Tín dụng và tiết kiệm trên địa bàn TP.HCM tăng chậm
Mặc dù có cải thiện từ tháng 5, song so với mức tăng trưởng của cùng kỳ năm trước thì cả tốc độ tăng trưởng tiền gửi và dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đều giảm phân nữa.
Huy động tiết kiệm chỉ mới tăng trở lại từ tháng 5
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) – chi nhánh TP.HCM, trong những tháng đầu năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, NHNN đã thực hiện 2 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành, giảm trần lãi suất huy động dưới 6 tháng và trần lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực.
So với cuối năm 2019, lãi suất áp dụng của các tổ chức tín dụng trên địa bàn TP.HCM cũng được điều chỉnh giảm.
Lãi suất huy động bằng VNĐ trên địa bàn TP.HCM được áp dụng phổ biến ở mức 4,24 – 4,25%/năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng; mức 4,9 – 7,12%/năm đối với kỳ hạn từ 6 – 12 tháng; phổ biến ở mức 6,17 – 7,73%/năm đối với các kỳ hạn trên 12 tháng. So với cuối năm 2019, lãi suất giảm 0,09 – 0,75%/năm, tùy kỳ hạn.
Vì thế, tốc độ tăng trưởng tiền gửi tiết kiệm không cao. Số liệu đưa ra của NHNN – chi nhánh TP.HCM cho thấy, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn chỉ mới tăng trưởng trở lại từ tháng 5/2020, nhưng không cao.
Đến cuối tháng 4/2020, vốn huy động trên địa bàn vẫn giảm 0,13% so với cuối năm 2019, riêng tháng 5/2020 vốn huy động chuyển biến tăng, tăng 1,7% so với tháng trước và dự ước 6 tháng vốn huy động trên địa bàn tăng 2,12% so đầu năm nay.
Trong khi, 6 tháng đầu năm 2019, tổng huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn TP.HCM tăng đến 6%.
Cụ thể, tổng huy động vốn của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đến 30/6/2020 (số liệu dự ước) đạt 2.601.000 tỷ đồng, tăng 2,12% so với cuối năm 2019 và tăng 9,81% so với cùng kỳ.
Trong đó, vốn huy động bằng VNĐ ước đạt 2.255.000 tỷ đồng, chiếm 86,7% trong nguồn vốn huy động và tăng 1,8% so với cuối năm 2019.
Video đang HOT
Vốn huy động bằng ngoại tệ ước đạt 346.000 tỷ đồng, chiếm 13,3% trong nguồn vốn huy động và tăng 4,25% so với cuối năm 2019.
Về hình thức, tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế và cá nhân ước đạt 1.323.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 50,9% trong nguồn vốn huy động và tăng 2,85% so với cuối năm 2019.
Tiền gửi tiết kiệm của khách hàng dân cư ước đạt 1.101.000 tỷ đồng, chiếm 43,3% trong nguồn vốn huy động và tăng 0,25% so với cuối năm 2019.
Phát hành giấy tờ có giá ước đạt 177.000 tỷ đồng, chiếm 6,8% trong nguồn vốn huy động và tăng 8,97% so với cuối năm 2019.
Đánh giá về tình hình huy động vốn, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM cho biết, nhìn chung, vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm.
Tín dụng bắt đầu cải thiện, nhưng khó đạt mục tiêu
Theo báo cáo của NHNN chi nhánh TP.HCM, lãi suất đầu vào giảm kéo theo lãi suất cho vay đi xuống. Cụ thể, ,so với cuối năm 2019, lãi suất VNĐ giảm 0,27 – 1,5%/năm, tùy kỳ hạn.
Trong đó, lãi suất cho vay bằng VNĐ đối các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường đến nay được áp dụng phổ biến ở mức 6 – 9%/năm đối với ngắn hạn và ở mức 9,5 – 10,5%/năm đối với trung, dài hạn.
Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 lĩnh vực, ngành nghề áp dụng không quá 5%/năm theo đúng quy định của NHNN. Lãi suất cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ đối với các khoản vay đầu tư, kinh doanh bất động sản được áp dụng cao nhất ở mức 12%/năm.
Lãi suất cho vay bằng USD được áp dụng phổ biến ở mức 3,47 – 3,7%/năm đối với ngắn hạn và ở mức 5,1 – 5,3%/năm đối với trung, dài hạn. Lãi suất huy động bằng USD được áp dụng ở mức 0% theo đúng quy định của NHNN.
Ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết, tổng dư nợ tín dụng của các TCTD trên địa bàn đến 30/6/2020 (số liệu dự ước) đạt 2.354.000 tỷ đồng, tăng 2,52% so với cuối năm 2019 và tăng 8,39% so với cùng kỳ năm trước.
Cụ thể, dư nợ tín dụng bằng VNĐ ước đạt 2.187.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 92,9% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 2,7% so với cuối năm 2019. Dư nợ tín dụng bằng ngoại tệ ước đạt 167.000 tỷ đồng, chiếm 7,1% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 0,27% so với cuối năm 2019.
Theo kỳ hạn tín dụng, dư nợ ngắn hạn ước đạt 1.142.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,51% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 3,89% so với cuối năm 2019. Dư nợ trung, dài hạn ước đạt 1.212.000 tỷ đồng, chiếm 51,49% và tăng 2,12% so với cuối năm 2019.
