“Tín dụng đen” tồn tại, có trách nhiệm ngân hàng
Báo Nông Thôn Ngày Nay vừa đăng tải loạt bài “Những bí mật trong thế giới “ tín dụng đen”, phản ánh những góc khuất của việc vay mượn tiền ở cả thành phố và nông thôn. Về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng, để “tín dụng đen” có đất sống là trách nhiệm của hệ thống ngân hàng.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành.
Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho biết: Người Việt Nam mình có truyền thống đi vay. Thời xưa vay thóc để gieo trồng rồi đến khi gặt hái mới đem trả nợ. Cuộc sống khó khăn thì vay nhau cân gạo đợi đến thu hoạch thì trả. Và sau này một thời có phong trào góp tiền cho nhau vay bằng hình thức chơi họ, hụi… Tất cả những hình thức đó không có gì là xấu, chỉ khi bị biến tướng mới là xấu. Chính vì vậy, thói quen vay mượn để có vốn làm ăn là tâm lý, tập quán của người Việt Nam, đã có từ lâu rồi.
Vậy theo ông khi nào thì “tín dụng đen” phát triển mạnh và có “đất sống”? Liệu có phải khi kinh tế khó khăn, hay do người dân không hiểu biết pháp luật, hay vì lý do tham nhũng mà người ta cần nhiều tiền trong chốc lát để chạy dự án nên chấp nhận vay “tín dụng đen”?
- Người dân cần vốn tín dụng để làm ăn, kinh doanh phục vụ nhu cầu cuộc sống nhưng vì các hình thức, chương trình vay chính thống không đáp ứng được nên không có cách nào khác, họ phải chấp nhận vay “tín dụng đen” mặc dù biết lãi suất cắt cổ và đầy nguy hiểm. Hệ thống các ngân hàng do thủ tục đòi hỏi phức tạp nên người dân, nhất là vùng nông thôn không đáp ứng được yêu cầu. Còn lý do vì nền kinh tế khó khăn, người dân không hiểu biết chỉ là một phần.
Liệu để xảy ra tình trạng này có phải là trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại và cả các cơ quan quản lý?
“Tín dụng đen” được quảng cáo khắp các phố phường. Ảnh: I.T
- Rõ ràng việc người dân phải chấp nhận vay “tín dụng đen” chỉ khi họ không thể hoặc quá khó khăn không tiếp cận được vốn tín dụng của Nhà nước. Hệ thống các ngân hàng thương mại, đặc biệt là ngân hàng nông nghiệp, nông thôn đã không làm tròn trách nhiệm giúp người dân có nhu cầu được tiếp cận với nguồn tín dụng nhà nước.
Bên cạnh đó còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương đã để cho tín dụng đen hoành hành, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi mà người dân khó tiếp cận vốn hơn người dân thành thị, mặc dù có nhiều chính sách ưu đãi. Thậm chí nhiều nơi họ còn bắt tay với nhau để chia lợi nhuận.
Theo ông, cần những giải pháp đồng bộ gì để hạn chế sự tàn phá của “tín dụng đen” trong đời sống xã hội?
Video đang HOT
- Tôi cho rằng cần phải có chiến lược rất đầy đủ và toàn diện mới có thể loại bỏ bớt những tác động tiêu cực của “tín dụng đen” đối với đời sống xã hội. Không thể chỉ bằng một vài ý kiến đề xuất mà cần có sự học tập, tham khảo, nghiên cứu ở những nước có nền kinh tế thuộc loại đang phát triển như mình để học tập những mô hình và áp dụng. Chỉ khi nào người dân được tiếp cận với tín dụng một cách minh bạch, rõ ràng về thủ tục, được hưởng ưu đãi của chính sách thì lúc đó mới có thể loại bỏ dần “tín dụng đen” trong đời sống xã hội, đặc biệt là ở vùng nông thôn.
Xin cảm ơn ông!
Theo Danviet
Trinh sát khiến gã trùm giang hồ xứ Bắc phải "chui đầu vào rọ"
Khi đường dây cá độ của băng "xã hội đen" do Cường "tỉnh" cầm đầu bị Ban chuyên án mang bí số BN123 (C45) triệt phá, người dân nơi đối tượng này sinh sống mới thở phào nhẹ nhõm...
Các đối tượng trong nhóm "xã hội đen" và kho vũ khí thu được tại nhà Cường.
Khét tiếng trong giới giang hồ
Giới giang hồ xứ Kinh Bắc không ai là không biết đến cái tên Cường "tỉnh", tên húy của "ông trùm" Phạm Văn Cường tại đất Từ Sơn.
