Tín hiệu mở đường
Quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Iran đang chứng kiến những dấu hiệu tích cực, thể hiện qua hàng loạt động thái “xuống thang” mà chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden đưa ra trong thời gian gần đây.
Đó cũng có thể được xem là những tín hiệu mà người Mỹ, người Iran và cả thế giới luôn mong chờ song lại hiếm khi được thấy trong vài năm trở lại đây.
Mới đây, chính quyền của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẵn sàng gặp các quan chức hàng đầu của Iran để thảo luận về giải pháp ngoại giao, từ đó tìm cách đưa Mỹ trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015, còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA), mà Washington đã từ bỏ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Theo Reuters, ngày 19-2 vừa qua, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói rằng, Mỹ sẽ chấp nhận lời mời của Đại diện cấp cao Liên minh châu Âu (EU) tham dự một cuộc gặp giữa nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) với Iran để thảo luận giải pháp ngoại giao về chương trình hạt nhân của Tehran.
Trung tâm thủ đô Tehran của Iran trong những ngày đầu năm mới. Ảnh: Bloomberg
Video đang HOT
Trước đó một ngày, phát biểu trong cuộc họp qua video với những người đồng cấp Anh, Pháp và Đức, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng tiết lộ rằng, Mỹ đã chuẩn bị để đối thoại với Iran về việc trở lại thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Mỹ, nếu Iran tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận này, Washington cũng sẽ làm điều tương tự.
Sau khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào năm 2018, tháng 8-2020, Ngoại trưởng Mỹ khi đó, ông Mike Pompeo tiếp tục tuyên bố kích hoạt quá trình tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên hợp quốc đối với Iran, đồng thời kéo dài lệnh cấm vận vũ khí đối với nước này. Tuy nhiên, gần đây, chính quyền mới của Mỹ cho biết sẽ rút lại tuyên bố nói trên và những lệnh trừng phạt mà Washington tái áp đặt vào năm ngoái sẽ bị hủy bỏ. Bên cạnh đó, Mỹ cũng đưa ra một vài động thái hạ nhiệt căng thẳng khác, chẳng hạn như việc nới lỏng các hạn chế với những nhà ngoại giao Iran ở Liên hợp quốc nhằm “gỡ bỏ các rào cản không cần thiết” cho ngoại giao song phương.
Đáp lại, nhà lãnh đạo tối cao của Iran Ali Khamenei cho biết, Iran muốn thấy “hành động chứ không phải lời nói suông” từ Mỹ và các bên tham gia ký thỏa thuận. Ông Khamenei nhấn mạnh rằng, Iran đã được nghe quá nhiều lời nói hay và những lời hứa tốt đẹp, song trên thực tế những lời hứa cùng nhiều hành động của Mỹ đều đi ngược lại thỏa thuận đã đạt được. Và lần này, Iran sẽ chờ đợi hành động từ các bên để có thể đưa ra hành động phù hợp. Thời gian qua, giới chức Iran cũng không ít lần đòi Mỹ phải nhượng bộ và bồi thường cho nước này vì những thiệt hại kinh tế do các lệnh trừng phạt gây ra.
Bất chấp những phản ứng khá lạnh lùng từ phía Iran, hãng tin Bloomberg vẫn cho rằng, tuyên bố nói trên của các quan chức Mỹ là bước đi đầu tiên hướng tới việc hạ nhiệt căng thẳng trong quan hệ giữa hai nước và là tín hiệu mở đường để “hồi sinh” thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao Mỹ nhấn mạnh rằng, bước đi này của Washington không phải là nhượng bộ trước Iran, mà đơn giản chỉ là xuống thang vì lợi ích chung. Quan chức này cũng cho rằng, cách tiếp cận của chính quyền Tổng thống Donald Trump đối với vấn đề hạt nhân Iran chỉ đẩy Tehran tiến gần hơn tới việc chế tạo vũ khí hạt nhân.
