Tín hiệu sáng từ vốn ngoại
Nếu như trong quý II, khối ngoại giao dịch chậm thì xu hướng mua ròng của khối này bắt đầu quay trở lại từ đầu tháng 7, trong đó, đặc biệt ưu tiên mua vào các cổ phiếu bluechip đầu ngành như VCB, GAS, VHM, HVH…
Trong tháng 6, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng 13 phiên và bán ròng 7 phiên, giao dịch mua ròng và bán ròng của khối ngoại đan xen nhau nên không tạo động lực rõ nét nâng đỡ chỉ số. Tuy nhiên, tính từ đầu tháng 7 đến nay, trong 14 phiên giao dịch, khối ngoại chỉ bán ròng 1 phiên, còn lại mua ròng 13 phiên (trên cả 3 sàn) với tổng giá trị mua ròng đạt gần 1.934 tỷ đồng.
Nhìn xa hơn, từ đầu năm đến nay, khối ngoại tham gia thị trường khá tích cực, tập trung ở sàn HOSE. Dẫu vậy, nhà đầu tư ngoại vẫn đang quan sát và đánh giá khả năng gỡ vướng cho việc nới room, việc đang được các bộ, ngành phối hợp thực hiện khi xây dựng dự thảo sửa đổi Luật ầu tư, Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp. Nếu những vướng mắc trong nới room được khơi thông sẽ thu hút một dòng vốn rất lớn tham gia thị trường. Dòng vốn ngoại đổ vào nhiều hơn sẽ tạo lực nâng đỡ tâm lý cũng như điểm số thị trường chứng khoán Việt.
Thực tế, dòng vốn ngoại bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và vốn đầu tư gián tiếp (FII) trong 6 tháng đầu năm 2019 chảy mạnh và ổn định. Theo báo cáo từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết tháng 6/2019, tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường cổ phiếu đạt khoảng 4,3 triệu tỷ đồng, tương đương khoảng 78% GDP ước tính năm 2018. Vốn ngoại tiếp tục vào ròng với giá trị dòng vốn FII đạt 1,28 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2019.
Với xu thế chung của việc chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam nhằm tận dụng lợi thế thị trường tiêu thụ 100 triệu dân và nguồn lao động lớn, độ mở và mức độ hội nhập của nền kinh tế lớn, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng, nguồn vốn ngoại sẽ còn chọn Việt Nam.
ối với dòng vốn FII, lượng tiền đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua 2 quỹ VNM ETF và VFMVN30 ETF cũng ghi nhận tăng mạnh trong giai đoạn nửa đầu năm 2019 và tiếp tục tăng trong trong nửa đầu tháng 7/2019.
6 tháng cuối năm, theo góc nhìn của Công ty Chứng khoán VNDIRECT, xu hướng thị trường chứng khoán trong nước là tích cực, trong đó có sự cộng hưởng của dòng vốn ngoại. Dù vậy, tình trạng phân hóa trên mặt bằng giá cổ phiếu sẽ diễn ra rất mạnh mẽ. Một số cổ phiếu chịu áp lực bán ròng khá rõ rệt trong hai phiên giao dịch gần đây đã có dấu hiệu phân phối.
Video đang HOT
Thị trường chứng khoán bước sang quý III/2019 có phần khởi sắc rõ rệt so với quý II. Nếu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục xu hướng thận trọng với lãi suất và chiến tranh thương mại Mỹ – Trung không gia tăng căng thẳng sẽ tác động tích cực đến giao dịch chung của chứng khoán toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nền kinh tế Việt Nam vẫn vững đà tăng trưởng sẽ là nền tảng thuận lợi trong thu hút dòng vốn ngoại.
Tất nhiên, không thể mong vốn ngoại chảy đều vào tất cả các doanh nghiệp, các mã cổ phiếu, mà sẽ chỉ chọn những doanh nghiệp “hợp khẩu vị” để đầu tư. Tuy nhiên, vốn ngoại vẫn vào ròng cho thấy thị trường chứng khoán còn nhiều khoảng rộng để nhà đầu tư nội giải ngân, chờ điểm tăng trưởng.
Người quan sát
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Thận trọng khi vốn ngoại rót kỷ lục vào bất động sản
Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần phải đón nhận vốn ngoại một cách thận trọng và chuyên nghiệp hơn.
Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy vốn FDI 4 tháng đầu năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây.
Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,59 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, thứ hai là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản với 1,1 tỉ USD thu hút được từ FDI, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước.
Đây cũng là số vốn khủng khi gần bằng toàn bộ nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này cả năm 2016 là 1,68 tỉ USD.
Như vậy liên tục kể từ năm 2016 đến nay, bất động sản vươn lên đứng thứ hai thu hút vốn ngoại đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn không ngừng gia tăng.
Hà Nội là nơi lượng vốn ngoại đổ vào nhiều nhất với 4,47 tỉ USD, đứng thứ 2 là TP.HCM với 2,37 tỉ USD, Bình Dương đứng thứ 3 với số vốn hơn 1 tỉ USD.
Phóng toHết 4 tháng năm 2019, vốn FDI đã đổ vào Việt Nam gần 14,6 tỉ USD. Ảnh minh họa
Ba địa phương này chiếm hơn 50% tổng lượng vốn ngoại đổ vào Việt Nam trong thời gian qua.
Trước đó, năm 2018, lĩnh vực bất động sản tại Việt Nam thu hút hơn 6,6 tỷ USD vốn của nhà đầu tư nước ngoài, chiếm hơn 18% tổng lượng vốn đăng ký.
Các đại dự án bất động sản của nhà đầu tư Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Indonesia vẫn dẫn đầu trong các phân khúc bất động sản tại Việt Nam.
Đáng lưu ý, bên cạnh các ông lớn, khá nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư bất động vừa và nhỏ vào Việt Nam mua bán các dự án, đăng ký lập dự án nhưng chỉ có lượng vốn nhỏ mang từ nước ngoài vào.
Không ít nhà đầu tư thực hiện hợp tác, liên danh với các ngân hàng, tổ chức trung gian tài chính trong nước để vay tiền của ngân hàng, tổ chức tín dụng Việt Nam để triển khai các dự án đầu tư, lấy vốn Việt để triển khai các dự án Việt Nam, điều này nảy sinh hệ quả một số dự án thua lỗ, nhà đầu tư nước ngoài bỏ của chạy lấy người về hệ quả là doanh nghiệp Việt, ngân hàng Việt phải xử lý nợ xấu.
Đánh giá về những lợi ích mà vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản, giới chuyên môn nhìn nhận, dòng vốn ngoại này sẽ góp phần chuẩn hóa thị trường, tạo ra những giá trị theo tiêu chuẩn quốc tế, nâng tầm thị trường bất động sản Việt Nam và san sẻ nhiều gánh nặng từ thị trường tài chính.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng để phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần phải đón nhận vốn ngoại một cách thận trọng, kiểm soát chặt chẽ và chuyên nghiệp hơn.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh (Học viện Tài chính) cảnh báo, việc thu hút FDI vào lĩnh vực bất động sản cần phải lường trước được những rủi ro tiềm ẩn, trong đó có nguy cơ tạo nên bong bóng bất động sản, gây rủi ro tín dụng do lượng vốn dư thừa trong hệ thống.
Theo đó, lượng vốn quá lớn có thể thổi phồng bong bóng bất động sản ở Việt Nam lên và đến một lúc nào đó, nhà đầu tư nước ngoài rút vốn hay bán tháo chạy khỏi thị trường, lập tức nó sẽ ảnh hưởng trước hết đến các nhà đầu tư bỏ vốn, thứ nữa là đến những người đang vay vốn để đầu tư (như chủ doanh nghiệp xây dựng vay vốn đầu tư dự án ở các phân khúc trong thị trường), đẩy họ vào khó khăn. Khi ấy, các ngân hàng cho vay đầu tư bất động sản cũng trở nên khó khăn.
Đặc biệt, khi lượng vốn FDI đổ vào bất động sản Việt Nam nhiều khiến thị trường nóng lên, các doanh nghiệp Việt cũng vì thế mà đi vay vốn đổ tiền vào bất động sản. Một nguồn lực không nhỏ đáng lẽ để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh lại chảy sang bất động sản.
Minh Thái
Theo baodatviet.vn
Dòng vốn ngoại vẫn tiếp tục đổ vào thị trường chứng khoán Việt Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, dòng vốn của nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) vẫn tiếp tục vào ròng trên thị trường chứng khoán Việt Nam, ước đạt 1,2 tỷ USD trong 6 tháng vừa qua. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) tổ chức Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2019 và chương trình công tác...