Tín dụng tiêu dùng gặp khó ở các kênh truyền thống
Hiện nay, cho vay mua/sửa nhà, điện tử điện máy và phương tiện đi lại đang là các loại hình có tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, việc mở rộng dư nợ các khoản vay này đang gặp một số khó khăn.
Tín dụng tiêu dùng gặp khó ở các kênh truyền thống
Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường FiinGroup, dư nợ tín dụng tiêu dùng tăng trung bình tới 66,3%/năm trong giai đoạn 2015-2017, cao hơn nhiều so với mức 20% của 2013-2014. Tăng trưởng của năm 2018 đạt 30,4%, thấp hơn mức 59% trung bình 5 năm trước.
Dù vậy, tín dụng tiêu dùng ngày càng có vai trò quan trọng khi tỷ trọng tín dụng tiêu dùng trong tổng tín dụng cho nền kinh tế đã tăng từ mức 12,3% (năm 2016) lên 17% (năm 2017) và 19,7% (năm 2018). Đây vẫn là mức thấp so với các nước phát triển trên thế giới (40-50%).
Hiện nay, cho vay mua/sửa nhà, điện tử điện máy và phương tiện đi lại đang là các loại hình có tỷ trọng lớn nhất trong tín dụng tiêu dùng tại Việt Nam. Tuy nhiên, báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, việc mở rộng dư nợ các khoản vay này đang gặp một số khó khăn.
Thứ nhất, theo VDSC, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có động thái siết chặt hơn đối với cho vay mua nhà.
Cụ thể, trước đây hệ số rủi ro với các khoản vay cá nhân bảo đảm bằng bất động sản cố định ở mức 50%, tuy nhiên theo quy định tại Thông tư 41, hệ số rủi ro sẽ thay đổi trong khoảng 25-200% tùy thuộc Tỷ lệ bảo đảm (Số dư khoản phải đòi/Giá trị tài sản bảo đảm) và Tỷ lệ thu nhập (Số dư phải hoàn trả trong năm/Tổng thu nhập trong năm của khách hàng).
Đối với các tổ chức chưa đáp ứng được Thông tư 41, NHNN dự định ban hành Thông tư 36 sửa đổi, trong đó nâng hệ số rủi ro đối với các khoản vay đảm bảo bằng BĐS có dư nợ gốc trên 1,5 tỷ lên 100-150%.
Đồng thời, NHNN cũng đang lấy ý kiến dự thảo quy định giảm tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn tối đa cho phép xuống 30% trong vòng 3 năm tới. Các động thái này về cơ bản dự kiến sẽ khiến vay mua nhà bị ảnh hưởng từ đó ảnh hưởng đến tín dụng tiêu dùng nói chung.
Thứ hai, các khoản vay khác như phương tiện đi lại và điện tử, điện máy cũng chiếm tỷ trọng cao do các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng đang tiếp cận khách hàng chủ yếu thông qua các kênh bán lẻ hiện đại theo chuỗi hoặc thương mại điện tử, vốn đem lại hiệu quả cao và giúp tiết kiệm được chi phí quản lý.
Tuy nhiên, VDSC cho rằng sự có mặt của họ tại các kênh chuỗi đang trở nên dày đặc, trong khi nhu cầu tiêu thụ xe máy, điện thoại, điện máy đang dần bão hòa.
Video đang HOT
Công ty chứng khoán này dẫn dữ liệu của Euromonitor rằng doanh số hàng điện tử, điện máy năm 2018 giảm còn 11% so với mức bình quân 13,9% trong 5 năm trước.
Ngoài ra, VAMM (Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam) cũng ghi nhận mức tăng trưởng số lượng xe máy tiêu thụ chậm lại trong hai năm qua và thậm chí trong quý I vừa rồi còn có tăng trưởng âm so với cùng kỳ.
Trong khi đó, cho vay bằng tiền mặt dự kiến cũng sẽ bị hạn chế khi các cơ quan quản lý đang có ý định siết chặt hơn giải ngân trực tiếp cho khách hàng.
“Do vậy, việc mở rộng dư nợ tín dụng tiêu dùng nói chung sẽ trở nên khó khăn hơn so với giai đoạn trước”, VDSC đánh giá.
Sự có mặt của các công ty tài chính tiêu dùng tại các chuỗi bán lẻ đang trở nên dày đặc, trong khi nhu cầu tiêu thụ xe máy, điện thoại, điện máy đang dần bão hòa.
