Tín dụng BĐS hướng vào nhu cầu thực
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang lấy ý kiến dự thảo thông tư thay thế Thông tư 36/2014/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh NH nước ngoài. Bước đầu, một số ý kiến cho rằng nội dung dự thảo ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường bất động sản (BĐS). Trao đổi với ĐTTC, ông NGUYỄN QUỐC HÙNG, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, cho biết xung quanh vấn đề này.
Khách hàng giao dịch tại LienVietpostBank. Ảnh: VIẾT CHUNG
Dự thảo sửa đổi một số quy định liên quan tới tỷ lệ an toàn trong hoạt động của NH, chi nhánh NH nước ngoài, trong đó có quy định giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn.
Như vậy, quy định này áp dụng đối với khoản vay đầu tư vào tất cả lĩnh vực trong nền kinh tế, không phải riêng lĩnh vực BĐS. Với lộ trình gồm 3 giai đoạn và đến năm 2022, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn xuống còn 30%, NHNN sẽ kiểm soát được rủi ro thanh khoản, nhằm đảm bảo an toàn hệ thống trước những thay đổi điều kiện kinh tế vĩ mô, góp phần ổn định hoạt động NH.
Dự thảo quy định khoản vay mua BĐS có số dư nợ trên 3 tỷ đồng, áp dụng hệ số rủi ro 150%; từ 1,5-3 tỷ đồng hệ số 100%; dưới 1,5 tỷ đồng, các khoản vay mua nhà ở xã hội, mua nhà theo các dự án, chương trình hỗ trợ của Chính phủ, áp dụng hệ số rủi ro 50%.
Điều này nhằm hướng tín dụng BĐS vào nhu cầu thực của người dân, thúc đẩy phát triển phân khúc nhà ở thương mại giá rẻ và nhà ở xã hội (phân khúc đang thiếu nguồn cung). Do đó, tôi cho rằng, quy định trong dự thảo không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường BĐS.
PHÓNG VIÊN: – Vậy theo ông, nguyên nhân dẫn tới việc trầm lắng của thị trường BĐS những tháng đầu năm xuất phát từ đâu?
Ông NGUYỄN QUỐC HÙNG: - Thị trường BĐS hoạt động dựa trên quy luật cung-cầu. Sự trầm lắng của thị trường trước hết xuất phát từ việc lệch pha cung-cầu. Hiện tại, nhiều chủ đầu tư thực hiện phân khúc căn hộ cao cấp, căn hộ du lịch, nghỉ dưỡng, trong khi nhu cầu thực của người dân hướng về phân khúc nhà ở bình dân lại đang thiếu nguồn cung.
Ngoài ra, hiện các địa phương đều tăng cường kiểm tra, giám sát, rà soát việc cấp phép, phê duyệt dự án, điều chỉnh quy hoạch… dẫn tới nhiều dự án chưa đúng tiến độ đầu tư.
Video đang HOT
- Theo ông, diễn biến của tăng trưởng tín dụng lĩnh vực BĐS có bất thường so với định hướng của Chính phủ, NHNN? Con số tăng trưởng âm của tín dụng BĐS trong quý IV-2018 có đáng lo ngại?
Đây là cơ hội tốt để các cơ quan quản lý, doanh nghiệp BĐS đánh giá lại nguyên nhân yếu kém của thị trường, xác định định hướng phát triển trong dài hạn, nâng cao năng lực tài chính và cơ cấu lại danh mục, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tính đến cuối năm 2018, tín dụng đối với lĩnh vực BĐS (bao gồm kinh doanh và mua BĐS để ở) tăng trưởng 31,76%, phù hợp với chủ trương của Chính phủ, định hướng của NHNN là kiểm soát chặt chẽ tín dụng kinh doanh BĐS, hướng tín dụng vào các dự án hiệu quả, dự án nhà ở xã hội, nhà ở thương mại giá rẻ và nhu cầu thực của người dân. Đây cũng là một trong các mục tiêu dự thảo thay thế Thông tư 36 hướng đến.
Trong cơ cấu nguồn vốn của chủ đầu tư dự án gồm vốn tự có, vốn đi vay, vốn ứng trước của khách hàng và các nguồn vốn khác. Hiện nay, nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp BĐS phụ thuộc lớn vào NH. Điều này thể hiện ở việc NH không chỉ tài trợ trực tiếp vốn cho chủ đầu tư, còn tài trợ gián tiếp thông qua việc cho vay đối với người mua nhà để thanh toán tiền ứng trước cho chủ đầu tư.