So với những bậc đàn anh đã thành danh, trùm giang hồ Cường "tỉnh"tuổi đời còn khá trẻ, nhưng khi nhìn vào khối tài sản đồ sộ, vài căn nhà khủng tại những vị trí đắc địa giữa trung tâm thị xã Từ Sơn, xe bạc tỷ đôi ba chiếc, cùng 4-5 cửa tiệm cầm đồ thuộc dạng lớn nhất nhì địa bàn, không ít anh chị "số má" phải kiềng nể.
Và, dân "giới xã hội" càng nể hơn khi biết, Phạm Văn Cường còn cầm đầu một đường dây cho vay tín dụng đen thuộc hàng khét tiếng khắp miền Bắc.
Ngoài số tài sản nhìn qua bề nổi, dân giang hồ khắp nơi đều kiềng nể Cường trong cách tiêu tiền. Trong mỗi lần tụ tập đàn em ăn chơi, "đập phá", Cường thường bảo đàn em lấy ô tô chở về Hà Nội, chọn những chốn ăn chơi xa hoa, đắt tiền bậc nhất Thủ đô.
Tại đây, Cường sẵn sàng "ném" vài chục triệu, thậm chí trăm triệu đồng cho một lần ăn nhậu của mình. Có tiền trong tay, Cường thu nạp được không ít đàn em đầy tiền án, nhiều tiền sự dưới trướng của mình.
Chúng đa phần là những đệ tử "cứng" của giang hồ số má. Cũng khác với những dân anh chị khác, khẳng định số má bằng dao kiếm và đâm chém, Phạm Văn Cường lại dùng tiền để thị uy tiếng tăm và đặc biệt không bao giờ tham gia trực tiếp xử lý các vụ việc đâm chém.
Với những đàn em được việc, sau mỗi lần đi "làm nhiệm vụ", Cường thường trả thù lao khá hậu hĩnh.
Ngoài ra, Cường còn trả lương định kỳ cho các đàn em tin cẩn của mình. Tuy tỏ ra hào phóng với "đám lâu la", nhưng Cường "tỉnh" không kém phần tàn nhẫn. Chỉ cần đàn em trái ý, hắn sẵn sàng dùng súng trừng trị.
Có lần, do nghi ngờ đàn em ăn bớt tiền đòi nợ, Cường lạnh lùng rút súng gí vào đầu bóp cò, rất may đám đàn em kịp thời can ngăn. Không phải ngẫu nhiên mà đàn em của Phạm Văn Cường đặt cho hắn cái biệt danh Cường "tỉnh". Vì trong mọi tình huống, khuôn mặt và thái độ của hắn luôn tỉnh bơ, lạnh nhạt.
Là một kẻ có tiền, nhiều đàn em dưới trướng máu lạnh, đã không ít lần Cường gây ra những vụ chém giết, đòi nợ thuê. Có vụ, một con nợ chưa có tiền trả Cường, khi đến hẹn đã bị đám đệ tử của Cường đánh cho gần chết...
Với việc điều hành một đường dây chuyên cho vay nặng lãi, thường xuyên phải sử dụng "biện pháp mạnh" để thị uy, nên trùm giang hồ Cường "tỉnh" cũng "sắm" cho mình rất nhiều loại vũ khí.
Cường từng "sở hữu" nhiều loại, từ súng quân dụng, súng bắn đạn hoa cải, súng bắn đạn thể thao... cho tới các loại dao kiếm, mã tấu, phớ, dùi cui điện. Do thường xuyên gây thù, chuốc oán, nên Cường phải luôn trong trạng thái cảnh giác cao độ. Hắn luôn mang theo một khẩu súng ngắn để phòng thân mỗi khi đi ra ngoài đường.
Về đường dây cá độ bóng đá, Cường vô cùng tinh vi và xảo trá. Dưới tay y có một đội ngũ chân rết ở khắp các nơi và nhiều tỉnh, thành khác nhau.
Những chân rết này có trách nhiệm nhận lệnh đánh của các con bạc, cuối ngày sẽ thống kê lại rồi chuyển cho Cường.
Mỗi khi con bạc thua, Cường sẽ cho đám lâu la đến đòi tiền. Ai trả ngay thì thôi, những ai không có sẽ phải gán nợ bằng những tài sản cố định như nhà cửa, xe cộ. Trong số đám đệ tử Cường thu nạp, một số kẻ từng là con nợ của y.
Do chơi bạc dưới chiếu của Cường, thiếu tiền phải gán nợ toàn bộ tài sản, không còn lối thoát nên đành gia nhập nhóm giang hồ để cộng sinh qua ngày.
Cường "tỉnh" cho vay với mức lãi suất cắt cổ. Số tiền lãi này sẽ được cộng theo ngày cho từng triệu đồng. Đã có trường hợp khi vay Cường số tiền 10 triệu đồng nhưng khi thanh toán, con nợ phải trả cả trăm triệu đồng cũng là bình thường.
