Tín dụng tăng thấp, rủi ro ngoài vòng trách nhiệm tăng cao?
Tăng trưởng tín dụng đang có tốc độ thấp nhất trong 5 năm trở lại đây. Nguyên do có thể nhìn đến nguồn vốn ngoài vòng trách nhiệm của hệ thống ngân hàng.
Ảnh minh họa.
Như BizLIVE đề cập gần đây, tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm 2019 thấp hơn hẳn so với cùng kỳ 5 năm trở lại đây, kể từ năm 2015.
Cụ thể, theo Tổng cục Thống kê, tính đến 20/9/2019, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 8,4%; hay cập nhật mới hơn từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 4/10 mức tăng so với cuối 2018 cũng chỉ 8,95%.
Trong khi đó, cùng kỳ năm 2018 tăng trưởng tín dụng đạt 9,52%, cùng kỳ 2017 tăng tới 11,02%, cùng kỳ 2016 tăng 10,46%, và đặc biệt 9 tháng đầu năm 2015 tăng tới 12,12%.
Vì sao tăng trưởng tín dụng từ đầu năm 2019 đến nay lại tăng chậm như vậy?
Câu hỏi và diễn biến trên như ngược với kỳ vọng trước đó, khi từ giữa năm 2019, với loạt ngân hàng thương mại đạt chuẩn Basel II trước thời hạn có thông tin được nới rộng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Video đang HOT
Trước câu hỏi trên, lý giải chung đầu tiên: từ năm 2019, nhiều rào cản kỹ thuật trong hoạt động ngân hàng nâng lên, hoặc phải chuẩn bị để đáp ứng ở mức cao hơn như nâng hệ số rủi ro, giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, chuẩn bị áp Basel II từ 01/01/2020…
Rào cao, khó vác nặng khi vượt. Các ngân hàng thương mại khó gia tăng tín dụng hơn trước, khi phải đáp ứng các chuẩn mực cao hơn, thậm chí áp lực ngày càng lớn hơn (đặc biệt tại những thành viên như Agribank, VietinBank và BIDV chiếm thị phần cho vay lớn nhưng vẫn chưa tăng được vốn điều lệ).
Tuy nhiên, có một nguyên do khác trở nên nổi bật trong năm 2019, khi nhìn về diễn biến tăng trưởng tín dụng thấp. Đó là giao dịch vốn chảy ngoài hệ thống ngân hàng.
Thứ nhất, theo một số đầu mối nghiên cứu đầu tư tự tập hợp, ước tính lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành 9 tháng đầu năm nay đã lên tới trên 155.000 tỷ đồng.
Thứ hai, đáng chú ý hơn, hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) đang là một khuất số trong hệ thống thống kê của Việt Nam. Quy mô hoạt động cho vay và vay vốn này chưa từng được công bố, xác nhận cụ thể, trong khi xu hướng mở rộng diễn ra nhanh chóng.
Nếu đầu năm Ngân hàng Nhà nước cho biết Việt Nam có khoảng 40 công ty cho vay ngang hàng đang hoạt động, thì đến giữa năm một đầu mối lớn trong cuộc (NextTech) cập nhật chỉ riêng lượng từ Trung Quốc tràn sang đã lên tới khoảng 60 – 70 doanh nghiệp.
Đối tượng chủ yếu của cho vay ngang hàng là tiêu dùng cá nhân, hộ sản xuất, doanh nghiệp nhỏ. Quy mô giao dịch nguồn vốn ở kênh này hiện chưa có số liệu thống kê, nhưng là một chia sẻ đáng chú ý đối với kênh tín dụng ngân hàng.
Ví dụ như tham khảo tại một đầu mối cho vay ngang hàng là Tima. Theo giới thiệu tại lễ ký hợp tác chiến lược với Nam A Bank đầu năm nay, chỉ riêng đầu mối này tại thời điểm đó đã có tới 30.607 đơn vị, cá nhân cho vay và hơn 2,7 triệu người vay trên các nền tảng của mình, xử lý gần 5.000 đơn vay mỗi ngày. Tổng số tiền kết nối giải ngân qua sàn Tima khi đó đã đạt hơn 2 tỷ USD.
Như trên, doanh nghiệp tự đi huy động vốn qua trái phiếu cùng hoạt động cho vay ngang hàng đang trở nên nổi bật trong năm 2019. Cả hai kênh này đều chảy ngoài hệ thống ngân hàng.
Khi chảy ngoài hệ thống mạnh lên, một mặt nó tạo chia sẻ ở diễn biến tăng trưởng tín dụng truyền thống; mặt khác, nếu có phát sinh rủi ro nợ xấu, thì nó cũng nằm ngoài vòng trách nhiệm của hệ thống ngân hàng thương mại.
LAM GIANG
Theo Bizlive.vn
9 tháng, lợi nhuận và nợ xấu của Ngân hàng MB đều tăng
Báo cáo tài chính riêng lẻ quý 3/2019 của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB) ghi nhận nợ xấu tại thời điểm cuối kỳ tăng từ 1,22% của đầu kỳ lên 1,35%. Lợi nhuận sau thuế 9 tháng đạt 5.748 tỷ đồng, tăng 30%.
Trong quý 3/2019, thu nhập lãi thuần của MBB ở mức 3.734 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ 2018.
Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ đạt 368 tỷ đồng, tăng mạnh 37%. Hoạt động ngoại hối cũng ghi nhận mức tăng gần 50%, lên con số 194 tỷ đồng.
Đáng nói, kỳ này hoạt động chứng khoán kinh doanh, đầu tư và góp vốn ghi nhận lãi thuần gần 161 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm hơn 48 tỷ đồng.
Lãi thuần từ kinh doanh khác cũng tăng vọt gấp 2,4 lần cùng kỳ khi đạt 887 tỷ đồng. Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần cũng gấp 7 lần, với 234 tỷ đồng.
Do đó, tổng thu nhập của MBB ở mức 5.578 tỷ đồng, tăng 41% so cùng kỳ. Kéo theo đó là chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng gần 46%, chiếm 830 tỷ đồng.
Sau cùng, lợi nhuận sau thuế của MBB đạt 2.272,6 tỷ đồng, tăng 41% so cùng kỳ.
Lũy kế 9 tháng, mặc dù chi phí dự phòng của MBB chiếm 2.547 tỷ đồng, tăng 19% nhưng lợi nhuận sau thuế cũng ghi nhận mức tăng 30% khi đạt 5.748 tỷ đồng.
Tại thời điểm 30/9, cho vay khách hàng của MBB ở mức 230.142 tỷ đồng, tăng hơn 11% so với đầu kỳ. Tiền gửi của khách hàng 255.627 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu kỳ.
Nợ xấu tại thời điểm cuối kỳ của MBB ghi nhận tăng từ 1,22% của đầu kỳ lên 1,35%. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tăng 11%, lên mức 1.345 tỷ đồng.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Đến 4/10, dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế tăng 8,95% Theo Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 4/10/2019, tín dụng toàn nền kinh tế đạt hơn 7,85 triệu tỷ đồng, tăng 8,95% so với cuối năm 2018. Ngành Ngân hàng sẽ tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động. Ảnh: Internet Ngày 11/10/2019, tại Quảng Ninh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh tổ...