Tín hiệu mừng từ việc ghép tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn

Theo dõi VGT trên

Hơn một năm trước bác Tạ Xuân Tr. (69 tuổi, Hà Nội) chỉ đi bộ 100-200m đã thấy khó thở, thường xuyên vào viện cấp cứu vì lên cơn cấp phổi tắc nghẹn mạn tính. Song nhờ ghép tế bào gốc, hiện nay bác đã có thể đi bộ quãng đường dài hơn, leo cầu thang mà không bị khó thở.

Trong một lần tái khám tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai, bác Tr phấn khởi cho biết gần 1 năm sau khi được điều trị tế bào gốc, bác thấy sức khỏe cải thiện rõ rệt, đặc biệt là khả năng gắng sức.

“Tôi đã đi bộ được quãng đường dài hơn, leo được cầu thang với tầng cao hơn mà không xuất hiện khó thở hoặc xuất hiện khó thở với mức độ nhẹ. Trong 1 năm vừa rồi tôi không hề xuất hiện một đợt cấp nào liên quan đến bội nhiễm. Khi xuất hiện các cơn khó thở, tôi đã tự kiểm soát được theo hướng dẫn của bác sĩ mà không phải vào viện để điều trị”, bác Tr chia sẻ.

Tín hiệu mừng từ việc ghép tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn - Hình 1

Tại Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai đã có 40 bệnh nhân được ghép tế bào gốc điều trị bệnh mắc phổi tắc nghẽn mạn tính. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Bác là một trong những bệnh nhân được ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ vào tháng 11/2018.

Bác sỹ Nguyễn Thanh Thủy, Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhiều năm nay với mức độ nặng, phải vào viện nhiều lần vì các cơn cấp. Chức năng hô hấp dưới 50%, điều đó có nghĩa thông khí tắc nghẽn ở mức độ nặng. Vì thế, bệnh nhân có chỉ định để ghép tế bào gốc tự thân từ mô mỡ để điều trị bệnh. Nhờ đó sức khoẻ bệnh nhân cải thiện rõ rệt.

PGS.TS Chu Thị Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai cho biết, đến nay đã có 40 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy chưa có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, tủy xương. Sức khỏe của các bệnh nhân đều có sự cải thiện rõ rệt.

“Chúng tôi hy vọng đây sẽ là hướng điều trị triển vọng cho các bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Theo PGS Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, BV Bạch Mai tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng biệt hóa để trở thành các tế bào khác với các chức năng riêng biệt mới. Tế bào gốc trưởng thành (adult stem cell) thu nhận từ tủy xương, mô mỡ… không chỉ có khả năng làm mới mà còn có khả năng biệt hóa thành nhiều kiểu tế bào khác nhau như xương, mỡ, sụn, cơ, gan, thận, tim mạch, tế bào tiết insulin, thần kinh, tế bào khí quản…

Đồng thời, tế bào gốc tự thân có tính an toàn cao. Vì thế, hiện nay tế bào gốc trưởng thành đang được nghiên cứu ứng dụng điều trị trong rất nhiều bệnh lý.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý hô hấp mạn tính có thể dự phòng và điều trị được. Bệnh đặc trưng bởi sự tắc nghẽn luồng khí thở ra không hồi phục hoàn toàn.

Video đang HOT

Tín hiệu mừng từ việc ghép tế bào gốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn - Hình 2

Nhiều nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trưởng thành có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Ảnh: Webmd.

Các nghiên cứu cho thấy tế bào gốc trưởng thành là loại tế bào gốc đa năng có thể biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau, có khả năng di chuyển đến vùng tổn thương, có tính kháng viêm và điều hòa miễn dịch. Vì vậy, tế bào gốc trưởng thành có thể tác động đến cơ chế bệnh sinh của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và làm chậm tiến triển của bệnh cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Tủy xương, mô mỡ là nguồn cung cấp số lượng tế bào gốc trưởng thành nhiều nhất trong cơ thể. Việc dùng tế bào gốc trưởng thành tự thân giúp tránh được nguy cơ liên quan đến thải ghép.

