Tín hiệu lập đỉnh chưa xuất hiện
“Trong giông bão, gà tây vẫn muốn bay”, câu nói này nhằm ám chỉ việc các cổ phiếu penny trở nên nổi bật vào những ngày thị trường sắp thiết lập đỉnh. Xét ở hiện tại, tín hiệu đó chưa xuất hiện.
Cổ phiếu trụ giữ nhịp tăng
Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục trải qua một tuần tăng điểm ấn tượng, bất chấp sự rung lắc của thị trường chứng khoán thế giới.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 16/10, chỉ số VN-Index đạt 943,3 điểm, tăng 2,1% trong tuần. Chỉ số VN30 cùng nhịp, đóng cửa phiên cuối tuần ở mức 901,59 điểm, ghi nhận mức tăng 3,1%.
Điểm nổi bật tuần qua là sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu ngân hàng thuộc sở hữu Nhà nước.
Cụ thể, trong tuần, cổ phiếu CTG (của Ngân hàng Vietinbank) tăng 12,7%, lên 31.150 đồng/cổ phiếu, VCB (của Ngân hàng Vietcombank) tăng 4%, lên 88.200 đồng/cổ phiếu, BID (của Ngân hàng c) tăng 4,6%, lên 42.200 đồng/cổ phiếu. Sự bùng nổ của nhóm ngân hàng đã hỗ trợ đà tăng điểm cho thị trường chung.
Đà tăng của nhóm ngân hàng này được hỗ trợ bởi hai yếu tố. Thứ nhất, mặt bằng định giá vẫn tương đối hấp dẫn.
Trong gần 3 tháng trở lại đây, thị trường bước vào đợt tăng điểm tốt, nhóm cổ phiếu “vua” cũng tăng, nhưng đà tăng không đồng đều.
Các cổ phiếu có “câu chuyện riêng” như VIB, SHB, LPB, ACB (chuyển sàn), hay HDB (có tỷ lệ cổ tức cao) đã tăng mạnh.
Trong khoảng 20/7 – 9/10, nhóm cổ phiếu ngân hàng gốc quốc doanh như CTG, BID, VCB lại tăng điểm nhẹ. Điều này đặt ra cho nhà đầu tư những câu hỏi về định giá cổ phiếu của nhóm ngân hàng nhà nước so với tương quan nhóm ngân hàng tư nhân.
Thông thường, do tính an toàn hơn nên định giá nhóm cổ phiếu ngân hàng nhà nước sẽ phải cao hơn so với ngân hàng tư nhân.
Tính tới ngày 16/10, định giá theo chỉ số giá trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E) của CTG là 10,03 lần, BID là 19,76 lần, của VCB là 18,02 lần. Trong khi đó, định giá P/E của VIB đã là 9,11 lần, SHB là 11,31 lần, LPB là 8,12 lần, ACB là 6,59 lần, HDB là 7,6 lần.
Như vậy, rõ ràng, về mặt định giá cơ bản, cổ phiếu CTG chỉ tương đương như các ngân hàng tư nhân. Đây có thể là một động lực mà cổ phiếu CTG được các nhà đầu tư quan tâm và theo sát trong tuần qua.
Video đang HOT
Thứ hai là cú huých chính sách. Ngày 09/10, Chính phủ ban hành Nghị định số 121/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 12, Nghị định 91/2015/NĐ-CP.
Trong đó, Nghị định mở rộng phạm vi đầu tư bổ sung vốn Nhà nước tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên, ngân hàng sẽ được bổ sung nếu Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.
Trong các ngân hàng nhà nước niêm yết CTG, BID và VCB thì CTG là ngân hàng cần cấp thiết tăng vốn để đảm bảo tỷ lệ CAR theo quy định và tạo tiền đề tăng trưởng trong các năm sau, trong khi đó VCB và BID không cấp thiết do đã tăng vốn thông qua phát hành riêng lẻ cho đối tác chiến lược.
Ngoài ra, Nghị định này cho phép ngân hàng giữ lợi nhuận, chia cổ tức bằng cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Những yếu tố trên khiến giới đầu tư đã đẩy mạnh mua vào mã CTG với kỳ vọng ngân hàng có thể sớm tăng vốn trong thời gian tới, cũng như mở ra cơ hội bổ sung dòng tiền cho hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
Điểm nổi bật trong tuần qua là sự thăng hoa của nhóm cổ phiếu trụ, đặc biệt là nhóm cổ phiếu của các ngân hàng mà Nhà nước giữ trên 51% vốn.
