Tín dụng cho hộ nghèo: Điểm sáng trong chính sách giảm nghèo
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, chính sách tín dụng cho hộ nghèo là chính sách được triển khai rộng rãi nhất, đáp ứng một lượng lớn nhu cầu vốn cho người nghèo, tác động trực tiếp và mang lại hiệu quả thiết thực, là điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo.
Bên cạnh việc gia tăng về số lượng, chất lượng tín dụng cũng được tăng lên, đi đúng vào đúng đối tượng. Trong khi nợ xấu của nền kinh tế lớn thì của chương trình tín dụng này, nợ quá hạn chỉ 0,4% và nợ khoanh chỉ 0,33%, hầu như không có nợ xấu…
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Chính sách tín dụng cho hộ nghèo là điểm sáng trong các chính sách giảm nghèo
Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về vai trò, hiệu quả tín dụng chính sách trong thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững diễn ra sáng này (ngày 23/9).
Còn theo ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc Ngân hàng chính sách xã hội, trong giai đoạn 2016 đến 31/8/2019, đã có gần 8 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn từ NHCSXH, với doanh số cho vay đạt 221.693 tỷ đồng; góp phần giúp trên 1,4 triệu hộ vượt qua ngưỡng nghèo; thu hút, tạo việc làm cho trên 775.000 lao động; gần 200.000 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập; xây dựng gần 4,9 triệu công trình nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn; trên 108.000 căn nhà ở cho hộ nghèo…
Song Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng chỉ ra các mặt còn tồn tại, trong đó có việc vốn của địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội còn rất hạn chế, chỉ đạt hơn 14.500 tỷ đồng, chiếm 6,8% tổng nguồn vốn; trong khi đó, riêng Hà Nội là gần 2.873 tỷ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh 1.687 tỷ đồng, Bình Dương 1.190 tỷ đồng. Cả nước chỉ có 32/63 tỉnh có mức ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội trên 100 tỷ đồng.
Từ thực tế trên, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền với hoạt động tín dụng chính sách xã hội, coi đây là một trong những nhiệm vụ trong chương trình, kế hoạch, hoạt động thường xuyên của các cấp ủy, các ngành, địa phương; tổ chức huy động tốt các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, gắn phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững.
Đồng thời, tập trung các nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước vào một đầu mối là Ngân hàng Chính sách xã hội, phân biệt rõ ràng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, các hoạt động cho vay theo chính sách tài khóa này đều phải được cấp bù lãi suất, cấp chi phí quản lý cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Có cơ chế chính sách tiếp tục bố trí riêng danh mục vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
Theo Phó Thủ tướng, cần ưu tiên cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước để thực hiện các chương trình tín dụng chính sách xã hội và bảo đảm hoạt động ổn định của Ngân hàng Chính sách xã hội, tính tới việc sắp tới thực hiện Chương trình mục tiêu quốc phát triển bền vững kinh tế – xã hội các xã miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số khi được Quốc hội thông qua.
“Tối thiểu mỗi địa phương khó đến mấy cũng phải có 100 tỷ đồng ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội. 16 tỉnh cân đối được ngân sách thì ít nhất phải có 500 tỷ đồng, còn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh mỗi địa phương có ít nhất 5.000 tỷ đồng, như vậy mới có nguồn lực để mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian và nâng mức cho vay”, Phó Thủ tướng kêu gọi.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 có mục tiêu tổng quát: Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hạn chế tái nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập của người dân, đặc biệt là ở các địa bàn nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ xã hội cơ bản (y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, tiếp cận thông tin), góp phần hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2016-2020 theo Nghị quyết Quốc hội đề ra.
Video đang HOT
Minh Nhật
Theo BVPL
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Nông thôn mới phải đi vào thực chất
Ngày 14/9, Bộ NNPTNT phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) vùng Đông Nam Bộ (ĐNB) và Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tại tỉnh Bạc Liêu. Hội nghị do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ - Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia chủ trì.
Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét
ĐNB và ĐBSCL là hai vùng có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Hai vùng có 1.731 xã, dân số chiếm 37,2% và tổng diện tích đất tự nhiên chiếm 19,3% toàn quốc.