Nghiên cứu điều trị tế bào gốc cho bệnh nhân mắc phổi tắc nghẽn mạn tính tại Việt Nam đang là hướng đi mới với nhiều triển vọng. Năm 2017, Bệnh viện Bạch Mai bắt đầu triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tự thân từ mô mỡ và tủy xương trong điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính” đã được Bộ Khoa học Công nghệ phê duyệt.

Theo PGS Hạnh, đến nay đã có 40 bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp này và kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy chưa có biến cố bất lợi nào liên quan đến truyền tế bào gốc tự thân từ mô mỡ, tủy xương. Sức khỏe của các bệnh nhân đều có sự cải thiện rõ rệt.

“Chúng tôi hy vọng đây sẽ là hướng điều trị triển vọng cho các bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Tiêu chuẩn bệnh nhân được điều trị tế bào gốc:

- Bệnh nhân được chẩn đoán phổi tắc nghẽn mạn tính ở mức độ nặng và rất nặng, trong độ tuổi từ 40 đến 80.

- Chỉ số FEV1 (đo chức năng hô hấp cho bệnh nhân) 60%.

- Có ít nhất 2 đợt cấp hoặc ít nhất 1 đợt cấp phải nhập viện trong 1 năm trước đó.

Nam Phương

Theo Dân trí

Tế bào gốc & sự kỳ diệu của khoa học

Nhìn Hoàng Thị Thùy Linh (sinh năm 1986) chuẩn bị cho chuyến du lịch Sapa cùng bạn bè ở Hà Nội với nụ cười tươi rói, ít ai biết được rằng chỉ bốn năm trước đây, cô gái người Quảng Bình này là bệnh nhân ung thư máu, thuộc nhóm tiên lượng xấu, khó có cơ hội cứu sống.

Nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra, Thùy Linh đã chiến thắng được căn bệnh, sống mạnh khỏe và làm được nhiều điều mình muốn.

Tế bào gốc & sự kỳ diệu của khoa học - Hình 1

Linh trở lại với đam mê du lịch sau khi khỏi bệnh. Ảnh: CÔNG THẮNG

Hồi sinh từ tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng

Tháng 9-2014, Thùy Linh bị sốt và giảm tiểu cầu, phải truyền máu. Những lần truyền là những lần cô bị sốt cao, kèm rét, cái rét như từ trong xương tủy. Đỉnh điểm có hôm sốt hơn 40oC, người rét run bần bật; rồi Linh thiếp đi lúc nào không biết. Lúc tỉnh lại người ướt đẫm mồ hôi, tay chân tê dại không còn cảm giác... Phát hiện mình bị mắc bệnh Lơ-xê-mi (Leukemia) cấp thể M5a hay con goi la bênh mau trăng. Từ một cô gái năng động, mê du lịch, Thùy Linh đã phải nằm bẹp tại bệnh viện chiến đấu với bệnh ung thư máu.

Bệnh của Linh thuộc nhóm tiên lượng xấu. Các bác sĩ ở Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương, sau khi hội chẩn, đã quyết định phương án tối ưu nhất để cứu sống Linh là phải ghép tế bào gốc cho cô và nguồn tế bào gốc sẽ được kiểm tra nếu hợp sẽ lấy từ người em trai ruột của Linh. Nhưng số phận như thử thách Linh, khi tiến hành xét nghiệm HLA (để đánh giá mức độ hòa hợp) từ người em lại không phù hợp. Vì vậy, tất cả hy vọng của Linh là trông chờ vào việc tìm được đơn vị máu dây rốn không cùng huyết thống phù hợp trong Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện.

Thời điểm đó, tại Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện Huyết học và Truyền máu trung ương mới chỉ có 700 mẫu máu dây rốn đang lưu trữ. Thùy Linh thật may mắn khi các bác sĩ đã tìm ra đơn vị máu dây rốn phù hợp về mức độ hòa hợp HLA liều tế bào gốc để tiến hành ghép cho cô.

Ngày 30-12-2014 là một ngày đặc biệt đối với Linh, ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn của Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng (Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương) được tiến hành. Ca ghép thành công giúp Linh như được tái sinh thêm lần nữa.