Bên cạnh đó, một cổ phiếu trụ khác cũng thu hút dòng tiền là MSN, giá đã tăng 17,5% lên 80.000 đồng/cổ phiếu trong tuần qua.
Sau giai đoạn tăng điểm ấn tượng của cổ phiếu, MSN đang phát đi tín hiệu hoạt động kinh doanh được cải thiện với VinCommerce sau khi tiếp quản, doanh thu tăng trưởng, đưa EBITDA sẽ về gần mức hoà vốn.
Ngoài ra, doanh nghiệp tiêu dùng này liên tục công bố những dòng sản phẩm mới mới, cũng như thịt mát MEATDeli không ngừng mở rộng và tăng trưởng.
Bên cạnh những thông điệp về hoạt động kinh doanh tăng trưởng từ phía MSN là động thái chuẩn bị phát hành trái phiếu ra công chúng để huy động 4.000 tỷ đồng vốn mới.
Theo kế hoạch, trong đợt 1, MSN sẽ phát hành 1.600 tỷ đồng với lãi suất cố định năm đầu dao động quanh 9,8% đến 10%/năm, kỳ hạn 3 năm, thời gian phát hành từ 15/10 đến 4/11.
Trái ngược với sức nóng của một vài cổ phiếu trụ thì các cổ phiếu nhóm VNMID (cổ phiếu vốn hoá vừa) và VNSML (cổ phiếu nhỏ) đang chững lại. Theo thống kê của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE), kể từ ngày 12/10 – 15/10, giá trị vốn hoá của VNMID giảm 0,8%, còn của VNSML giảm 2,6% so với đầu tuần.
Tâm lý lạc quan bao trùm
Môi trường lãi suất thấp cùng với một loạt tín hiệu vĩ mô bắt đầu chuyển sang gam màu tích cực hơn đã giúp thị trường chứng khoán Việt Nam nối dài chuỗi tăng điểm.
Bên cạnh đó, số ca lây lan trong cộng đồng đã nhanh chóng được dập tắt kể từ đầu tháng 9 đã củng cố cho tâm lý nhà đầu tư. Theo đó, VN-Index không hề giảm sâu dù chứng khoán Mỹ có những phiên điều chỉnh mạnh và khối ngoại vẫn bán ròng liên tục.
Tháng 10, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục giảm một loạt lãi suất điều hành cũng như trần lãi suất tiền gửi. Động thái từ Ngân hàng Nhà nước lần này củng cố cho tính hấp dẫn của thị trường chứng khoán tương quan với các kênh đầu tư khác như vàng hay bất động sản.
Những thông tin về kết quả kinh doanh quý III/2020 của các doanh nghiệp niêm yết đang dần được công bố và nhiều doanh nghiệp báo lãi rất tích cực, thậm chí cán đích kế hoạch lợi nhuận cả năm. Điều này giúp nhiều cổ phiếu bật tăng mạnh.
Dòng tiền nâng đỡ thị trường trong thời gian qua đến từ nhà đầu tư trong nước, trong khi khối ngoại vẫn rút ròng, khối tự doanh thì bán nhiều hơn mua.
Trong tuần, khối ngoại tiếp tục bán ròng 1.262,11 tỷ đồng, họ mua vào 708,19 tỷ đồng và bán ra tới 1.971,3 tỷ đồng. Khối tự doanh cũng bán ròng 184,66 tỷ đồng, khối này mua vào 435,97 tỷ đồng, bán ra 620,63 tỷ đồng.
Tâm lý nhà đầu tư trong nước tuần qua rất lạc quan. Rất khó để kiềm chế lòng tham và thay đổi quan điểm của giới đầu tư sau giai đoạn dài thị trường hồi phục và nhiều người đang “đút túi” khoản lãi tốt.
Tuy nhiên, thị trường tăng nóng cũng tạo ra luồng ý kiến e ngại về một đợt điều chỉnh mạnh.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xác định các tín hiệu cho thấy thị trường điều chỉnh mạnh tới đây?