Khi các tổ chức tín dụng tập trung đáp ứng các nhu cầu vay mua/sửa nhà, điện tử điện máy và phương tiện đi lại, vốn là các phân khúc có nhu cầu lớn, dễ tiếp cận, thì mức độ cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt do sự tham gia của nhiều đối thủ.
Do đó, VDSC cho rằng để khai thác tốt hơn xu hướng sắp tới của tín dụng tiêu dùng, cũng như thích ứng với định hướng quản lý của cơ quan nhà nước, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng sẽ cần có các phương thức tiếp cận mới.
Cụ thể, về sản phẩm, các nhu cầu tiêu dùng khác cũng cần được tập trung đáp ứng, như mua sắm, du lịch, làm đẹp, nội thất, giải trí, bảo hiểm. Theo đó, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng cần đa dạng hóa danh mục sản phẩm của mình để tiếp cận gần hơn đến các nhu cầu đa dạng, cụ thể của khách hàng.
“Về đối tượng khách hàng, do tài chính toàn diện đang là mối quan tâm của các cơ quan quản lý, các tổ chức tín dụng cần chú trọng hơn đến các phân khúc chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính như đối tượng thu nhập thấp, vùng sâu vùng xa, vượt qua các kênh truyền thống phổ biến như trước đây”, VDSC khuyến nghị.
Công ty chứng khoán này cho hay theo nghiên cứu từ kinh nghiệm quốc tế, các ngân hàng và công ty tài chính tiêu dùng nên phát triển dịch vụ ngân hàng đại lý để mở rộng mạng lưới và hợp tác với các công ty viễn thông và công ty Fintech trong việc tiếp cận đến các phân khúc còn đang bỏ ngỏ này.
Minh Tâm
Theo vietnamfinance.vn
Room ngoại 30% "bó chân" Fintech?
Lần đầu tiên khối doanh nghiệp nước ngoài nêu quan ngại về các chính sách trong lĩnh vực Fintech tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm 2019.
Theo nhiều chuyên gia, việc hạn chế tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành Fintech Việt Nam.
Các thành viên VBF bày tỏ quan điểm không đồng tình với chủ trương hạn chế đầu tư nước ngoài trong các dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo ông Seck Yee Chung, Chủ nhiệm Uỷ ban Công nghệ thông tin và truyền thông thuộc Phòng Thương mại Hoa Kỳ (Amcham), chính sách này sẽ làm hạn chế nghiêm trọng khả năng phát triển của ngành Fintech Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp trong ngành cần phát triển dựa trên công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và Dữ liệu lớn (Big Data) từ các quốc gia đi trước.
ầu năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã trình Chính phủ đề xuất sửa đổi Nghị định 101/2012/N-CP về thanh toán không dùng tiền mặt. Theo đó, cơ quan này muốn hạn chế đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực trung gian thanh toán tối đa không quá 30%, tương đương với hạn mức đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Như vậy, không chỉ với ngân hàng, mà cả các tổ chức trung gian thanh toán cũng đang phải chịu áp lực giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài 30%.
Tổng giám đốc một tổ chức trung gian thanh toán cho rằng, lĩnh vực thanh toán luôn đòi hỏi sự đổi mới về công nghệ, do đó, công ty thanh toán trung gian rất cần huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Từ đó, các công ty trung gian thanh toán mới có thể đáp ứng được xu hướng phát triển của thị trường và nhu cầu thanh toán tiện lợi của khách hàng.
Cho đến nay, hầu hết trung gian thanh toán đình đám tại Việt Nam đã có sự tham gia của dòng vốn ngoại. ơn cử như MoMo, mới đây, công ty này đã nhận được khoản đầu tư từ Warburg Pincus, theo cam kết của hai bên là không tiết lộ giá trị đầu tư. Trước Warburg Pincus, MoMo thu hút được nguồn vốn hơn 28 triệu USD từ Goldman Sachs, Standard Chartered Private Equity (SCPE).
Ông Phạm Thành ức, Tổng giám đốc CTCP Dịch vụ di động trực tuyến (M_Service) với thương hiệu Ví điện tử MoMo cho rằng, công nghệ tài chính (fintech) là nhân tố không thể thiếu trong việc thúc đẩy nền kinh tế số Việt Nam.
