Tín hiệu lạc quan của kinh tế Mỹ trước thềm bầu cử
Theo báo cáo của một nhóm nghiên cứu kinh tế, niềm tin của người tiêu dùng Mỹ đang gia tăng khi ngày bầu cử sắp tới gần.
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở Foster City, bang California, Mỹ ngày 15/5/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Theo báo cáo của The Conference Board công bố ngày 29/10, chỉ số lòng tin người tiêu dùng Mỹ đã tăng mạnh từ mức 99,2 của tháng 9/2024 lên 108,7 điểm trong tháng 10/2024, đán.h dấu mức tăng lớn nhất kể từ tháng 3/2021. Trước đó, các nhà phân tích đưa ra dự báo rằng chỉ số này sẽ tăng nhẹ hơn, vào khoảng 99,3 điểm trong tháng 10/2024.
Chỉ số lòng tin người tiêu dùng – thước đo đán.h giá của người dân Mỹ về tình hình kinh tế hiện tại và triển vọng trong 6 tháng tới. Thước đo kỳ vọng ngắn hạn của người tiêu dùng Mỹ về thu nhập, kinh doanh và thị trường lao động tăng lên 89,1 điểm trong tháng 10/2024, vượt qua ngưỡng 80 – vốn được coi là mức báo hiệu nguy cơ suy thoái trong tương lai gần.
Tỷ lệ người tiêu dùng Mỹ dự đoán kinh tế nước này rơi vào suy thoái trong 12 tháng tới cũng giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi The Conference Board bắt đầu khảo sát chỉ số này vào tháng 7/2022. Đán.h giá của người tiêu dùng về tình hình hiện tại cũng tăng 14,2 điểm, đạt mức 138 điểm.
Bà Dana Peterson, nhà kinh tế trưởng của The Conference Board cho biết: “Đán.h giá của người tiêu dùng về tình hình kinh doanh hiện tại đã chuyển sang tích cực. Nhận định về cơ hội việc làm hiện tại cũng phục hồi sau vài tháng ảm đạm, phản ánh qua dữ liệu khả quan hơn của thị trường lao động”.
Video đang HOT
Báo cáo từ Chính phủ Mỹ hồi đầu tháng này cho biết kinh tế Mỹ tạo ra 254.000 việc làm trong tháng 9/2024, cao hơn dự đoán, và tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 4,1%. Báo cáo việc làm tháng 10 dự kiến sẽ được công bố vào ngày 1/11 tới.
Cũng trong ngày 29/10, Bộ Lao động Mỹ cho biết số vị trí việc làm còn trống của nước này đang giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 1/2021, có thể báo hiệu thị trường lao động đang mất đà. Tuy nhiên, số vị trí việc làm còn trống vẫn đang ở mức cao hơn so với trước đại dịch.
Quyết định cắt giảm lãi suất lần đầu tiên trong hơn 4 năm của Cục Dự trữ liên bang (Fed) vào tháng 9/2024 thể hiện sự tập trung mới nhằm hỗ trợ thị trường lao động đang suy yếu. Các nhà hoạch định chính sách Fed cũng dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất chủ chốt sâu hơn trong hai cuộc họp cuối năm và dự kiến thực hiện bốn lần giảm lãi suất nữa vào năm 2025.
Mặc dù thị trường lao động đã chậm lại, nhưng số lượng người lao động bị sa thải của Mỹ ở mức thấp kỷ lục và tiề.n lương vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ổn định. Tài sản ròng của hộ gia đình đã tăng lên, nhờ sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và giá nhà cao hơn. Lượng tiết kiệm vẫn ở mức cao và lạm phát cũng đã hạ nhiệt đáng kể, giúp các hộ gia đình giảm bớt gánh nặng, đặc biệt là những gia đình thu nhập thấp.
Chi tiêu của người tiêu dùng chiếm gần 70% hoạt động kinh tế của Mỹ và được các nhà kinh tế theo dõi sát sao để đán.h giá tâm lý người tiêu dùng. Bộ Thương mại sẽ công bố dự báo sơ bộ về tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý III/2024 vào ngày 30/10 (giờ địa phương), chỉ chưa đầy một tuần trước khi người dân Mỹ bỏ phiếu vào ngày 5/11 để lựa chọn chủ nhân mới của Nhà Trắng. Các cuộc thăm dò cho thấy cuộc đua giữa hai ứng cử viên hàng đầu là Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris của đảng Dân chủ và cựu Tổng thống Donald Trump của đảng Cộng hòa đang rất sít sao.
