Tin giả lan truyền với tốc độ chóng mặt: vắc-xin COVID-19 khiến cơ thể người nhiễm từ và phát sóng Bluetooth
Những tin giả này được lan truyền bởi cả các bác sĩ khiến nhiều người cảm thấy bối rối.
Một số trang tin tại Ấn Độ mới đây cho biết chiến dịch tiêm chủng COVID-19 của họ vô tình đã đem lại siêu năng lực cho ít nhất 3 người đàn ông. Cụ thể, một người ở thủ đô New Delhi, và hai người khác ở bang Maharashtra bất ngờ có khả năng hút các đồ vật bằng sắt sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc-xin AstraZeneca.
Arvind Sonar, một công dân tại thành phố Nashik, tiểu bang Maharashtra, Ấn Độ khẳng định với tờ The Times of India người mình đã nhiễm từ mạnh dưới tác dụng phụ của vắc-xin. Để minh chứng, Sonar đã quay một video cho thấy đồng xu, dĩa và thìa sắt có thể dính chặt vào cơ thể:
Người đàn ông Ấn Độ khẳng định người mình nhiễm từ sau khi tiêm vắc-xin COVID-19
Cơ quan xác minh của Cục Thông tin Báo chí Ấn Độ (PIB Fact Check) ngay lập tức đã vào cuộc để tìm hiểu về các thông tin này. Và họ cho biết: ” Những tuyên bố như vậy về vắc-xin COVID-19 là vô căn cứ. Vắc-xin không thể gây ra phản ứng từ tính trong cơ thể người”.
Vắc-xin COVID-19 không thể khiến cơ thể người nhiễm từ
Trên thực tế, da người có thể tiết ra một số loại bã nhờn có độ dính cao, và việc một cái thìa hay một đồng xu có thể dính trên cơ thể sau đó không có gì là khó hiểu – ngay cả khi các đồ vật này không được làm bằng sắt.
Và để phản bác lại toàn bộ giả thuyết vắc-xin COVID-19 có thể khiến máu của bạn nhiễm từ, một kỹ sư điện người Canada, người sở hữu kênh Youtube ElectroBOOM với 4,53 triệu lượt Subcribe, đã làm một video giải thích tại sao điều đó hoàn toàn vô lý và không thể xảy ra:
Kỹ sư người Canada chứng minh tại sao vắc-xin COVID-19 không thể khiến bạn nhiễm từ
Kỹ sư người Canada cho biết vắc-xin COVID-19 không hề chứa hạt từ. Mà anh giả thiết nếu toàn bộ liều vắc-xin là các hạt từ đi chăng nữa, nó cũng không đủ mạnh để biến cơ thể bạn thành một nam châm khổng lồ.
” Nhưng nếu chúng thực sự mạnh được vậy thì sao? “, ElectroBOOM tự hỏi. ” Các hạt từ tính mạnh sẽ kết tụ lại với nhau trong động mạch của bạn, chúng sẽ kéo các cơ quan nội tạng lại với nhau. Tỷ lệ tử vong của bạn là 100% “, anh kết luận.
Tin giả được lan truyền bởi cả các bác sĩ
Đầu tuần này, giả thuyết vắc-xin COVID-19 khiến người tiêm nhiễm từ cũng đã khiến Ủy ban Y tế Hạ viện Mỹ ở bang Ohio phải tổ chức một phiên điều trần. Joanna Overholt, một y tá ủng hộ giả thuyết đã cố gắng lấy chính cơ thể mình làm bằng chứng cho việc đó.
Cô ấy đặt một chiếc chìa khóa lên ngực mình và với độ nghiêng và ma sát da ở đó, nó đã dính lại. ” Hãy giải thích cho tôi đi, tại sao chiếc chìa khóa dính vào tôi được”, Overholt nói một cách tự tin trước khi đặt nó lên cổ. Lần này, chiếc chìa khóa đã liên tục rơi xuống khiến chính cô ấy cũng phải bối rối:
Joanna Overholt tại phiên điều trần trước Ủy ban Y tế Hạ viện Mỹ ở bang Ohio
Overholt trích dẫn giả thuyết này từ Sherri Tenpenny, một bác sĩ ở Ohio, nhưng Tenpenny từng được liệt vào một danh sách đen những người hay đưa ra thông tin sai lệch về vắc-xin trên internet.
Đáng nói là cả Overholt và Tenpenny đều được đào tạo về y tế và được cấp bằng cấp y tá và bác sĩ chính thức tại Mỹ. Điều này khiến cho một số người tự hỏi tại sao họ lại có thể tốt nghiệp trường y và làm việc trong hệ thống y tế Mỹ.
