Tín dụng đen ở Tây Nguyên: “Dùng cả xe 113 để đòi nợ”
Năm 2017 tại Lâm Đồng có ra một loạt các xe 113 và ngồi trên xe đòi nợ toàn thành phần “hảo hán” khiến có nơi dân tưởng công an đến đòi nợ”
Tại Hội nghị triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức tại Pleiku, Gia Lai sáng nay (ngày 8/3), ông Lưu Duy Khanh, Phó chủ tịch Uỷ ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Kon Tum đã chỉ ra những thủ đoạn của các băng nhóm cho vay nặng lãi tại địa bàn Kon Tum.
“Có những thời điểm người dân không vay đồng nào cũng phải trả nợ. Cụ thể, các đối tượng khi đã nắm được số điện thoại liên lạc của cá nhân này cho dù không đạt thoả thuận vẫn phải trả 500.000 đồng tiền công tư vấn. Nếu không thanh toán 500.000 đồng thì khoản này sẽ bị tính lãi 30-40%. Các đối tượng tổ chức dùng mọi biện pháp đe doạ về con cái, học hành, tài sản nếu người vay không trả nợ”, ông Khanh nói.
Ông Khanh chia sẻ thêm, năm 2018, phát hiện 13 nhóm với khoảng 50 đối tượng nghi vấn cho vay tín dụng đen với các hình thức tờ rơi, quảng cáo núp bóng dưới hình thức cho thuê tài sản, ô tô xe máy, cung cấp bằng lái xe, chứng minh thư nhân dân, sổ hợp đồng, bảo hiểm, yêu cầu người vay viết giấy nợ, không khi lãi suất mà ghi tổng số tiền để trả bao gồm lãi và gốc.
“Có những thời điểm chúng tôi phải tổ chức ra quân để tháo gỡ tờ rơi, tuyến đường trụ điện công thì các đối tượng lại chuyển sang rải tờ rơi trên đường giao thông”, ông Khanh nói.
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Văn Yên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, tín dụng đen xuất hiện ở Lâm Đồng từ năm 2016, đã len lỏi tất cả địa bàn đặc biệt trong đồng bào dân tộc thiểu số nên rất khó khăn trong ngăn chặn. Với thủ tục đơn giản, gói vay đa dạng các đối tượng đã tìm cách tiếp cận sát, thậm chí lợi dụng các tổ chức hội quần chúng liên quan đến hoạt động tội phạm rất tinh vi.
Video đang HOT
“Đặc biệt, năm 2017 tại Lâm Đồng có ra một loạt các xe 113 ngồi trên xe đòi nợ toàn thành phần “hảo hán” khiến có nơi dân tưởng công an đến đòi nợ”, Phó chủ tịch UBND Lâm Đồng cho biết.
Ông Yên cho biết thêm, trên địa bàn Lâm Đồng có 17 doanh nghiệp đòi nợ thuê. Năm 2018 tỉnh đã xử lý không cấp phép thêm DN nào.
Theo báo cáo của Công an tỉnh Đăk Nông, trên địa bàn tỉnh hiện nay có 186 cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ (có 165 cơ sở có Giấy phép đang ký kinh doanh), trong đó có 38 cơ sở với 38 đối tượng có biểu hiện hoạt động liên quan đến tín dụng đen. Qua rà soát của Công an tỉnh, phát hiện trên địa bàn có 04 nhóm với 27 đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động tín dụng đen.
Các đối tượng chủ yếu dùng tờ rơi tiếp thị với nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn để thu hút người vay như: Vay không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhận tiền ngay…trên thực tế thì người vay phải trả lãi suất rất cao (từ 282-365%/năm), nhiều trường hợp không có khả năng trả nợ do lãi mẹ đẻ lãi con.