Đánh giá về tình hình hiện nay, theo lãnh đạo NHNN chi nhánh TP.HCM, tín dụng tăng chậm trong 5 tháng đầu năm và tiếp tục tập trung vào 5 nhóm, lĩnh vực ưu tiên theo định hướng của Ngân hàng Trung ương.
Trong đó, tín dụng tháng 1/2020 tăng 0,25%, tháng 02/2020 tăng 0,13%, tháng 3/2020 tăng 1,11%, tháng 4/2020 giảm nhẹ, giảm 0,05%, tháng 5/2020 tăng 1,7% so đầu năm 2020.
Đến cuối tháng 5/2020, dư nợ tín dụng mới bắt đầu tăng mạnh nhất từ đầu năm 2020 khi tăng 1,57% so với cuối năm 2019 và dự ước đến 30/6/2020, tín dụng trên địa bàn tăng 2,52% (5 tháng đầu năm 2019 tín dụng trên địa bàn TP.HCM tăng 5,2% và 6 tháng tăng tăng 7%).
Hoạt động tín dụng tăng trưởng chậm phản ánh đúng xu hướng thị trường, tình hình hoạt động của doanh nghiệp và tình hình tăng trưởng kinh tế - xã hội trong điều kiện đại dịch, nhiều hoạt động kinh tế, nhiều ngành lĩnh vực bị suy giảm sản xuất, ngưng hoạt động thậm chí đóng cửa.
Tín dụng bằng VNĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng. 5 tháng đầu năm 2020, tín dụng bằng VNĐ chiếm tỷ trọng 93% trong tổng dư nợ tín dụng và tăng 2%. Trong khi đó, tín dụng bằng ngoại tệ chỉ chiếm tỷ trọng 7% trong tổng dư nợ tín dụng và giảm 1,83%.
Còn nếu phân tích dư nợ theo ngành, thì một số ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid – 19 nên tốc độ tăng trưởng chậm, thấp gồm: vận tải kho bãi giảm 6,1%; thông tin truyền thông giảm 11%; cung cấp nước; khai khoáng giảm 15,5%; công nghiệp chế biến chế tạo tăng 1%…
Cũng theo ông Minh, đến 30/4/2020, tỷ lệ nợ xấu trên địa bàn chiếm khoảng 2,08% trong tổng dư nợ địa bàn.
Dư nợ cho vay ngắn hạn bằng VNĐ đối với 5 nhóm ngành, lĩnh vực (đến cuối tháng 4/2020) đạt 164.965 tỷ đồng, với 31.538 khách hàng vay vốn. Trong đó: cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 27.482 tỷ đồng; Cho vay xuất khẩu đạt 13.619 tỷ đồng; Cho vay hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt 117.034 tỷ đồng; Cho vay công nghiệp hỗ trợ đạt 6.747 tỷ đồng; Cho vay Doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 83 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay theo chương trình bình ổn thị trường đến cuối tháng 4/2020 đạt 762 tỷ đồng cho 28 doanh nghiệp bình ổn được vay vốn, và tất cả là dư nợ ngắn hạn.
Năm 2020, chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp tiếp tục được ngành ngân hàng đẩy mạnh. Chương trình tiếp tục tập trung thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp thông qua 4 hoạt động chính, và kết quả như sau: Tổ chức cho các ngân hàng thương mại trên địa bàn đăng ký Gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp năm 2020.
Hiện đã có 12 thương hiệu ngân hàng đăng ký gói tham gia chương trình kết nối ngân hàng – doanh nghiệp năm 2020 là 274.450 tỷ đồng. Đến cuối tháng 4/2020, các tổ chức tín dụng đã giải ngân 35.855 tỷ đồng với 4.571 khách hàng vay vốn.
“Các ngân hàng đang kích cầu tín dụng, song do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, khó có thể tăng trưởng tín dụng ở mức cao trong năm nay nên khó có thể đạt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay”, ông Minh cho biết thêm.
ABBank báo lãi hơn 1.100 tỷ đồng trong 11 tháng đầu năm
Ngân hàng An Bình liên tục cập nhật kết quả kinh doanh các tháng cuối năm.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank) vừa công bố thông tin kết quả kinh doanh 11 tháng đầu năm 2019.
Theo đó, tính đến hết ngày 30/11/2019, ABBank đạt 1.107 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Như vậy trong 2 tháng đầu của quý 4 ngân hàng này đạt 251 tỷ đồng lợi nhuận, tức mỗi tháng hơn 125 tỷ đồng, cao hơn 25% so với lợi nhuận bình quân các tháng của 9 tháng đầu năm.
Trước đó hồi cuối tháng 10 ngân hàng cũng cập nhật kết quả kinh doanh 10 tháng với lợi nhuận 925 tỷ đồng.
So với kế hoạch đề ra cả năm thì 11 tháng ngân hàng đã đạt 91% kế hoạch.
Tổng tài sản của ABBank đến cuối tháng 11 đạt 94.259 tỷ đồng, tăng 4.021 tỷ đồng so với đầu năm. Dư nợ tín dụng, đạt 55.221 tỷ đồng, hoàn thành 90% kế hoạch năm. Huy động vốn đạt 71.847 tỷ đồng, hoàn thành 87% kế hoạch năm.
Ngân hàng cho biết các chỉ tiêu kinh doanh khác cũng đang ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát tốt ở mức 1,8%.
Phương Thảo
Theo Tài chính Plus
Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển tài chính toàn diện Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chính sách và hoạt động trong khuôn khổ tài chính toàn diện, như phát triển tài chính vi mô, thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của người dân... Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6/2019, Việt Nam có gần một...