Cũng vượt qua cửa tử để trở về với cuộc sống tươi đẹp như Thùy Linh là cô gái Hoàng Thị Diệu Thuần sinh năm 1987, quê ở Quỳ Hợp, Nghệ An. Thuần bị ung thư máu năm 18 tuổi và cũng đã trải qua nhiều phác đồ điều trị, bao gồm cả thuốc nhắm đích đặc hiệu nhưng không thành công. Năm 2012, Thuần được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương. Cuộc đời và nghị lực vượt qua hoàn cảnh, được hồi sinh cùng với sự tận tâm của đội ngũ thầy thuốc giỏi đã được Diệu Thuần tái hiện qua hai cuốn tự truyện: "Như hoa hướng dương" (2012) và "Muôn ánh mặt trời" (12-2015). Nếu cuốn đầu tiên chỉ là những trang nhật ký trên giường bệnh trước khi Thuần tiến hành ca ghép tủy, thì cuốn thứ hai đã tái hiện nghị lực sống phi thường trong hành trình 10 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư máu của Thuần.

Cơ hội cho những người mắc bệnh hiểm nghèo

Thùy Linh và Diệu Thuần là hai trong số hàng trăm bệnh nhân đã được ghép tế bào gốc tại Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương.

Ngược trở lại những ngày của năm 2006, ca ghép tế bào gốc tự thân đầu tiên cho bệnh nhân đa u tủy xương đã được Viện thực hiện và thành công tốt đẹp. Đến tháng 5-2008, Viện tiếp tục thành công với ca ghép tế bào gốc đồng loại đầu tiên, đánh dấu một kỷ nguyên mới: Đưa ghép tế bào gốc trở thành một phương pháp điều trị đầy triển vọng đem lại cơ hội khỏi bệnh cho các bệnh nhân mắc bệnh lý huyết học tại Viện.

Tế bào gốc & sự kỳ diệu của khoa học - Hình 2

Bác sĩ Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương điều trị cho Thùy Linh. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Năm 2014, việc tiến hành ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn của Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng cho Hoàng Thị Thùy Linh là bước đột phá lớn trong lĩnh vực y học nước nhà. Viện cũng là nơi cung cấp đáng kể nguồn tế bào gốc để ghép điều trị cho bệnh nhân không có người hiến tế bào gốc cùng huyết thống. Sau thành công của Thùy Linh, với phương pháp này, Viện đã cứu sống hàng chục người bệnh như cô. Tính đến tháng 9-2018, Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương đã ghép cho 336 ca bệnh, trong đó có 25 ca được ghép từ nguồn máu dây rốn cộng đồng. Nhờ những tiến bộ của y học nước nhà trong việc ghép tế bào gốc mà hàng trăm con người tưởng đã tuyệt vọng vì không còn cơ hội sống được "cải tử hoàn sinh".

Theo TS,BS Trần Ngọc Quế, Giám đốc Ngân hàng Tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng của Viện, ngân hàng này được đánh giá là cơ sở duy nhất của Việt Nam cung cấp mẫu tế bào gốc để ghép đồng loài cho bệnh nhân không cùng huyết thống và cũng là đơn vị sử dụng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng để ghép cho người bệnh nhiều nhất trên cả nước tính đến thời điểm này. Bên cạnh đó, chất lượng các mẫu tế bào gốc đang lưu trữ tại Ngân hàng Tế bào gốc của Viện đủ tiêu chuẩn không chỉ ghép cho bệnh nhân nhi khoa mà còn cho cả bệnh nhân người lớn. Các tế bào gốc sẽ giúp không chỉ trong điều trị các bệnh máu lành tính và ác tính, mà ở cả các bệnh lý khác như bệnh lý về cột sống, bệnh lý về thần kinh, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính...

Để có thể thu thập được những mẫu máu dây rốn từ những sản phụ tình nguyện hiến, Viện đã liên kết với Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Đến nay, ngân hàng này đã tiếp nhận, xử lý và lưu trữ được gần 4.000 mẫu máu dây rốn, mẫu tế bào gốc bảo đảm chất lượng. Bên cạnh đó, Viện cũng đã bước đầu ứng dụng kỹ thuật xét nghiệm HLA độ phân giải cao cho các mẫu dịch nước ối nhằm xác định trước sinh sự phù hợp HLA của mẫu máu dây rốn với bệnh nhi, góp phần tư vấn cho các sản phụ có ý định lưu trữ máu dây rốn để ghép cho các bệnh nhi mắc các bệnh máu bẩm sinh hoặc bệnh máu ác tính là anh chị của thai nhi đang nằm trong bụng mẹ.