Theo Bộ NNPTNT, đến hết tháng 7/2019, cả 2 vùng có 874/1.731 xã (50,49%) đã được công nhận đạt chuẩn NTM (tương đương với tỷ lệ bình quân chung của cả nước 50,8%). Trong đó, vùng ĐNB có 311/445 xã đạt chuẩn NTM (đạt 69,89%, tăng 35,8% so với cuối năm 2015); ĐBSCL có 563/1.286 xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM (đạt 43,78%, tăng 30,88% so với cuối năm 2015).
Hai vùng có 30 đơn vị cấp huyện đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM (vùng ĐNB: 18, vùng ĐBSCL: 12) chiếm 33,7% của cả nước (89 đơn vị).
Phó Thủ Tướng Vương Đình Huệ chủ trì hội nghị. Ảnh: Chúc Ly.
Trong những năm qua, các địa phương đã chú trọng đầu tư, nâng cấp hạ tầng nên phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng nông thôn có chuyển biến rõ nét, nhất là trong tổ chức sản xuất và chất lượng đời sống, sinh hoạt cho người dân.
Đến nay, gần 100% số xã vùng ĐNB có đường giao thông đến huyện, đường trục xã; 98% đường trục thôn được bê tông, nhựa hóa...; vùng ĐBSCL có 97% số xã có đường đến huyện, 96,5% đường trục xã được bê tông, nhựa hóa; trên 91% số xã có đường trực thôn được rải nhựa, bê tông.
Trong giai đoạn 2010-2019, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình của hai vùng đạt 932.498 tỷ đồng, cao nhất cả nước (khoảng 40%). Trong đó, ngân sách đối ứng của địa phương 81.481 tỷ đồng; vốn huy động từ người dân và cộng đồng 79.553 tỷ đồng.
Ông Lê Quốc Doanh - Thứ trưởng Bộ NNPTNT, cho biết: Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn được các địa phương chú trọng đâu tu xây dựng mới và nâng cấp, đã và đang hô trơ tôt cho việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tô chưc lại san xuât và nâng cao chất lượng đời sống, sinh hoạt cho người dân ơ nông thôn.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc trưng của các tỉnh thành 2 vùng. Ảnh: Chúc Ly.
Cũng theo ông Doanh, kết quả nổi bật của cả 2 vùng là về phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập cho người dân với tỷ lệ các xã đạt chuẩn các tiêu chí về thu nhập, tỷ lệ hộ nghèo, nhà ở khu dân cư đều cao hơn nhiều so với bình quân cả nước.
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho rằng kết quả xây dựng NTM của hai vùng nhìn chung còn hạn chế, chưa phản ánh hết tiềm năng, lợi thế và một số tỉnh có dấu hiệu chững lại từ cuối giai đoạn 1 đến những năm đầu của giai đoạn 2. Hệ thống cơ sở hạ tầng vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, tuy có bước phát triển, nhưng chưa đồng bộ, thiếu tính kết nối.
Nông dân là chủ thể xây dựng NTM
Tại hội nghị, các đại biểu thống nhất quan điểm chung khi xây dựng NTM đó là nông dân, nông thôn, nông nghiệp sẽ tiếp tục giữ vai trò chiến lược trong sự phát triển của đất nước. Phát triển nông dân, nông nghiệp, nông thôn là thành tố cơ bản của quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế.
Chia sẻ với hội nghị, ông Nguyễn Quang Dương - Bí Thư Tỉnh ủy Bạc Liêu, cho rằng: Sự quan tâm, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là vai trò của người đứng đầu sẽ tạo ra sự chuyển biến rõ nét. Thực tiễn cho thấy, ở nơi nào, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, đoàn thể thực sự tâm huyết, trách nhiệm, vào cuộc thường xuyên, quyết liệt thì xây dựng NTM đạt được cả mục tiêu về số lượng và đi vào chiều sâu chất lượng.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Bùi Thị Thơm cùng các đại biểu tham gia hội nghị tham quan gian hàng trưng bày các sản phẩm nông sản. Ảnh: CTV.