“Khi đó, các đối tượng sẽ có nhiều thủ đoạn đòi nợ hết sức manh động, gây sức ép đối với người đi vay và nhân thân của họ như: Đe dọa, khủng bố về tinh thần, sử dụng vũ lực (ở mức độ chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự), đổ chất thải, chất bẩn vào nơi ở, nơi sinh hoạt của người vay, tụ tập đông người tại nơi làm việc, kinh doanh, sản xuất của họ và người thân để gây sức ép, thuê người các đối tượng hình sự, thanh thiếu niên hư hỏng để đe dọa, gây sức ép…”, ông Trần Xuân Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Nông, cho biết.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước NHNN Đào Minh Tú cho biết: “Thời gian qua, trên cả nước tình hình tín dụng đen diễn biến phức tạp, do điều kiện cuộc sống và nhu cầu cấp bách, người dân chưa lường hết được tác hại và vẫn đang tìm đến các hình thức cho vay nặng lãi, cùng với hoạt động của xã hội đen đã và đang gây hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt, ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế, an ninh xã hội”.
Nhằm cung cấp các thông tin hữu ích tới bạn đọc và người dân, Báo Đầu tư sẽ tổ chức cuộc Tọa đàm về hoạt động cho vay tiêu dùng năm thứ ba với chủ đề “Phát triển Tín dụng tiêu dùng – Giải pháp đẩy lùi tín dụng đen” vào hồi 9h ngày 15/3 (thứ Sáu) tại trụ sở Báo Đầu tư – 47, Quán Thánh, Ba Đình, Hà Nội.
Tham dự Tọa đàm có các chuyên gia kinh tế tài chính hàng đầu hiện nay gồm TS. Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương; Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Ngân hàng Nhà nước; TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế, LS. Trần Minh Hải, Giám đốc điều hành BASICO; và nhiều chuyên gia, lãnh đạo các tổ chức tài chính lớn hiện nay.
Nhuệ Mẫn
Theo tinnhanhchungkhoan
Không đòi được tiền, nhờ côn đồ mang roi điện và dao đi 'siết nợ'
Không đòi được nợ, Chanh gọi điện thoại cho Nguyễn Hữu Dũng mang roi điện và dao đến để hỗ trợ đòi tiền.
Ngày 19/2, thông tin từ Công an phường Xuân Phú, TP Huế cho biết, đơn vị đang tiếp tục củng cố hồ sơ để xử lý đối tượng Nguyễn Hữu Dũng (SN 1984), trú tại Phú Vang, Thừa Thiên - Huế về hành vi sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép.
Đối tượng Dũng tại cơ quan công an
Trước đó, Nguyễn Thị Chanh (SN 1978) trú tại phường An Cựu, TP Huế đến nhà chị Phan Thị Đan T. (SN 1966) cùng trú tại phường An Cựu để đòi nợ. Do không có tiền trả nên chị T. hứa với chị Chanh sẽ đi mượn tiền để tra.
Không đòi được nợ, Chanh gọi điện thoại cho Nguyễn Hữu Dũng đến để hỗ trợ đòi nợ. Ngay sau đó, Dũng mang theo 1 roi điện và 1 con dao khoảng 60cm ép buộc, tạo áp lực để chị T. trả tiền.
Nhận được tin báo từ người dân, Công an phường Xuân Phú nhanh chóng đưa Dũng cùng các đối tượng liên quan về trụ sở để giải quyết.
Hiện, vụ việc đang được lực lượng chức năng củng cố hồ sơ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Đình Tuấn
Theo antt.vn
Giang hồ đòi nợ, đâm chết người tại Gia Lai: Thêm một nghi can ra trình diện Công an tỉnh Gia Lai cho biết thêm một nghi can liên quan đến vụ đi đòi nợ rồi đâm chết người đàn ông gánh nợ thay cho 2 cháu đã đến công an đầu thú. Liên quan đến vụ nhóm giang hồ đòi nợ tiền đá gà khiến một người chết, ngày 16/2, Công an tỉnh Gia Lai cho biết, nghi can...