Để một trong các chỉ số thị trường chung tạo ra tín hiệu thiết lập đỉnh có giá trị, dấu hiệu phân phối phải lặp lại liên tục.
Nếu một trong những chỉ số thị trường chung giảm điểm vào ngày có khối lượng lớn hơn so với ngày hôm trước, nó nên giảm điểm nhiều hơn mức 0,2% để được tính là ngày phân phối.
Khi các cổ phiếu penny mạnh lên, đó là tín hiệu cho thấy thị trường chung đang sắp thiết lập đỉnh. “Trong giông bão, gà tây vẫn muốn bay”. Tức là khi các cổ phiếu có nền tảng cơ bản yếu bắt đầu trở nên nổi bật vào những ngày thị trường “tăng giá”.
Hiện tượng này được ví như những “tên lính quèn” yếu ớt đang cố gắng đẩy thị trường lên. Nhưng một khi các vị tướng (cổ phiếu dẫn dắt) rời bỏ trận địa, những “tên lính quèn
Giao dịch chứng khoán chiều 21/10: Ồ ạt chốt lời, VN-Index mất mốc 940 điểm
Áp lực chốt lời cuối phiên sáng đã diễn ra mạnh hơn trong phiên chiều, đẩy VN-Index giảm khá mạnh, xuống dưới mốc 940 điểm.
Trong phiên sáng, sau chuỗi phiên tăng điểm liên tiếp, áp lực chốt lời đã xuất hiện tại nhiều mã, nhưng nhờ có sự nâng đỡ của một số mã ngân hàng, cùng một vài mã lớn khác, nên VN-Index chỉ chớm đỏ trước khi bước vào giờ nghỉ trưa.
Tuy nhiên, bước vào phiên giao dịch chiều, áp lực bán gia tăng và lan rộng khắp bảng điện tử, kéo thêm hàng chục mã giảm giá, khiến sắc đỏ bao trùm bảng điện tử, số mã giảm từ mức ngang bằng số mã tăng trong phiên sáng đã chiếm thế áp đảo trong phiên chiều. VN-Index sau ít phút cầm cự đầu phiên chiều đã rơi theo hướng thẳng đứng xuống mức thấp nhất ngày 939 điểm trước khi kịp thoát mức đáy khi chốt phiên.
Chốt phiên, VN-Index giảm 5,39 điểm (-0,57%), xuống 939,03 điểm với 166 mã tăng và 240 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 412,7 triệu đơn vị, giá trị 8.395,6 tỷ đồng, giảm 7% về khối lượng và 8,6% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 40,3 triệu đơn vị, giá trị 1.230 tỷ đồng.
Áp lực bán gia tăng khiến nhiều mã không duy trì được sắc xanh, trong 4 mã ngân hàng chú ý của phiên sáng, chỉ còn STB và VPB giữ được sắc xanh nhạt, còn TCB và MBB đóng cửa trong sắc đỏ.
Trong đó, STB vẫn là mã khớp lớn nhất với 25,8 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,41% lên 14.400 đồng; tiếp đến là TCB thay vị trí của VPB trong phiên sáng với tổng khớp 20,95 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,63% xuống 23.750 đồng; VPB đứng thứ 3 với tổng khớp 16 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 1,21% lên 25.100 đồng. MBB vẫn đứng thứ 5 về thanh khoản sau TCH và HPG với 9,5 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 0,8% xuống 18.550 đồng.
Ngoài STB và VPB, trong các mã tăng khác, hỗ trợ cho VN-Index có VHM, VNM, BID, SAB, VRE, NVL, nhưng mức tăng rất thấp, chỉ có VRE tăng 1,64% lên 27.900 đồng là tốt nhất.
Trong khi đó, hàng loạt mã giảm giá, trong đó CTG giảm mạnh 3,27% xuống 31.050 đồng, GVR giảm 3,73% xuống 14.200 đồng, BVH giảm 3,7% xuống 52.000 đồng, TPB giảm 2,53% xuống 25.000 đồng, BHN giảm 2,14% xuống 68.500 đồng...
