đều cùng đường cát, mứt bí, mứt hạt sen. Phết một lớp dầu ăn trên tấm lá chuối tươi, trải một lớp cốm xào đường, một lớp nhân đậu xanh, phủ một lớp cốm nữa, ép chặt lại, thế là thành món bánh cốm, ngửi thôi đã mê, chưa nói đến ăn.
Bánh gói trong một lớp nilon, đặt trong một chiếc hộp vuông màu xanh lá mạ. Sản xuất với số lượng lớn phục vụ đám cưới, hỏi của hàng ngàn người khắp các tỉnh thành, các công đoạn xay cốm, xào cốm tại Hàng Than có sự giúp sức của máy móc. Chỉ đến khi đóng gói bánh cốm mới làm bằng tay.
Mỗi gia đình trên phố Hàng Than đều có một chiếc kệ sắt lớn, chia thành nhiều tầng, mỗi tầng đặt vừa đủ một chiếc mẹt tre để "hong" bánh. Bánh cốm làm xong, cho vào giấy bóng, phải mất nửa giờ xếp trên mẹt tre để bánh ráo, rồi mới đóng vào hộp giấy.
Mỗi chiếc bánh để được từ 3 -5 ngày, nhưng ăn ngon nhất là sau khi bánh làm được vài giờ. Lớp cốm dẻo quánh dậy mùi thơm của hạt cốm tươi, chút nhân đậu xanh, mứt bí ngọt ngào níu người ăn, chẳng ai nỡ lòng nào cắn một hai miếng mà hết ngay chiếc bánh dù nó mỏng dính, mềm mại.
Tháng 3, đi ngang trên bất cứ cung đường nào của Hà Nội, gặp những chiếc xích lô chầm chậm trôi trên phố chở theo những chị những anh là lượt áo dài, mặt tươi như hoa, bưng theo những tráp trầu cau, bánh cốm, xu xuê phủ lụa đào, ấy là tôi biết một đôi trai gái sắp thành duyên.
Thi thoảng, nhận được quà của bạn tặng, một chiếc bánh cốm, một chiếc bánh phu thê, nói là bạn sắp lấy chồng, tự dưng, tôi thấy háo hức, nao nao, kiểu như chính mình sắp trở thành nhân vật chính trong ngày trọng đại.
Một người con trai hỏi tôi, em có muốn trở thành cô dâu Hà Nội để ăn hỏi có bánh cốm, xu xuê, có hàng xích lô, áo dài đỏ xếp hàng dài trên phố? Tôi cười, im lặng.
Đã qua một mùa xuân, bánh cốm theo chân chàng trai ấy về nhà một cô gái khác. Tôi không buồn, thấy hương bánh cốm cứ thoảng bay. Tôi đợi chờ những mùa xuân khác...
Theo iHay
Về Kinh Bắc thưởng thức nem Bùi Một chiếc nem Bùi thơm ngon ăn cùng lá sung, lá đinh lăng chấm tương ớt... sẽ mang lại nhiều thú vị cho thực khách. Nói đến Kinh Bắc, ngoài quan họ, bánh phu thê, bánh tẻ, còn một đặc sản dân dã rất ngon và độc đáo, đó chính là nem Bùi. Làng Bùi nằm bên bờ sông Đuống thơ mộng dần...