Một trong những trở ngại chính hiện nay là chẳng bên nào muốn “cúi đầu” và nhượng bộ thái quá trước đối phương. Trong khi Mỹ muốn Iran phải tuân thủ trở lại cam kết rồi mới tính đến việc dỡ bỏ trừng phạt, Tehran lại một mực giữ quan điểm rằng, Washington trước hết phải dỡ bỏ các lệnh cấm vận rồi mới tính tới việc ngồi vào bàn đàm phán.
Con đường ngoại giao hướng tới việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran và xoa dịu quan hệ nhuốm màu thù địch giữa Mỹ và Iran có vẻ như đã mở ra trước mắt. Nhưng để có thể cùng đi chung trên con đường ấy, vẫn cần nhiều hơn những hành động và lời nói thiện chí từ cả hai phía.
Mỹ lên án bạo lực với người biểu tình Myanmar
Mỹ lên án việc sử dụng bạo lực đối với người biểu tình sau cái chết của một cô gái, đồng thời kêu gọi quân đội Myanmar từ bỏ quyền lực.
"Chúng tôi lên án bất kỳ bạo lực nào đối với người dân Myanmar và nhắc lại lời kêu gọi quân đội Myanmar kiềm chế bạo lực đối với người biểu tình ôn hòa", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nói tại cuộc họp báo hôm 19/2.
Tuyên bố được đưa ra sau khi Mya Thwate Thwate Khaing, 20 tuổi, tử vong sau 10 ngày được điều trị tại bệnh viện vì bị bắn vào đầu khi tham gia biểu tình phản đối đảo chính ở thủ đô Naypidaw, Myanmar. Đây là người biểu tình đầu tiên thiệt mạng từ khi phong trào chống đảo chính tại Myanmar bắt đầu.
Hoa, chân dung và cờ của đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ được trưng bày để tưởng nhớ Mya Thwate Thwate Khaing ở Yangon hôm 19/2. Ảnh: AFP .
"Mỹ sẽ tiếp tục dẫn đầu các nỗ lực ngoại giao để khuyến khích cộng đồng quốc tế hành động tập thể chống lại những kẻ chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính này", Price nói thêm, đồng thời cho biết Washington rất lấy làm tiếc về cái chết của Mya Thwate Thwate Khaing.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Antony Blinken nói rằng Mỹ, quốc gia đã áp đặt biện pháp trừng phạt với các tướng Myanmar, hy vọng áp lực quốc tế sẽ buộc chính quyền quân sự ở Myanmar nhượng bộ. Blinken đã thảo luận về khủng hoảng ở Myanmar trong cuộc điện đàm chung với các đồng minh châu Á và châu Âu hôm 18/2.
"Áp lực cần có thời gian để cảm nhận được. Hy vọng của tôi là khi ngày càng có nhiều quốc gia hợp tác để làm rõ rằng điều này là không thể chấp nhận, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi từ quân đội", Blinken nói. "Thực tế phũ phàng là quá trình chuyển đổi dân chủ đã bị gián đoạn. Cộng đồng quốc tế cần lên tiếng rõ ràng bằng một tiếng nói thống nhất rằng điều này là không thể chấp nhận được".
Mya Thwate Thwate Khaing bị bắn trúng đầu khi lực lượng an ninh sử dụng đạn cao su giải tán người biểu tình hôm 9/2. Tuy nhiên, các bác sĩ tại bệnh viện điều trị cho Mya Thwate Thwate Khaing cho hay ít nhất hai người bị thương nặng vì bị bắn bằng đạn thật.
Quân đội Myanmar hôm 1/2 tiến hành cuộc đảo chính chớp nhoáng, bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo dân cử. Hàng chục nghìn người Myanmar đã xuống đường trong những ngày qua để biểu tình phản đối cuộc đảo chính, bất chấp lệnh giới nghiêm và các hạn chế của quân đội.
Mỹ quan ngại luật hải cảnh Trung Quốc Bộ Ngoại giao Mỹ bày tỏ lo ngại luật hải cảnh mới của Trung Quốc có thể làm leo thang tranh chấp hàng hải và được Bắc Kinh viện dẫn để thúc đẩy yêu sách phi pháp. Washington "quan ngại về ngôn ngữ trong luật, rõ ràng gắn việc sử dụng vũ lực tiềm tàng, bao gồm cả vũ trang, của hải cảnh...