Tín dụng bứt phá trong quý 4?
Mặc dù các ngân hàng đã đẩy mạnh triển khai nhiều biện pháp hỗ trợ tín dụng lãi suất ưu đãi cho khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhiều lần giảm lãi suất điều hành… nhưng tín dụng vẫn tăng chậm. Liệu với những tín hiệu tích cực của nền kinh tế, trong 3 tháng còn lại của năm, tín dụng sẽ tăng trưởng?
Các ngân hàng đều đã đưa ra nhiều gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi Covid-19. Ảnh: ST Ảnh: ST
Tăng trên 9% là khả thi
Hồi đầu năm 2020, khi chưa biết đến đại dịch Covid-19, NHNN đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Thời điểm đó, tăng trưởng tín dụng năm 2019 đạt 13,5%, nên mục tiêu 14% của NHNN còn bị đánh giá là thấp so với nhu cầu tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 bùng phát đã “đánh sập” nhiều mục tiêu của phát triển kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng.
Báo cáo về tình hình tăng trưởng tín dụng 9 tháng mới đây, NHNN cho biết, sau quý 1 tăng chậm khi tháng 1 chỉ tăng 0,01%, tháng 2 tăng 0,2%, tháng 3 tăng 1,3%, thì sang quý 2, tín dụng có dấu hiệu tăng dần khi tháng 6 đạt 3,63%. Tới quý 3, tín dụng tiếp tục khởi sắc hơn khi tháng 7 tăng 4,03%, tháng 8 tăng 4,75% và đến 30/9/2020 tăng 6,09% so với cuối năm 2019. Tuy gọi là “khởi sắc” nhưng nếu so với con số 9,4% của cùng kỳ năm trước thì vẫn rất thấp.
Dù đạt thấp hơn so với cùng kỳ nhưng đây cũng đã là nỗ lực rất lớn của toàn ngành để kích dòng tiền chảy ra thị trường. Cùng với việc các ngân hàng thương mại tự tiết giảm chi phí, cơ cấu lại hoạt động để đưa ra các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi thì trong các tháng 3, 5 và 10 NHNN đã giảm lãi suất điều hành, với tổng 3 lần giảm lên tới 1,5-2%. Nhờ đó, tổng thể thì tín dụng tăng chậm nhưng lại có sự tăng tiến dần qua các tháng, càng về cuối năm thì càng có sự tăng mạnh hơn hồi đầu năm. Theo tính toán, với mức tăng 6,09% của 9 tháng so với cuối năm thì nghĩa là các ngân hàng đã “bơm” được gần 500 nghìn tỷ đồng ra nền kinh tế, đưa tổng dư nợ tín dụng hiện hữu của hệ thống lên gần 8,7 triệu tỷ đồng.
Theo Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú, trong điều kiện dịch được kiểm soát tốt, việc hỗ trợ sản xuất, xuất khẩu tích cực thì tăng trưởng tín dụng năm nay đạt mức trên 9% là khả thi.
Để đạt được kết quả tăng trưởng 9-10% như đã nêu, NHNN cam kết sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế, sẽ tạo thanh khoản thuận lợi nhất để các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng; tiếp tục xem xét điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp…
Cẩn trọng trước rủi ro
Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán VnDirect đã hạ dự báo tăng trưởng tín dụng trong năm 2020 từ 11% xuống 9%. Trong kịch bản cơ sở, công ty này dự báo mức tăng trưởng tín dụng đạt 13-14% trong năm 2021 nhờ chính sách tiền tệ nới lỏng và đẩy nhanh tốc độ giải ngân đầu tư công. Tuy nhiên, đây cũng là mức tăng khá trong bối cảnh đại dịch hiện nay.
Theo khảo sát mới nhất của NHNN, nhu cầu tín dụng sẽ cải thiện đáng kể trong cuối năm, nhờ một số biện pháp chủ động của Chính phủ nhằm vực dậy nền kinh tế. Thống kê cũng cho thấy các lĩnh vực xuất nhập khẩu, bán lẻ và dệt may sẽ là động lực chính cho tăng trưởng tín dụng. Do đó, trong 9 tháng qua, tín dụng vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là một số lĩnh vực hiện đang tận dụng được lợi thế trong bối cảnh mới như tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 5,5%.