Các mã vừa và nhỏ cũng đa số chìm trong sắc đỏ, ngoại trừ một số mã khởi sắc, đi ngược xu hướng thị trường. Cụ thể, TVB tăng trần lên 8.540 đồng, khớp 2,4 triệu đơn vị, OGC tăng trần lên 8.020 đồng, khớp hơn 1,6 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần; TDC cũng tăng trần lên 9.580 đồng, khớp gần 1,2 triệu đơn vị và còn dư mua giá trần. Cũng có sắc tím khi bước vào giờ nghỉ trưa là CSV, TDG, ACL, RAL, còn lại đều chìm trong sắc đỏ.
Trên HNX, dù diễn biến tích cực hơn khi phần lớn thời gian chỉ số chính dao động trong sắc xanh, nhưng áp lực bán cuối phiên, nhất là trong nhóm HNX30 đã khiến VN-Index đóng cửa trong sắc đỏ, ở mức thấp nhất ngày.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 0,34 điểm (-0,25%), xuống 139,98 điểm với 63 mã tăng và 75 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 51,4 triệu đơn vị, giá trị 706 tỷ đồng, tăng 4% về khối lượng, nhưng giảm 8,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 1,9 triệu đơn vị, giá trị 21,5 tỷ đồng.
Giao dịch trên HNX sôi động hơn trong phiên chiều, nhưng lực bán thắng thế nên nhiều mã giảm giá. Trong đó, ACB giảm 0,4% xuống 25.200 đồng, khớp 8,87 triệu đơn vị, đứng đầu sàn HNX. SHS khớp 6,7 triệu đơn vị, đóng cửa giảm 2,19% xuống 13.400 đồng. PVS giảm 2,11% xuống 13.900 đồng, khớp 4 triệu đơn vị. SHB đứng giá tham chiếu 15.800 đồng, khớp 2,2 triệu đơn vị. Chỉ NVB bất ngờ ngược dòng khi đảo chiều tăng 1,11% lên 9.100 đồng, khớp 3,27 triệu đơn vị.
Trong khi đó, UPCoM lại ngược lại với sàn HNX khi chỉ số chính của thị trường này gần như dao động trong sắc đỏ suốt phiên, nhưng lại kịp thoát hiểm trong tích tắc, đóng cửa với sắc xanh nhẹ.
Chốt phiên, UPCoM-Index tăng 0,04 điểm ( 0,06%), lên 63,75 điểm với 97 mã tăng và 83 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 35,4 triệu đơn vị, giá trị 525 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,9 triệu đơn vị, giá trị 101,5 tỷ đồng.
Trên thị trường này, LPB vẫn là vua thanh khoản với tổng khớp 13 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,81% lên 12.400 đồng. Cổ phiếu này sắp sửa chia tay UPCoM để lên niêm yết trên HOSE.
Ngoài LPB có thêm 4 cổ phiếu nữa có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị trong phiên chiều là BSR, BVB, NAB và VIB, trong đó mức giá có sự phân hóa khi BSR và BVB giảm, còn NAB và VIB tăng.
Trên thị trường phái sinh, toàn bộ 4 hợp đồng tương lai chỉ số VN30 đều giảm theo chỉ số này, trong đó hợp đồng có kỳ hạn gần nhất (đáo hạn ngày 19/11) là VN30F2011 giảm 0,3% xuống 908,5 điểm với 122.699 hợp đồng được chuyển nhượng, khối lượng mở 30.254 hợp đồng.
Trên thị trường chứng quyền, số mã tăng lại nhiều hơn số mã giảm với có 47 mã tăng và 40 mã giảm. Trong đó, CVRE2007 là mã có thanh khoản tốt nhất với hơn 1,2 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 2,17% lên 470 đồng. Tiếp đến là CVPB2008 với hơn 1 triệu đơn vị được giao dịch, đóng cửa tăng 6,9% lên 2.170 đồng.
Đáo hạn phái sinh trong yên ả Nghị định 121/2020/NĐ-CP là chất xúc tác khiến cán cân tâm lý trên sàn cơ sở nghiêng về bên mua. Tuy nhiên, trên sàn phái sinh, phiên đáo hạn (15/10) lại kết thúc trong yên ả, nhà đầu tư chốt lời sớm. Bẻ gẫy tín hiệu phân kỳ âm Sự bùng nổ đã xuất hiện là hệ quả tất yếu khi thị trường...