Thời gian tới, Viện sẽ tiếp tục nghiên cứu để phát triển hơn trong lĩnh vực ghép tế bào gốc. Từ kết quả đạt được từ người hiến cùng huyết thống, Việt Nam tích cực triển khai ghép MDR, nửa hòa hợp hay phối hợp cả hai nguồn tế bào gốc. Bên cạnh đó, Viện đã và đang tiến hành ghép đồng loài giảm cường độ liều cho bệnh nhân trên 55 tuổi. Cố gắng hoàn thiện quy trình để ghép cho nhóm bệnh đang là nỗi trăn trở của xã hội - bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia.

Tế bào gốc & sự kỳ diệu của khoa học - Hình 3

Kỹ thuật viên đang xử lý khối tế bào gốc. Ảnh: T.L

Tế bào gốc là tế bào nguyên thủy nhất của cơ thể, có thể biến đổi thành nhiều tế bào của các cơ quan khác nhau. Ở người lớn, tế bào gốc tạo máu gặp chủ yếu ở tủy xương, ngoài ra có thể gặp ở máu ngoại vi với một số lượng rất ít. Ở trẻ sơ sinh, tế bào gốc tạo máu có thể gặp ở máu trong dây rốn của trẻ (gọi là máu dây rốn/máu cuống rốn).

Tế bào gốc tạo máu có thể sử dụng để ghép điều trị các bệnh về máu như ung thư máu, suy tủy xương, u lympho ác tính, tan máu bẩm sinh (thalassemia)... Tế bào gốc tạo máu dùng cho ghép có thể thu được từ các nguồn: dịch chọc hút tủy xương, gạn tách từ máu ngoại vi, máu trong dây rốn,... Khi ghép, các tế bào gốc mới này sẽ thay thế các tế bào gốc tạo máu bệnh lý của cơ thể bệnh nhân và giúp cho bệnh nhân lui bệnh, thậm chí khỏi bệnh. Ngoài ra, những lĩnh vực ứng dụng mới của tế bào gốc và tế bào gốc tạo máu còn đang được nghiên cứu như miễn dịch chống ung thư, điều trị các bệnh nội khoa mạn tính ngoài hệ tạo máu như đái tháo đường, tim mạch, xương khớp...

HÀ THƯ

Theo Nhân dân

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

5 loại thực phẩm 'ngăn cản' cơ thể hấp thụ canxi
20:25:20 06/11/2024
Những cái kết thương tâm do bệnh dại đến từ sự chủ quan
20:46:30 07/11/2024
Ung thư và những căn nguyên cần biết
10:12:30 06/11/2024
Hai thứ đơn giản đến không ngờ có thể giúp ngừa 15 loại ung thư
10:14:40 06/11/2024
Lá bàng có tác dụng gì?
21:35:46 07/11/2024
Mở rộng tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh tật trước sinh và sơ sinh
20:46:07 06/11/2024
TP Hồ Chí Minh: Số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng
05:01:41 08/11/2024
Trẻ 2-3 tuổi cong vẹo cột sống vì xem điện thoại thường xuyên
10:34:17 06/11/2024

Tin đang nóng

Hà Thanh Xuân đáp trả tin yêu Quang Lê, nói thẳng về biến cố đổ vỡ
06:35:02 08/11/2024
Nữ NSND là mỹ nhân sân khấu: "Cả TP.HCM dậy sóng vì tôi"
06:29:37 08/11/2024
Một nghệ sĩ không giấu được hạnh phúc khi con trai "5 tuổi biết ê a, nghe hiểu được lời mẹ nói"
06:19:15 08/11/2024
Nữ thần đầm trắng Hoa ngữ đẹp điên đảo: Diện đồ của NTK Việt, nhan sắc xứng danh "thần tiên tỷ tỷ"
05:57:20 08/11/2024
Hai ông Biden, Obama nói gì khi chúc mừng ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ?
07:48:19 08/11/2024
Tin bão mới nhất 8/11: Bão Yinxing vào Biển Đông thành bão số 7, giật cấp 17
06:53:56 08/11/2024
Điện Kremlin nhắc lại lời hứa của ông Trump về vấn đề hoà bình ở Ukraine
06:10:11 08/11/2024
Sao Việt 8/11: Trường Giang khoe con trai, Thanh Hằng 'dính như sam' bên chồng
07:55:40 08/11/2024