” Nếu phải đi viện, tôi mong sẽ không bao giờ gặp phải y tá này “, một người dùng mạng xã hội chia sẻ sau khi xem clip.
Và vắc-xin cũng không thể khiến cơ thể bạn phát sóng Bluetooth
Các thuyết âm mưu kỳ lạ liên quan đến vắc-xin COVID-19 thường lợi dụng môi trường mạng xã hội để lây lan nhanh chóng. Trở lại cuối tháng 5, một video được chia sẻ trên nền tảng Naver Blog của Hàn Quốc cũng tuyên bố vắc-xin COVID-19 có thể khiến cơ thể bạn phát sóng Bluetooth.
Trong đó, một người dùng mạng xã hội tuyên bố: ” Các thiết bị điện tử nhận ra một người đã tiêm vắc xin ngừa COVID-19 như một thiết bị khác có chức năng Bluetooth. Chúng ghép đôi bạn và hiển thị tên bạn là ‘AstraZeneca’”.
Trên thực tế, các chuyên gia y tế đều bác bỏ thông tin này và nói nó hoàn toàn sai sự thật. Giải thích lý do về chiếc điện thoại có thể phát hiện thiết bị có tên “AstraZeneca”, các chuyên gia nói rằng đó không phải là người được tiêm. Bất cứ ai cũng có thể đổi tên thiết bị Bluetooh trong phần cài đặt điện thoại của mình, do đó, nhiều khả năng đây chỉ là một trò đùa.
Bị một kênh YouTube đưa sai sự thật, Hieupc đăng đàn "nhắc nhở" quyết liệt
Những hành động cứng rắn của Hieupc đã nhận được rất nhiều sự đồng tình của cư dân mạng.
Cộng đồng mạng mới đây đã rất xôn xao khi Hiếu PC chính thức đăng đàn cảnh cáo kênh YouTube có tên "NBVN" đã đăng tải một video với cùng tiêu đề mang tính sai sự thật và giả mạo. Thậm chí còn dùng thumbnail có chứa hình ảnh cựu hacker Ngô Minh Hiếu.
Video trên kênh "Nhật Báo VN" đưa tin sai sự thật về Hieupc
Rất nhanh chóng, Hieupc đã viết một bài đăng Facebook cá nhân đính chính rằng đây không phải là những phát ngôn của bản thân, cùng với đó khẳng định rằng mình sẽ không "nhúng tay" showbiz.
Bài đăng "nhắc nhở" của cựu hacker
Cùng với đó, anh yêu cầu kênh "NBVN" nhanh chóng gỡ bỏ video kể trên, nếu không hợp tác, anh cùng các đồng sự sẽ tìm cách hạ kênh. Hành động cứng rắn cùng quan điểm rõ ràng của Hieupc nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của cộng đồng mạng. Nhiều người cho rằng, các động thái quyết liệt của Hieupc là thật sự cần thiết trong công cuộc "diệt trừ" tin giả, từ đó có thể tránh được trường hợp các thông tin sai sự thật sẽ gây hiểu lầm hoặc hoang mang trong dư luận.
Tối hậu thư của Hieupc
Ban đầu, kênh "NBVN" vẫn rất cứng đầu và nhất quyết không gỡ video khỏi kênh. Chỉ đến khi anh chàng cựu hacker đe dọa sẽ phối hợp với các anh em đang làm việc tại website "chongluadao.vn" để hạ kênh thì video kể trên mới biến mất.
Video đã bị ẩn đi
Hieupc là một cựu hacker người Việt, từng xâm nhập đánh cắp hơn 3 triệu số an sinh xã hội của các công dân Mỹ. Sau cùng, anh bị FBI bắt giữ và bị tuyên án 40 năm tù. Tuy nhiên, do thành khẩn trong quá trình điều tra và cải tạo tốt, Hieupc nhanh chóng được ân xá. Tháng 9/2020, Ngô Minh Hiếu chính thức nộp đơn và trúng tuyển vào Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia. Hiện tại anh đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực an ninh mạng, chống lừa đảo, giả mạo phục vụ cộng đồng.
Nguồn: Tổng hợp
Không có chuyện trường vận động phụ huynh đặt 60 mâm tiệc chia tay học sinh Mới đây, một tài khoản facebook đăng thông tin nghe nói trường Võ Thị Sáu (TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) vận động tiền phụ huynh khối 9 đặt tiệc chia tay học sinh. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, khoảng 4 ngày trước, một tài khoản facebook có đăng thông tin với nội dung: " Nghe nói Trường Võ Thị...