Nhưng thực tế trong bối cảnh của Việt Nam cho thấy, tăng trưởng tín dụng cao không có nghĩa là sẽ tác động tích cực hoàn toàn tới nền kinh tế. Chuyên gia tài chính – ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực nhận xét, tín dụng vẫn chiếm 135% GDP, mức tương đối cao so với quy mô nền kinh tế cũng như mức độ phát triển kinh tế. Do đó, các ngân hàng cần tập trung nhiều hơn vào việc đảm bảo chất lượng tín dụng, hướng tín dụng đến các nhu cầu thiết thực của nền kinh tế.
Rõ ràng, các ngân hàng hiện nay đang phải rất “vất vả” để điều hành hoạt động, khi một bên vừa phải đảm bảo tín dụng tăng trưởng đảm bảo lợi nhuận, một bên vừa phải giải quyết lượng nợ xấu có dấu hiệu tăng dần. Theo nhận định của lãnh đạo một ngân hàng thương mại, bối cảnh như trên thì tăng trưởng dư nợ được hơn 4% như hiện nay đã là rất tốt; bởi nếu cứ cố tăng dư nợ, thậm chí phải hạ chuẩn tín dụng, thì sẽ khó tránh được rủi ro và đẩy các ngân hàng vào tình cảnh “đứng cho vay, quỳ thu nợ”. Hơn nữa, ông Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế Vĩ mô, Trường đại học Kinh tế Quốc dân lại cho rằng, chính sách hạ lãi suất của Việt Nam không giúp nhiều cho tăng trưởng tín dụng mà giúp giảm áp lực trả nợ rất nhiều.
Hottrend: Điểm mặt những cổ phiếu nóng tuần qua (28/9 - 2/10/2020) - Dòng tiền tìm tới điểm nóng
Trong Top 30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua có gần một nửa là các mã đạt thanh khoản hàng chục tỷ đồng mỗi phiên như ASM, DIG, DCM, DPM, FLC, VCI, HDC, HCM, SSI, DRC, PVT...
Cổ phiếu ASG của ASG của Công ty cổ phần Tập đoàn ASG có mức tăng giá cao nhất tuần qua, gần 40%, từ 38.500 đồng/cổ phiếu lên 53.800 đồng/cổ phiếu.
Đây là "tân binh" mới lên niêm yết trong tuần trước, ngày 24/9 - giá tăng hết biên độ 20% trong phiên giao dịch đầu tiên, đạt 36.000 đồng/cổ phiếu, từ đó đến nay liên tục tăng trần, 7% mỗi phiên.
Giá trị giao dịch mỗi phiên trong tuần qua lần lượt là 3,8 tỷ đồng, 10,3 tỷ đồng, 4 tỷ đồng, 6,9 tỷ đồng, 10,5 tỷ đồng (tổng cộng cả tuần là 35,6 tỷ đồng, với gần 663.000 cổ phiếu được chuyển nhượng).
ASG có hơn 63 triệu cổ phiếu đang lưu hành, hoạt động chính trong 3 lĩnh vực là dịch vụ logistics, dịch vụ hàng không sân bay và phát triển hạ tầng, khu công nghiệp, với 12 công ty con và 2 chi nhánh, hơn 1.200 cán bộ, nhân viên.
Năm nay, Công ty đặt kế hoạch tổng doanh thu 818 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng.
Cổ phiếu ASM của Công ty cổ phần Tập đoàn Sao Mai có mức tăng giá nhiều thứ hai khi đạt 22,2%, đóng cửa tại 9.980 đồng/cổ phiếu.
Đáng chú ý, dòng tiền lớn tiếp tục cuồn cuộn đổ vào mã này. Cả 3 phiên cuối tuần, ASM đều tăng giá trần, đóng cửa tại 9.890 đồng/cổ phiếu, với giá trị giao dịch lần lượt đạt 70 tỷ đồng, 93,1 tỷ đồng và 93,9 tỷ đồng.
Trong hai tuần trước đó, cổ phiếu ASM lần lượt có mức tăng giá 23% và giảm 1%. Như vậy, sau khi điều chỉnh nhẹ, cổ phiếu này tiếp tục thu hút dòng tiền lớn. Sức hấp dẫn của ASM được cho là đến từ mảng hoạt động mới là năng lượng tái tạo.
Một công ty con của ASM là Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển đa quốc gia I.D.I (IDI, tỷ lệ sở hữu của ASM là 51%) cũng thu hút dòng tiền, giúp cổ phiếu tăng giá 5,6% trong tuần qua, đạt giá trị giao dịch đạt cả chục tỷ đồng mỗi phiên.