Với nguồn lực tài chính và sự hỗ trợ từ Warburg Pincus, MoMo sẽ tiếp tục củng cố nguồn lực, tiếp tục đầu tư công nghệ, mở rộng mạng lưới khách hàng và đối tác, tăng điểm chấp nhận thanh toán và đầu tư vào nguồn nhân lực để tạo ra được hệ sinh thái đáp ứng đa dạng nhu cầu của người dùng.
Trung gian thanh toán này đang hợp tác với hơn 10.000 đối tác trong nhiều lĩnh lực khác, tài chính tiêu dùng, bảo hiểm, thanh toán dịch vụ tiện ích, giải trí... Tuy nhiên, chiến lược phát triển của MoMo thời gian tới là tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư.
Payoo hiện đã có cổ đông nước ngoài Nhật Bản tham gia và không ngừng mở rộng chiến lược tăng trưởng. Tuy nhiên, theo lãnh đạo Payoo cũng không khỏi tham vọng khi có cơ hội thu hút thêm nguồn vốn mở rộng đầu tư.
áng chú ý hơn, một số ví điện tử như 1Pay đã bán 90% cổ phần cho TrueMoney - một doanh nghiệp Thái Lan có cổ đông lớn là Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). Hay VNPT Epay bán 65% vốn cho 2 nhà đầu tư Hàn Quốc là Global Payment Service (64,99%) và UTC Investment Co., Ltd (0,83%); MOL Accessportal mua 50% vốn của Ngân Lượng, NTT Data mua 64% cổ phần Payoo. Một nhóm nhà đầu tư ngoại khác cũng mua 25% cổ phần của Bảo Kim.
Giới phân tích tài chính cho rằng, sự phát triển của các ví điện tử là xu hướng tất yếu và đang hỗ trợ rất tốt cho phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đang được đẩy mạnh, vốn đang ở giai đoạn đầu ở Việt Nam. Với tiềm lực vốn nhỏ bé và công nghệ sơ khai của các ví điện tử hiện nay rất cần mở cửa để hút vốn và công nghệ nước ngoài vào phát triển thị trường này.
Theo lý giải của Ngân hàng Nhà nước, Fintech là lĩnh vực kinh doanh có điều kiện, liên quan đến hoạt động ngân hàng và thị trường tài chính, ảnh hưởng đến sự ổn định và an toàn trong chính sách tiền tệ của quốc gia.
Do đó, để tránh sự thao túng của nhà đầu tư nước ngoài cũng như để đảm bảo chủ quyền quốc gia trong hoạt động ngân hàng tài chính thì cần thiết quy định tỷ lệ tham gia góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài vào các công ty này, trong đó, không loại trừ trung gian thanh toán. Hiện các ngân hàng đã bắt tay với trung gian thanh toán trong nước, thiết lập liên minh để làm đối trọng với nước ngoài, nếu không muốn thị trường Việt Nam giống như Trung Quốc, nơi mà thị phần thanh toán của nhiều ngân hàng đã bị các ví điện tử như Alipay, WeChat Pay nuốt trọn.
Thế nhưng, không chỉ đưa ra dự thảo lấy ý kiến về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với các công ty Fintech, Ngân hàng Nhà nước cũng đang sửa đổi Thông tư 39/2014/TT-NHNN về dịch vụ trung gian thanh toán.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra nhiều quy định "siết" lĩnh vực này, như áp đặt hạn mức giao dịch, buộc người dùng thực hiện các thủ tục khai báo thông tin...
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, các quy định này có thể ảnh hưởng đến hơn 4 triệu người sử dụng dịch vụ, chi phí xã hội ước tính hơn 1.200 tỷ đồng.
Còn theo đại biểu Quốc hội Trần Quang Chiểu, những nội dung trên có thể sẽ cản trở việc thực hiện phát triển kinh tế số và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã có khuyến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét điều chỉnh các quy định này để phù hợp với lợi ích của người dùng và doanh nghiệp.
Vân Linh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Khung pháp lý của Việt Nam đối với Fintech còn sơ khai Dù có tiềm năng lớn nhưng tại Việt Nam mới chỉ khai phá Fintech ở mức độ thấp và khuôn khổ pháp lý còn sơ khai... Công nghệ tài chính hay còn gọi tắt là Fintech đã trở thành từ khóa "hot" trong giới tài chính thế giới từ năm 2008. Việc áp dụng công nghệ vào ngành tài chính không chỉ nâng...