Tín dụng tập trung đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh
Đại dịch Covid-19 đã và đang có những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng ngàn doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hộ gia đình trên địa bàn tỉnh. Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, thời gian qua, cùng với sự vào cuộc của tỉnh, các ngành, địa phương thì các ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đã vào cuộc khá tích cực. Dòng vốn tín dụng hiện nay được ưu tiên cho hoạt động sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Cán bộ Ngân hàng Vietinbank Chi nhánh Quảng Ninh hướng dẫn khách hàng doanh nghiệp một số thủ tục về miễn, giảm lãi suất do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Ông Nguyễn Văn Đoan, Phó Giám đốc NHNN chi nhánh Quảng Ninh cho biết: Từ đầu năm tới nay, Chi nhánh đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng dịch theo quy định, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, thông suốt; thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Cùng với đó, chỉ đạo các TCTD nghiêm túc thực hiện các quyết định điều hành về lãi suất của Thống đốc NHNN, trong đó có việc điều chỉnh giảm các mức lãi suất huy động không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 6 tháng, giảm lãi suất cho vay đối với các lĩnh vực được ưu tiên, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng vay vốn. Đẩy mạnh các dịch vụ trực tuyến và tăng cường công tác thanh toán không dùng tiền mặt nhằm hạn chế việc sử dụng tiền mặt, phòng ngừa lây lan dịch bệnh qua thanh toán bằng tiền mặt.
Cũng từ đầu năm tới nay, ngành Ngân hàng địa phương đã tham gia 7 hội nghị (trực tiếp, trực tuyến) gặp gỡ, tiếp xúc doanh nghiệp do Chính phủ, UBND tỉnh, các sở, ngành tổ chức; phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng và chỉ đạo bộ phận thường trực tiếp nhận, giải đáp, xử lý 31 ý kiến, kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các TCTD trên địa bàn đã đảm bảo tính thanh khoản, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng trong mọi thời điểm. Đặc biệt, thời gian qua dòng vốn tín dụng đã được tập trung đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy hoạt động doanh nghiệp. Đến 31/5/2020 dư nợ đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh đạt 98.454 tỷ đồng, dự kiến đến 30/6/2020 đạt 101.000 tỷ đồng, tăng 1,3% so với 31/12/2019, chiếm 81,5% tổng dư nợ.
Sản xuất gạch tại Công ty CP Gạch ngói Đất Việt (TX Đông Triều). Ảnh: Minh Hà
Video đang HOT
Để hỗ trợ doanh nghiệp, hộ kinh doanh vượt qua thời điểm khó khăn do những tác động tiêu cực và lâu dài từ dịch Covid-19, các chi nhánh TCTD trên địa bàn đã tích cực thực hiện các giải pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 của NHNN Việt Nam; giảm lãi suất cho vay, giảm phí dịch vụ thanh toán để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.
Theo số liệu tổng hợp của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, đến hết tháng 5/2020, trên địa bàn tỉnh có hơn 4.000 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay và giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ trên 14.088 tỷ đồng. Trong đó: 1.138 khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ với tổng dư nợ 6.568 tỷ đồng; 2.949 khách hàng được miễn, giảm lãi vay với tổng dư nợ 7.519 tỷ đồng, số lãi được miễn giảm lũy kế đến 30/4/2020 đạt 22 tỷ đồng. Có 3.631 khách hàng được vay mới với tổng doanh số cho vay lũy kế từ ngày 23/1/2020 đạt 11.612 tỷ đồng.
