Tín dụng khó tăng đột biến
Lãnh đạo nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) khẳng định, dù lãi suất giảm thêm, song không vì thế mà kỳ vọng tín dụng tăng mạnh trở lại.
Hoạt động nghiệp vụ tại AgriBank. Ảnh: Hải Linh
Khó tiếp cận vốn ngân hàng
Một công ty sản xuất nhựa ở quận Hoàng Mai cho biết, lãi suất được các ngân hàng chào vay ngắn hạn với công ty chỉ tầm 6%/ năm. Nhưng khi DN có nhu cầu vay vốn và đi gõ cửa một số ngân hàng nhưng không vay được vì chưa đáp ứng được điều kiện mà các ngân hàng quy định.
Trong khi đó, một số DN khác cho biết, hiện không có nhu cầu vay vốn do thực hiện chiến lược phòng thủ khi tình hình kinh doanh kém khả quan. “Công ty đang thực hiện kế hoạch ngủ đông, chưa muốn mở rộng sản xuất kinh doanh lúc này. Do vậy, dù lãi suất cao hay thấp, chúng tôi chưa muốn vay vốn ngân hàng” – chủ chuỗi nhà hàng Pizza Home Nguyễn Hoàng Tùng chia sẻ.
Video đang HOT
Phó Tổng Giám đốc một NHTM có trụ sở tại Hà Nội cho biết, hiện nay bản thân ngân hàng ông có thiết kế nhiều gói tín dụng lãi suất ưu đãi dành cho DN. Tuy nhiên, để vay được mức lãi suất thấp, các DN phải là những đối tượng nằm trong diện ưu tiên hoặc phải đáp ứng một số điều kiện chặt chẽ từ phía nhà băng. Vị này cho hay, mức lãi suất công bố tối đa, tối thiểu của ngân hàng chỉ là con số tương đối, có tính linh hoạt. Do đó, với mỗi kiểu khách hàng, con số thực tế lại khác nhau. Ngân hàng sẽ ưu tiên những DN hoạt động ổn định, an toàn và đảm bảo có khả năng trả nợ.
Tín dụng chỉ tăng khoảng 8 – 9%
Các NHTM cho biết, hiện số DN mong muốn được cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho khoản vay hiện hữu nhiều hơn DN có nhu cầu vay mới. Lãnh đạo Ngân hàng SCB cho biết, hiện lãi suất cho vay đã rẻ hơn trước rất nhiều nhưng các DN thuộc những ngành bị tác động mạnh bởi dịch bệnh chưa có nhu cầu vay mới mà chỉ có nhu cầu được cơ cấu nợ. Do đó, tín dụng cũng chỉ đẩy vào các ngành có khả năng hấp thụ vốn như tiêu dùng, nhu yếu phẩm, dược phẩm, bán lẻ… Đồng quan điểm, Phó Tổng Giám đốc Agribank Nguyễn Thị Phượng chia sẻ:”Tại Agribank, số khách hàng có nhu cầu được giãn nợ nhiều hơn số khách hàng có nhu cầu vay mới”.
Mặc dù các tổ chức tín dụng đẩy mạnh triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 như: Triển khai các gói tín dụng ưu đãi lãi suất hỗ trợ DN; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ đối với các khoản vay phù hợp quy định của NHNN và xem xét cho vay vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng tại hai TP lớn là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn rất chậm. Như tại Hà Nội, tính đến hết tháng 9, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP đạt 2.235 nghìn tỷ đồng, tăng 1% so với tháng trước và tăng 5,8% so với thời điểm cuối năm 2019. Trong khi cả nước 9 tháng là 5,12%.
Giám đốc Nguồn vốn và Thị trường toàn cầu của Ngân hàng Shinhan Nguyễn Hoài Thu Thảo cho biết, tính đến hết tháng 8/2020, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng đạt mức 5,81%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2019 là 19%. Trong những tháng còn lại của năm 2020, dự báo tăng trưởng tín dụng sẽ tốt hơn những tháng đầu năm do tình hình kiểm soát dịch tốt ở làn sóng thứ 2, tuy nhiên cũng sẽ chỉ dao động dưới 9%.
Trong một báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán VNDirect dự báo: “Khả năng nhu cầu tín dụng trong những tháng cuối năm vẫn ở mức thấp do nhiều DN quyết định tạm dừng mở rộng hoạt động kinh doanh trong bối cảnh đại dịch Covid-19 trên thế giới chưa được kiểm soát. Theo đó, dự báo tín dụng cả năm 2020 sẽ tăng khoảng 8 – 9% so với năm 2019, trong khi cung tiền M2 sẽ tăng nhanh hơn một chút, ở mức 9 -10%”.
Động lực chính để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cuối năm là khả năng kiểm soát dịch bệnh và sự phục hồi của các hoạt động kinh tế – xã hội. Tín dụng tiêu dùng là lĩnh vực có tiềm năng và dự kiến có nhu cầu tăng cao vào cuối năm. Tuy nhiên, các ngân hàng cũng cần cẩn trọng khi tăng trưởng ở mảng này do có rủi ro cao. Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Phan Dũng Khánh
Cấp nước Đồng Nai (DNW) dự kiến huy đồng 300 tỷ đồng từ cổ đông
Công ty cổ phần Cấp nước Đồng Nai (Mã chứng khoán: DNW - UPCoM) công bố tài liệu lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản.
Theo đó, doanh nghiệp có trình cổ đông phương án phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 20%, cổ đông sở hữu 5 cổ phiếu có thể được mua thêm 1 cổ phiếu mới.
Doanh nghiệp cho biết, giá chào bán dự kiến là 15.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng với số tiền doanh nghiệp ước tính sẽ thu được là 300 tỷ đồng. Mục đích của đợt phát phát hành này sẽ dùng toàn bộ lượng tiền để cơ cấu lại nguồn vốn và giảm tỷ trọng nợ vay thông qua phương án thanh toán các khoản nợ phải trả cần thiết.
Được biết, cơ cấu cổ đông của Cấp nước Đồng Nai, Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp (Sonadezi) đang là công ty mẹ nắm giữ gần 64% vốn; Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương (Biwase) sở hữu 17,7%; Công ty cổ phần Nước Thủ Dầu Một (TDM) nắm giữ hơn 12% vốn và các cổ đông khác.
Với cơ cấu cổ đông cô đặc như vậy, việc phát hành thêm chủ yếu nằm ở các cổ đông lớn như Sonadezi, Biwase và TDM. Nếu như sắp tới các cổ đông lớn thông qua kế hoạch tăng vốn thì gần như khả năng huy động vốn thành công sẽ rất cao.
Tính tới 30/06/2020, Cấp nước Đồng Nai có 1.929,3 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và dài hạn, chiếm 53,1% tổng nguồn vốn.
Bảng chi tiết các khoản vay tính tới 30/06/2020 của DNW
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 06/10, cổ phiếu DNW giảm 200 đồng về 19.000 đồng/cổ phiếu.
Tín dụng bứt phá trong quý 4? Mặc dù các ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ tín dụng lãi suất ưu đãi cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều lần giảm lãi suất điều hành... nhưng tín dụng vẫn tăng chậm. Liệu với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, trong...