Tin mới nhất

Tăng cường giám sát các trường hợp mắc sốt xuất huyết

04:56:03 08/11/2024
Khi có triệu chứng sốt, nghi ngờ sốt xuất huyết, người dân phải đến ngay cơ sở y tế để khám, điều trị và không tự ý điều trị tại nhà , bà Nguyễn Quế Phương cho biết thêm.

Đái dầm ở trẻ có cần điều trị?

04:55:13 08/11/2024
Khi dừng thuốc có thể tái phát, cần giảm liều từ từ để hạn chế tái phát. Ngoài ra, tùy trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc phối hợp khác.

Bài tập cho người mắc hội chứng truyền máu song thai

21:30:14 07/11/2024
Thai nhi cho thường nhận ít máu hơn và có nguy cơ thiếu máu. Trong khi thai nhi nhận có thể bị thừa máu, dẫn đến suy tim và các vấn đề sức khỏe khác.

Nâng cao vai trò của người cao tuổi trong công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá

21:24:10 07/11/2024
Có thể nói, người cao tuổi có vai trò quan trọng trong công tác phòng chống tác hại của thuốc lá. Sự gương mẫu của người cao tuổi đã giúp con, cháu cùng các thành viên trong gia đình không hút thuốc, tránh xa khói thuốc.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

Bất ngờ với công dụng của trái thù lù, trước mọc dại giờ là vị thuốc quý được

19:58:05 07/11/2024
Ngoài phòng ngừa ung thư, chiết xuất từ quả thù lù tươi và khô được phát hiện có thể kéo dài tuổi thọ của tế bào đồng thời ngăn ngừa sự hình thành các hợp chất gây tổn thương oxy hóa.

Ăn bao nhiêu đường một ngày là đủ?

19:43:32 07/11/2024
Chuyên gia khuyến khích mỗi người sử dụng mật ong hoặc socola đen thay cho đường trong nước uống, thức ăn. Theo thống kê, một muỗng cà phê mật ong có 5 gram đường trong khi socola đen loại 86% cacao có 3 gram.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu Omega-3

19:40:23 07/11/2024
Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy, những người tiêu thụ nhiều Omega-3 sẽ ngủ ngon hơn. Nếu thiếu axit béo này cơ thể sẽ khó đi vào giấc ngủ, thậm chí là thường xuyên mất ngủ.

Bệnh nhân ung thư vú tử vong vì ngộ độc thuốc nam không rõ nguồn gốc

19:07:31 07/11/2024
Sau 1 thời gian điều trị tại Trung tâm Chống độc, bệnh nhân đã tỉnh. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn đang phải điều trị tích cực để hồi sức gan bằng các phương pháp lọc máu, thay huyết tương, dùng thuốc giải độc.

118 trường hợp điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV

19:01:09 07/11/2024
PrEP là điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV cho những người nguy cơ nhiễm HIV cao, là một trong những can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV được đánh giá hiệu quả hiện nay.

Tin mừng cho người thích ăn chuối

14:12:05 07/11/2024
Chuối có thể được ăn trực tiếp, ăn cùng bánh mì, bánh kếp hay sinh tố. Loại trái cây này không chỉ ngon miệng mà còn bổ dưỡng, giúp cơ thể người thay đổi theo hướng tích cực.

Ứng dụng của gừng trong chăm sóc sức khỏe và những thắc mắc thường gặp

13:03:57 07/11/2024
Tinh dầu gừng có thể được sử dụng bằng cách pha loãng 3 đến 5 giọt tinh dầu trong 1 muỗng canh dầu thực vật (dầu ô liu, dừa hoặc hạnh nhân) và thoa lên da, xoa bóp để điều trị đau cơ hoặc đau thấp khớp.

Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn đẹp ngoài sức tưởng tượng khiến netizen mê mẩn, mỗi khung hình đều đậm chất nghệ thuật

Phim châu á

08:09:21 08/11/2024
Năm 2024 là một năm lên ngôi của dòng phim tâm lý tội phạm xứ Hàn khi sau tiếng vang lớn của Black Out, khán giả lại được thưởng thức một siêu phẩm khác là Doubt (tựa tiếng Việt: Nghi Phạm Cận Kề).

Ai sẽ làm bộ trưởng quốc phòng, ngoại giao dưới thời 'Trump 2.0'?

Thế giới

08:07:26 08/11/2024
Nhiều tên tuổi nổi bật trong cuộc đua giữ những chức vụ hàng đầu trong chính quyền nhiệm kỳ mới mà ông Donald Trump sẽ cầm quyền sau khi được dự phóng đắc cử.

1 cặp đôi phim giả tình thật bị fan ép chia tay: Nhà trai giàu bậc nhất showbiz, nhà gái bị ghét vì bất tài

Hậu trường phim

08:06:56 08/11/2024
Theo Sina, dẫu Lộc Hàm và Quan Hiểu Đồng đã công khai tình cảm được 7 năm, nhưng người hâm mộ của cả hai vẫn không hoàn toàn chấp nhận mối quan hệ này.

Trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo 'Vịnh Hạ Long' hùng vĩ giữa cao nguyên xanh nơi cực Tây Tổ quốc

Du lịch

08:04:55 08/11/2024
Vịnh Pá Khôm ở Pa Mu, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu được ví như Hạ Long trên cạn . Nơi đây ngày càng thu hút khách du lịch tới trải nghiệm chèo kayak, tắm nước nóng...

Gặp mẹ chồng tương lai, tôi bàng hoàng nhận ra: "Bác sĩ từng khám thai cho mình!"

Góc tâm tình

08:01:45 08/11/2024
Một buổi ra mắt tưởng chừng đơn giản, hóa ra lại trở thành cơn ác mộng khi tôi nhận ra mẹ của người yêu chính là bác sĩ từng khám thai cho mình trong quá khứ.

Một nhân tố mới gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam, thì ra là "người quen" của dàn Anh Trai Chông Gai

Nhạc việt

08:01:41 08/11/2024
Mới đây, SpaceSpeakers Label công bố nghệ sĩ độc quyền mới - APJ. Nam nghệ sĩ gia nhập tổ đội Hip-hop lớn nhất Việt Nam với vai trò Music Producer/Singer/SongWriter.

Sao Hàn 8/11: Cuộc sống thượng lưu của 'tình đầu quốc dân', Jennie gợi cảm

Sao châu á

07:58:14 08/11/2024
Tình đầu quốc dân Park Yoo Mi khiến công chúng ngưỡng mộ bởi cuộc sống làm dâu nhà giàu, Jennie gợi cảm khó cưỡng trong loạt ảnh hậu trường.

Đi về phía lửa - Tập 1: Lính mới gây chuyện, lính cũ đầy những "vết sẹo"

Phim việt

07:42:49 08/11/2024
Những thành viên trong đội phòng cháy chữa cháy đều mang theo mình những vấn đề riêng, trong đó có cả nỗi ám ảnh khôn nguôi.

Vụ Trương Mỹ Lan: SCB đề nghị được xử lý hàng loạt bất động sản

Pháp luật

07:36:07 08/11/2024
Trong vụ án Trương Mỹ Lan, phía bị hại là Ngân hàng TMCP Sài Gòn đề nghị tòa phúc thẩm cho ngân hàng này được xử lý dự án 6A, căn nhà số 24 Lê Lợi Q.1...

Cô bạn thân "như hình với bóng" của con gái Donald Trump: Mỹ nhân gợi cảm đình đám với khối tài sản gần 40.000 tỷ

Sao âu mỹ

06:38:30 08/11/2024
Ngay sau khi Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, nhưng thông tin bên lề liên quan tới cuộc sống cũng như gia đình ông được truyền thông khai thác triệt để.