Ngay tỉ lệ "quy đổi" ngoại tệ của các con bạc khi tổ chức cá độ, Cường cũng tính mức giá chênh lệch vô cùng lớn. Có những con bạc còn phải chịu mức mua 50.000 đồng cho 1 đôla Mỹ... Cường cũng vô cùng tàn nhẫn khi ép nợ, giá trị của các tài sản đều được hạ tới mức thấp nhất để định giá.
Chiếc ô tô dù mới mua hơn 1 tỷ đồng, đi được nửa tháng trời hắn chỉ tính có vài trăm triệu. Tuy nhiên, điều đặc biệt là Cường rất thích lấy các mảnh đất mỗi khi đi xiết nợ. Theo tài liệu thu thập của Cơ quan điều tra, trong tay ông trùm này có tới cả chục mảnh đất ở khắp các nơi, tất cả đều là đất gán nợ.
Lưới trời lồng lộng...
Hoạt động một thời gian khá dài mà không bị xử lý, Cường "tỉnh" ảo tưởng rằng mình đã xây dựng được một "đế chế" ở khu vực. Không ít lần, Cường vỗ ngực nói mạnh: "Tao chính là Năm Cam của Từ Sơn".
Tuy nhiên, qua công tác trinh sát xác minh, cán bộ C45 đã xác định đây là đường dây cá độ do Nguyễn Văn Cường cầm đầu có quy mô lớn, hoạt động chủ yếu trên các địa bàn Bắc Ninh và Hà Nội với số đối tượng tham gia đông, rất manh động, coi thường pháp luật, tàng trữ nhiều vũ khí sẵn sàng chống lại lực lượng chức năng khi bị phát hiện.
Đối tượng Cường rất xảo quyệt, hắn rất ít khi có mặt ở nhà, thường ra ngoài và mang theo laptop, máy tính, các phương tiện kỹ thuật hiện đại... bên người để điều hành đường dây cá độ của mình.
Nắm vững mọi di biến của băng nhóm "xã hội đen" này, lãnh đạo C45 gấp rút xác lập chuyên án mang bí số BN123, đồng thời yêu cầu phối hợp với A71, C50, C51 xác minh làm rõ. Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, Cục trưởng C45 cho biết, chuyên án đã được thực hiện rất công phu, bí mật.
Ngoài Cường, còn có Ngô Văn Đáng và Võ Thành Tâm là đại lý cấp 2 để phân phối cho các chân rết. Các đối tượng trực tiếp làm việc với các "nhà cái" lớn ở nước ngoài, chúng hoạt động thường xuyên, nhưng từ khi diễn ra giải EURO 2012 thì càng sôi động hơn bao giờ hết.
Số tiền cá độ của bọn chúng mỗi ngày lên đến hàng tỷ đồng. Đúng như Ban chuyên án đánh giá, đến mùa EURO, đường dây cá độ của Cường hoạt động mạnh hơn.
Xác định thời cơ đã chín muồi, lãnh đạo C45 đã quyết định tiến hành bắt giữ toàn bộ nhóm tội phạm này. Những tay chân thân cận, các chân rết dưới trướng của Cường ở khắp các nơi đều có lực lượng trinh sát bám theo. 8h sáng ngày 28.6.2012, các trinh sát đã bất ngờ ập vào nhà đối tượng Phạm Văn Cường khống chế đối tượng và khám xét khiến đối tượng không kịp trở tay.
Khám xét tại phòng ngủ của vợ chồng Cường và một số vị trí trong nhà, cơ quan công an thu được 6 khẩu súng các loại và nhiều tang vật khác... Tại tủ gỗ đầu giường ngủ, lực lượng phá án thu thêm được 1 khẩu súng colt.
Ngay trong chiều 28.6.2012, các mũi trinh sát còn lại đồng loạt tấn công đã bắt giữ được 6 đối tượng khác cùng nằm trong đường dây cá độ lớn này gồm: Ngô Văn Đáng, Lê Văn Nhuận (ở Bắc Ninh) cùng Đào Ngọc Linh, Võ Thành Tâm, Nguyễn Minh Tú và Đỗ Nghiêm Thành An (ở Hà Nội), thu giữ thêm một khẩu súng, sáu chiếc ô tô các loại, cùng nhiều dao kiếm, gần 1 tỷ đồng và nhiều máy tính, tài liệu có liên quan đến hoạt động cá độ bóng đá của Cường và đồng bọn.
Theo Đoàn Tân (Người Đưa Tin)
Giang hồ ở miền Tây ra tòa xô ngã vành móng ngựa Cùng đàn em đến quán cà phê gặp đối phương để giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí nhưng Ba Ẩn cho rằng, ông là trung gian dàn xếp ẩu đả. Ra tòa, gã giang hồ xô ngã vành móng ngựa. Sinh ra và lớn lên ở phường 5, TP Cà Mau (Cà Mau), Lê Ngọc Ẩn - còn gọi là Ba Ẩn...