Cổ phiếu DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng tăng giá trần trong phiên cuối tuần qua, nâng mức tăng cả tuần lên 18,6%, đạt 17.250 đồng/cổ phiếu. Giá trị giao dịch trung bình đạt 56,8 tỷ đồng/phiên, tăng 120% so với tuần trước đó.
Trên thị trường không thấy thông tin hỗ trợ cụ thể cho đợt tăng giá này của DIG, trong khi chủ trương hợp tác với Him Lam trong dự án Khu đô thị Bắc Vũng Tàu chưa được thông qua.
Mặc dù vậy, kết quả kinh doanh của DIG tăng trưởng trong những năm qua và năm 2020 vẫn có dấu hiệu khả quan. 6 tháng đầu năm, doanh thu đạt gần 899 tỷ đồng, tăng 30%; lợi nhuận sau thuế hơn 55 tỷ đồng, tăng 90% so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tập trung vào 6 tháng cuối năm nên Công ty Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đánh giá, DIG có thể hoàn thành kế hoạch 2020, cụ thể, doanh thu đạt 2.500 tỷ đồng, tăng 18%; lợi nhuận sau thuế 522 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2019. Các dự án Vũng Tàu Gateway, Hiệp Phước, Đại Phước sẽ đóng góp chính vào kết quả kinh doanh năm nay.
Cổ phiếu DCM của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau cũng thu hút dòng tiền lớn khi thanh khoản tăng vọt và giá tăng cao sau khi Công ty công bố kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm tăng trưởng.
Cụ thể, lợi nhuận sau thuế 8 tháng đầu năm ước đạt hơn 424 tỷ đồng, vượt xa kế hoạch năm (gần 52 tỷ đồng), chủ yếu nhờ giá dầu giảm kéo theo giá khí đầu vào thấp hơn giá kế hoạch.
DCM đang xem xét điều chỉnh tăng kế hoạch lợi nhuận năm 2020 (do thận trọng nên kế hoạch cũ đặt ở mức thấp hơn nhiều mức thực hiện năm 2019).
Sau khi thông tin trên được công bố, cổ phiếu DCM có 2 phiên tăng trần, đạt 11.700 đồng/cổ phiếu ngày 29/9, với giá trị giao dịch tăng cao, lần lượt đạt 67 tỷ đồng và 110 tỷ đồng. Phiên sau đó, cổ phiếu tăng giá thêm 1,3% lên 11.850 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, hai phiên cuối tuần, giá DCM giảm lần lượt 0,8% và 0,4%, còn 11.700 đồng/cổ phiếu. Thanh khoản duy trì mức cao khi giá trị giao dịch 2 phiên này là 44,6 tỷ đồng và 63,2 tỷ đồng.
Cổ phiếu DPG của Công ty cổ phần Đạt Phương tuần qua tăng 13,4%, trong đó phiên 1/10 tăng trần, lên 29.200 đồng/cổ phiếu, với giá trị giao dịch 37 tỷ đồng. Giá cổ phiếu DPG tăng sau khi Công ty công bố trúng một gói thầu thi công xây dựng. Phiên cuối tuần, cổ phiếu này đứng giá.
Một cổ phiếu có giá tăng trần và thanh khoản tăng vọt vào phiên cuối tuần là FLC của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC, giá trị giao dịch phiên này đạt 108,2 tỷ đồng. Tính chung cả tuần, cổ phiếu FLC tăng 12,8% với hơn 100 triệu đơn vị trị giá trên 350 tỷ đồng được chuyển nhượng.
Diễn biến giá và thanh khoản của FLC là khá bất ngờ trong bối cảnh ngày 11/9 bị HOSE công bố không được giao dịch ký quỹ (margin) do lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất soát xét 6 tháng đầu năm 2020 là số âm (lỗ hơn 1.582 tỷ đồng).
Cổ phiếu HDC của Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa - Vũng Tàu lập kỷ lục mới khi đạt 23.000 đồng/cổ phiếu, cao nhất kể từ khi niêm yết năm 2007. Trong tuần qua, mã này tăng giá cả 5 phiên, tổng cộng 10,6%, với giá trị giao dịch hàng chục tỷ đồng mỗi phiên.
Thị trường bất động sản nói chung vẫn đang bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhưng HDC được một số công ty chứng khoán nhận định là một trong những doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tích cực hơn mặt bằng chung, đang đẩy mạnh phát triển dự án đã được cấp phép và tình hình bán hàng khả quan.
