Tín dụng sẽ tăng tốc mạnh trong quý 2?
Theo chuyên gia, nhu cầu về vốn của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi trở lại và sẽ tăng cao trong thời gian tới, mức tăng trưởng tín dụng năm nay có thể ở mức cao nhất khu vực.
Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực lên mọi mặt đời sống kinh tế- xã hội của người dân, tác động đến tất cả các ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh.
Đối với hoạt động ngân hàng, do tác động của dịch Covid-19, cầu tín dụng giảm, tín dụng những tháng đầu năm có xu hướng tăng thấp hơn so với cùng kỳ các năm trước: tháng 1 tăng 0,1%, tháng 2 tăng 0,07%, tháng 3 tăng 1,1%, tháng 4/2020 tăng 1,42% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ năm 2019 tăng 4,44%). Ảnh hưởng của dịch bệnh dẫn đến khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng đúng hạn, dư nợ dự kiến bị ảnh hưởng là khoảng 1,8 đến 2 triệu tỷ đồng, chiếm khoảng 23% dư nợ toàn hệ thống.
Video đang HOT
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Tín dụng, với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với một hệ thống chính sách mạnh mẽ, kiên quyết, vừa ưu tiên phòng chống dịch, vừa hướng tới mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh, sự vào cuộc đồng bộ của các Bộ, ngành, địa phương trong thời gian vừa qua sẽ là nền tảng quan trọng giúp tăng sức chống chịu của nền kinh tế, giảm thiểu tác động tiêu cực lên đời sống của người dân, là cơ sở và động lực cho tái khởi động nền kinh tế sau dịch bệnh, kéo theo đó nhu cầu vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh của người dân và doanh nghiệp có nhiều khả năng sẽ gia tăng trong thời gian tới.
Chia sẻ tại buổi tọa đàm trực tuyến về Giải pháp gia tăng tiếp cận vốn cá nhân do Kênh thông tin CafeF.vn phối hợp với Chuyên trang trí thức trẻ của Báo Tổ quốc tổ chức ngày 20/5, TS. Cấn Văn Lực cũng nhận định, mặc dù tín dụng quý đầu năm tăng trưởng thấp song nhu cầu vốn đã bắt đầu tăng trở lại từ đầu tháng 4, với tăng trưởng tín dụng đến hết tháng 4 là 1,32%. Đến tháng 5, theo số liệu do NHNN cập nhật cho thấy đã tăng tương đối tốt.
Chuyên gia Cấn Văn Lực dự báo, tín dụng sẽ tiếp tục tăng trở lại, đến hết quý 2 sẽ đạt khoảng 3,5-4%, và hết năm sẽ đạt khoảng 9-10%.
“Nếu tăng trưởng GDP năm nay phấn đấu đạt 4-5%, thì tín dụng khoảng 9-10%, gấp hơn 2 lần mức tăng GDP là tương đối phù hợp và cũng là con số cao nhất khu vực. Nhu cầu về vốn của người dân và doanh nghiệp đang phục hồi trở lại và sẽ tăng lên trong thời gian tới, mức tăng là tương đối lớn vì phát triển kinh tế xã hội của chúng ta đang ở mức tương đối cao so với khu vực” – ông phân tích thêm.
Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay, tín dụng cuối tháng 4 tăng nhanh trở lại
Sau khi bị sụt giảm trong nửa đầu tháng 4, tăng trưởng tín dụng đã hồi phục nhanh trong 2 tuần cuối của tháng.
Các ngân hàng đẩy mạnh cho vay trở lại
Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 4 hôm qua 5/5, Thống đốc Lê Minh Hưng đã cập nhật một số chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tài chính ngân hàng, các vấn đề kiểm soát lạm phát, điều hành chính sách tiền tệ và an sinh xã hội thời gian qua.
Theo đó, lạm phát đạt được mục tiêu đã đề ra. Về tín dụng, theo số liệu mới cập nhật tín đến ngày 28/4/2020, tín dụng tăng 1,32% so với cuối năm 2019.
Như vậy tín dụng đã tăng tích cực trở lại trong giai đoạn nửa tháng 4, mức tăng từ 0,8% vào giữa tháng 4 lên 1,32%, tương đương tăng trưởng được 0,52%.
Trước đó trong nửa đầu tháng 4, theo cập nhật của Vụ tín dụng các ngành kinh tế NHNN thì tín dụng bị suy giảm 0,5%, từ mức 1,3% cuối tháng 3 xuống 0,8%.
Tín dụng tăng trở lại trong 2 tuần cuối tháng 4 nhờ các ngân hàng đẩy mạnh triển khai các gói cho vay ưu đãi để hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân bị ảnh hưởng bởi Covid-19 khắc phục khó khăn cũng như khôi phục sản xuất. Tính đến cuối tháng 4, các gói tín dụng được các ngân hàng công bố là hơn 650.000 tỷ đồng.
Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, theo báo cáo của Thống đốc NHNN, toàn ngành đã triển khai cho trên 170.000 khách hàng với tổng dư nợ xấp xỉ 130.000 tỷ đồng, đã miễn giảm lãi và giữ nguyên nhóm nợ cho trên 14.000 khách hàng với dư nợ xấp xỉ 29.000 tỷ đồng; hạ lãi suất dư nợ hiện hữu cho khoảng 318.000 khách hàng với dư nợ trên 980.000 tỷ đồng (mức hạ lãi suất phổ biến từ 0,5-2%, thậm chí có một số TCTD đã hạ lãi suất từ 2,5-4%).
Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng đã cho vay mới với lãi suất ưu đãi thấp hơn so với lãi suất cho vay trước khi có dịch từ 1-2% cho khoảng 150.000 khách hàng với doanh số cho vay mới lũy kế kể từ 23/1 tới nay là trên 500.000 tỷ đồng.
Kích hoạt tín dụng tiêu dùng hậu Covid-19: Tăng trưởng thận trọng, đón sóng phục hồi Kích hoạt tài chính tiêu dùng là một trong những giải pháp góp phần thúc đẩy tiêu dùng nội địa, tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, công ty tài chính tiêu dùng vẫn giữ quan điểm phát triển thận trọng, giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững. Dư địa để...