Người dân Mỹ, những người coi kinh tế là vấn đề hàng đầu trong cuộc bầu cử, đã phải đối mặt với giá thực phẩm và nhà ở tăng cao, mặc dù nền kinh tế Mỹ đã vượt qua nguy cơ suy thoái và tiếp tục hoạt động tốt hơn so với các quốc gia khác trên thế giới.
Theo khảo sát của các chuyên gia kinh tế, GDP của Mỹ trong quý III/2024 dự kiến sẽ tăng 3%, ngang bằng với tốc độ tăng trưởng trong quý II.
Sức ép lạm phát suy yếu mở đường cho Fed hạ lãi suất
Giá sản xuất tại Mỹ đã tăng ít hơn dự kiến trong tháng 7/2024 do chi phí dịch vụ giảm mạnh nhất trong gần một năm rưỡi giữa những dấu hiệu về khả năng định giá của các doanh nghiệp giảm dần.
Thông tin này báo hiệu áp lực lạm phát suy yếu, qua đó củng cố hy vọng về một đợt cắt giảm lãi suất vào tháng tới.
Người dân chọn mua hàng hóa tại siêu thị ở Foster City, California, Mỹ, ngày 11/7/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 13/8 cũng cho thấy những chỉ số tích cực đối với hầu hết các thành phần tạo nên chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE), thước đo lạm phát được Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) theo dõi cho chính sách tiề.n tệ. Lạm phát giảm tốc sẽ cho phép Fed tập trung nhiều hơn vào thị trường lao động.
Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên mức cao của gần 3 năm là 4,3% trong tháng 7/2024 đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng giảm sút trong thị trường tài chính, điều mà phần lớn đã bị các nhà kinh tế bác bỏ.
Nhà kinh tế trưởng Christopher Rupkey tại FWDBONDS cho biết mức tăng giá sản xuất đã chậm lại trong tháng này. Đây là tin tốt cho cuộc chiến chống lạm phát của Fed, song Chỉ số giá sản xuất (PPI) không giảm. Do đó các quan chức Fed không cần phải vội vàng ra quyết định và đưa ra các đợt cắt giảm lãi suất vì nền kinh tế đang đi xuống.
Cục Thống kê Lao động thuộc Bộ Lao động Mỹ cho biết chỉ số PPI trong tháng 7/2024 đã tăng 0,1% sau khi tăng 0,2% trong tháng 6/2024. Mức tăng thấp hơn so với dự báo tăng 0,2% mà các nhà phân tích của Reuters đưa ra. Trong 12 tháng tính đến tháng 7/2024, chỉ số PPI tăng 2,2% sau khi tăng 2,7% tính đến tháng 6/2024. Giá dịch vụ giảm 0,2%, mức giảm lớn nhất kể từ tháng 3/2023, sau khi tăng 0,4% vào tháng 6/2024.
Các thị trường tài chính dự đoán Fed có đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng 9/2024, tiếp theo là các đợt giảm lãi suất với mức tương tự vào tháng 11 và tháng 12. Thị trường không loại trừ khả năng có một đợt cắt giảm 50 điểm cơ bản trong tháng 9/2024. Tuy vậy, quyết định của Fed sẽ phụ thuộc vào báo cáo việc làm tháng 8/2024.
Fed đã duy trì lãi suất trong phạm vi từ 5,25% đến 5,50% trong một năm, sau khi tăng 525 điểm cơ bản trong năm 2022 và 2023.
Chủ tịch Fed chi nhánh Atlanta, ông Raphael Bostic, cho biết ông đang chờ đợi "thêm một chút dữ liệu" trước khi ủng hộ việc giảm lãi suất, đồng thời nhấn mạnh rằng ông muốn chắc chắn rằng Fed sẽ không phải thay đổi hướng đi một khi bắt đầu cắt giảm.
Phát biểu tại Hội nghị các chuyên gia tài chính người Mỹ gốc Phi ở Atlanta hôm 13/8, ông Bostic nói rằng các nhà hoạch định chính sách muốn một sự chắc chắn. Sẽ rất tồi tệ nếu Fed bắt đầu cắt giảm lãi suất rồi phải quay đầu và tăng lại.
Bình luận của ông Bostic được đưa ra sau khi dữ liệu về thị trường lao động yếu hơn dự kiến đã làm dấy lên lo ngại rằng Fed đã chờ đợi quá lâu để bắt đầu cắt giảm lãi suất.
Khả năng Fed cắt giảm thêm lãi suất trong năm nay Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) dự kiến sẽ thực hiện thêm một hoặc hai lần cắt giảm lãi suất trong năm nay để điều chỉnh chính sách tập trung vào thị trường lao động. Thông tin này được một quan chức cấp cao của Fed đưa ra ngày 9/10. Trụ sở Cục Dự trữ liên bang Mỹ tại Washington DC. Ảnh:...