GS. TS Nguyễn Hay - Hiệu trưởng Trường Đai học Nông lâm TP.HCM, thành viên Ban Chủ nhiệm chương trình Khoa học công nghệ phục vụ xây dựng NTM, nêu quan điểm: "Cần hướng tới vai trò chủ thể thực sự của nông dân, đảm bảo nông dân có đủ năng lực, cơ hội tham gia và hưởng thụ thành quả phát triển đất nước. Xây dựng NTM thịnh vượng, trở thành nơi đáng sống, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tiệm cận với đô thị, kinh tế phát triển, cảnh quan và môi trường sạch đẹp, xã hội văn minh, mang bản sắc dân tộc, quan hệ cộng đồng gắn bó".
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng NTM, ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết: "Trước hết, công tác lãnh đạo, chỉ đạo phải chủ động, nhất là việc cụ thể hóa kịp thời các cơ chế, chính sách của Trung ương, phù hợp và sát thực tế của địa phương. Phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động, để mọi tầng lớp nhân dân thấy rõ vai trò, ý nghĩa của chương trình. Bố trí sử dụng hiệu quả đối với các nguồn lực, để vừa đáp ứng hiệu quả trước mắt, vừa kích thích trở lại, huy động đối với các nguồn lực tiếp theo".
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị. Ảnh: Chúc Ly.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá cao, biểu dương kết quả xây dựng NTM của 2 vùng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng: "Nếu năm 2010 cả 2 vùng chưa có xã được công nhận NTM thì đến 8/2019, ĐNB có 70% và ĐBSCL có 44% số xã được công nhận đạt chuẩn NTM. Cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư và diện mạo nông thôn của 2 vùng thay đổi rất rõ rệt. Cốt lõi của xây dựng NTM là đời sống vật chất, thu nhập thì ở cả 2 vùng đã được nâng cao, tỷ lệ giảm nghèo khá nhanh. Chênh lệch thu nhập thành thị và nông thôn được rút ngắn. Nhiều mô hình tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã ra đời và phát huy hiệu quả".
"Điều đáng mừng là cho đến 2017, tất các tỉnh, thành của 2 vùng đều không còn nợ đọng về xây dựng NTM. Việc huy động sức dân ở 2 vùng này, tôi cho là vừa phải, không quá cao so với các vùng khác. Việc huy động sức dân quá nhiều chưa chắc đã tốt, trách nhiệm này là của cả nước chứ không phải chỉ riêng người nông dân" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định.
Chiều 13/9, các đại biểu của tỉnh, thành 2 vùng đã có buổi tham quan trang trại nuôi cá sấu ở huyện Phước Long, Bạc Liêu. Ảnh: Chúc Ly.
Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, chương trình OCOP đã được các địa phương quan tâm triển khai đồng bộ và bước đầu đạt được những kết quả nhất định, góp phần thúc đẩy phát triển những sản phẩm đặc sản các địa phương. OCOP là chương trình giúp sản phẩm địa phương được gia tăng về thương hiệu, giá trị, về khoa học công nghệ, mang bản sắc khu vực, quốc gia, thậm chí là tham gia vào chuỗi quốc tế.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đề nghị các tỉnh, thành của 2 vùng cho nghiên cứu cho ý kiến thêm về các chỉ tiêu, mục tiêu thực hiện xây dựng NTM trong thời gian tới. "Về các nhiệm vụ trong thời gian tới thì tôi đề nghị chúng ta không được phép chủ quan, thỏa mãn. Xây dựng NTM chỉ có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Chúng ta phải đi vào thực chất chứ không phải đếm số xã đạt chuẩn mà tính" - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Một số mục tiêu cụ thể xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025: Cấp tỉnh: Có ít nhất 8/19 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vùng ĐNB và ĐBSCL được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (ĐBSCL: 4, ĐNB: 4). Cấp huyện: Vùng ĐNB có ít nhất 70% đơn vị cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; vùng ĐBSCL có ít nhất 50% đơn vị cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố vùng được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Cấp xã: Vùng ĐNB có ít nhất 90% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; Vùng ĐBSCL có ít nhất 75% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 30% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 5% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu...
Theo Danviet
Miền núi phía Bắc đổi thay rõ rệt, không còn xã dưới 5 tiêu chí Hôm nay (29/7), tại Hà Nội, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tổ chức họp báo công bố tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm xây dựng Nông thôn mới tại khu vực miền núi phía Bắc. Sau 10 năm thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đời sống vật...