Hiện lãi suât cho vay ngăn han đôi vơi 5 linh vưc ưu tiên tối đa 5%/năm. Lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6-9%/năm đối với ngắn hạn, 9-11%/năm đối với trung, dài hạn. Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc NHNN Việt Nam, một số ngân hàng thương mại đã thực hiện giảm lãi suất cho vay và lãi suất dư nợ cho vay hiện hành từ 1-2%/năm đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phạm Văn Thể cho biết: Thời điểm từ tháng 2 đến hết tháng 4, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động của các doanh nghiệp trong tỉnh rất khó khăn. Một số doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động gần như hoàn toàn, nhiều doanh nghiệp duy trì hoạt động một phần tuy nhiên lợi nhuận gần như không có. Trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả các khoản lãi ngân hàng, các chi phí phát sinh trong hoạt động doanh nghiệp. Thời điểm từ tháng 5, các doanh nghiệp đang bước vào giai đoạn tái khởi động sản xuất, kinh doanh, vì vậy, việc ngân hàng tiếp tục mở rộng các đối tượng được hưởng hỗ trợ về cơ cấu lại nợ, các khoản vay mới, giảm lãi suất cho vay… sẽ hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh. Đây cũng là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhanh chóng khôi phục được hoạt động sản xuất, kinh doanh. Qua đó, góp phần đẩy nhanh hơn tốc độ phục hồi của nền kinh tế, đóng góp cho tăng trưởng của tỉnh.
Được biết, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020, ngành Ngân hàng Quảng Ninh tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ theo định hướng, chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Trung ương, của tỉnh về các nhiệm vụ, giải pháp phát triển KT-XH năm 2020. Bám sát tình hình thực tế tại địa phương để có các giải pháp thực hiện tốt công tác huy động vốn, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mở rộng tín dụng đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo các nhu cầu vốn hợp lý cho sản xuất, kinh doanh.
Lãnh đạo NHNN Chi nhánh Quảng Ninh cho biết: Chi nhánh sẽ tăng cường chỉ đạo các TCTD thực hiện có hiệu quả phương án cơ cấu lại. Tích cực xử lý, thu hồi nợ xấu và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, hạn chế nợ xấu, nợ quá hạn gia tăng, tiết kiệm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, hỗ trợ phát triển KT-XH. Đồng thời, chú trọng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ, cho vay mới đối với khách hàng gặp khó khăn do dịch Covid-19 của các TCTD trên địa bàn theo chỉ đạo của NHNN Việt Nam.
Landmark Holding (LMH) thông báo nới tỷ lệ sở hữu nước ngoài lên 100%
Công ty cổ phần Landmark Holding (LMH - sàn HOSE) vừa thông báo tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại LMH lên tối đa 100%, sau khi nhận được văn bản của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.
LMH đề nghị Trung tâm lưu ký và và Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM cập nhật tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo tỷ lệ mới.
Như vậy, với việc thực hiện nới room tối đa, LMH sẽ phải dừng hẳn việc kinh doanh xăng dầu ngay từ đầu năm 2020, lĩnh vực đóng góp 1.500 tỷ đồng doanh thu trong năm ngoái.
Nếu chưa có nguồn thu từ bất động sản bù đắp sự sụt giảm doanh thu và lợi nhuận từ bán lẻ xăng dầu thì LMH sẽ tiếp tục lỗ hoặc lời không đáng kể như kết quả của quý III và quý IV/2019, khi LMH tiến hành giảm dần kinh doanh xăng dầu.
Bỏ ngành nghề kinh doanh bị hạn chế tỷ lệ sơ hữu của nhà đầu tư ngoại trong đó có kinh doanh xăng dầu là nội dung vừa được ĐHCĐ LMH thông qua bằng văn bản trong tháng 11/2019.
Ngoài ra, ĐHCĐ còn thông qua danh sách 5 nhà đầu cá nhân đăng ký mua 50 triệu cổ phần phát hành mới của LMH với giá 10.000 đồng/cổ phần.
Danh sách 5 nhà đầu tư đăng ký mua 50 triệu cổ phiếu LMH
Trên thị trường, cổ phiếu LMH sau các phiên giảm sàn đã đảo chiều tăng trần trong phiên hôm qua 18/2 và phiên sáng nay 19/2, hiện đang là 2.380 đồng/cổ phần.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Kinh doanh bết bát, 'ông lớn' xăng dầu ôm nợ gần 4.000 tỷ đồng Khoản vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn của xăng dầu Thanh Lễ tăng 16% và dài hạn gấp gần 10 lần so hồi đầu năm 2019. Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đều giảm trong năm 2019. Cụ thể, trong quý IV/2019, doanh thu thuần Thalexim đạt...