Trong lĩnh vực vận tải dầu khí, cổ phiếu PVT của Tổng công ty cổ phần Vận tải Dầu khí có mức tăng 7,2% trong tuần qua, sau khi đã có mức tăng 5,6% trong tuần trước (so với đầu tháng 8 thì mức tăng còn mạnh hơn nhiều), nhờ thông tin về cổ tức và kết quả kinh doanh khả quan so với kế hoạch (dù kế hoạch cả năm giảm so với năm ngoái).
Cụ thể, ngày 2/10, PVT công bố sẽ trả cổ tức 4% bằng tiền và 15% bằng cổ phiếu, thực hiện trong quý IV/2020. Bên cạnh đó, Công ty ước tính doanh thu đạt 5.345 tỷ đồng và lãi trước thuế đạt 565 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm (kế hoạch cả năm 2020 là doanh thu 6.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 433 tỷ đồng) (giảm 47% so với năm trước).
Cổ phiếu PVT có thanh khoản cao, riêng phiên cuối tuần có giá trị giao dịch 70 tỷ đồng.
Trong tuần qua, nhiều cổ phiếu chứng khoán thu hút được dòng tiền khi giá và thanh khoản tăng. Cụ thể, cổ phiếu BSI của Công ty cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tăng trong cả 5 phiên, tổng cộng 11,9%; cổ phiếu VCI của Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt tăng 11,3%; cổ phiếu HCM của Công ty cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và cổ phiếu SSI của Công ty cổ phần Chứng khoán SSI cùng tăng 7,9%, cổ phiếu VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDIRECT...
Trong các mã này, ngoại trừ BSI có thanh khoản kém hơn, các mã khác đều được giao dịch sôi động, giá trị giao dịch đạt hàng chục tỷ đồng mỗi phiên.
Một số cổ phiếu khác đáng chú ý là TCM của Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công tăng 6,1% nhờ tin tốt về kết quả kinh doanh, cổ phiếu POW của Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tăng 4,4% với thanh khoản trong phiên cuối tuần tăng vọt, cổ phiếu CTG của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tăng 2,9% sau khi huy động được phần lớn trái phiếu chào bán, cổ phiếu CVT của Công ty cổ phần CMC có giá tăng trần trong phiên cuối tuần với 1,5 triệu đơn vị trị giá 31,5 tỷ đồng được chuyển nhượng...
30 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất trên HOSE tuần qua
Mã CK
Video đang HOT
Tỷ lệ tăng giá
Thị giá cổ phiếu (đồng)
ASG
39,7%
53.800
ASM
22,2%
9.980
DIG
18,6%
17.250
TNC
14,6%
33.000
ATG
14,3%
720
DCM
14,1%
11.700
HAR
13,9%
4.100
DPG
13,4%
29.200
FLC
12,8%
3.610
EVE
12,3%
11.400
CVT
12,0%
21.050
BSI
11,9%
9.300
VCI
11,3%
31.500
SAV
11,3%
12.800
HDC
10,6%
23.000
HTL
10,4%
15.900
VID
10,1%
9.300
IJC
9,9%
13.300
LCG
8,5%
9.340
BCG
8,0%
8.600
HAH
8,0%
14.150
HCM
7,9%
21.800
SSI
7,9%
17.750
SVI
7,9%
72.600
DRC
7,6%
20.600
PVT
7,2%
14.100
VSC
7,2%
37.200
TN1
6,9%
54.500
KPF
6,8%
14.100
SFI
6,8%
21.150
Diễn biến VN-Index và giá trị giao dịch trên HOSE
Ngày
VN-Index (điểm)
Tăng/giảm (%)
Giá trị giao dịch (tỷ đồng)
21/9
907,94
0,78
7.716,50
22/9
906,19
-0,19
6.745,96
23/9
912,50
0,70
6.483,86
24/9
908,58
-0,43
6.408,17
25/9
908,27
-0,03
6.275,15
28/9
912,50
0,47
7.250,99
29/9
903,98
-0,93
8.527,35
30/9
905,21
0,14
6.358,63
1/10
914,09
0,98
6.761,68
2/10
909,91
-0,46
8.592,17
Kế hoạch chi phối không thành, PV Gas muốn thoái hết vốn tại PGS Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, PV Gas (GAS) đạt 32.721 tỷ đồng doanh thu thuần giảm 16%, LNST đạt 4.063 tỷ đồng giảm 34% so với nửa đầu năm 2019 Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV Gas, GAS) vừa thông qua quyết định chấp thuận chủ trương thoái toàn bộ phần vốn góp của Công ty tại CTCP...