Do đó, nguồn vốn phục vụ nguồn cung BĐS bao gồm cả nguồn vốn phục vụ từ bên cầu. Nói cách khác, khi tính nguồn vốn tín dụng cho kinh doanh BĐS phải tính cả vốn tín dụng phục vụ nhu cầu đời sống về nhà ở. Như vậy, tăng trưởng tín dụng âm trong quý IV-2018 không phản ánh việc thiếu vốn, giảm nguồn vốn tín dụng cho lĩnh vực kinh doanh BĐS.
Thực tế 3 tháng đầu năm 2019, tín dụng đối với lĩnh vực BĐS tăng 3,29% so với cuối năm 2018. Mức tăng này cao hơn mức tăng trưởng tín dụng quý I, nên nhận định việc siết nguồn vốn tín dụng đối với lĩnh vực BĐS là không chính xác. NHNN định hướng kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, nhưng định hướng tín dụng phục vụ nhu cầu thực của người dân.
- Hiệp hội BĐS Việt Nam vừa kiến nghị giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung, dài hạn và tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay tiêu dùng nhà ở. Ông bình luận gì về kiến nghị này?
- Kiến nghị của Hiệp hội BĐS Việt Nam là phương án NHNN dự kiến lựa chọn. Theo đó, sẽ điều chỉnh giảm mỗi năm 3-4% để từ 1-7-2022 áp dụng tỷ lệ tối đa 30%. Vì thế, nhận định của hiệp hội về việc tăng hệ số rủi ro từ 50% lên 150% đối với các khoản cho vay phục vụ đời sống có số dư nợ gốc từ 3 tỷ đồng trở lên là không chính xác.
Việc điều chỉnh hệ số rủi ro khoản cho vay lĩnh vực BĐS phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hoàn thiện các cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến thị trường BĐS, bảo đảm sự phát triển hiệu quả, bền vững của thị trường BĐS và an toàn hoạt động của hệ thống NH.
Bên cạnh đó, việc thay đổi quy định tại dự thảo sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp BĐS nâng cao năng lực, uy tín để huy động vốn trên thị trường vốn trong nước cũng như quốc tế, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn tín dụng, là phù hợp với xu hướng quốc tế
Theo baigondautu.com.vn
Bất động sản Việt Nam: Chuyên gia nói tốt, sức mua vẫn giảm
Nhiều chuyên gia nhận định thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có triển vọng phát triển tốt, cơ hội cho các nhà đầu tư vẫn đang bùng nổ. Tuy nhiên, sức mua trên thị trường bất động sản đang chững lại và suy giảm...
Đó là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn "Xu hướng đầu tư bất động sản 2019", do Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) và Báo Diễn đàn doanh nghiệp phối hợp tổ chức gần đây.
Phát biểu tại sự kiện, ông Hoàng Quang Phòng - Phó chủ tịch VCCI cho biết báo cáo Bất động sản 2020 của PwC cho thấy thị trường BĐS đang thay đổi và mở rộng diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt ở các nền kinh tế mới nổi.
Ông Hoàng Quang Phòng dự báo đến năm 2025, số lượng siêu đô thị sẽ "tăng lên chóng mặt" và nhu cầu tận hưởng của người tiêu dùng sẽ ngày càng "khó tính". Trong đó, công nghệ "sẽ thay đổi tất cả các phân khúc ngành công nghiệp bất động sản cũng như thay đổi cách vận hành của các nhà đầu tư, nhà quản lý".
Đáng chú ý, ông Phòng nhận định "cơ hội đầu tư trong lĩnh vực BĐS cũng đang bùng nổ, đặc biệt là từ năm 2020". Tuy vậy, các nhà đầu tư, phát triển BĐS cũng cần cẩn thận trước những rủi ro, đặc biệt là nguy cơ biến đổi khí hậu, thay đổi hành vi nhanh chóng.
Ông Nguyễn Trần Nam đánh giá cao tiềm năng của thị trường BĐS Việt Nam
Đồng quan điểm trên, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam Nguyễn Trần Nam cũng đánh giá cao tiềm năng phát triển của thị trường BĐS trong nước, với số lượng nhà đầu tư tham gia lớn.
Ông Nguyễn Trần Nam chia sẻ: "Tôi biết một lượng lớn nhà đầu tư, cứ cuối tuần là đi hết từ Bắc vào Nam để đầu tư BĐS. Thời gian gần đây là Vân Đồn rồi đến Mũi Né - Bình Thuận. Rõ ràng BĐS nghỉ dưỡng vẫn rất hấp dẫn, rất tiềm năng cho nhà đầu tư chính vì thế hiện nay một lượng lớn nhà đầu tư đang chuyển dần sự quan tâm đến các thị trường mới nổi".
Theo ông Nam, thống kê gần đây cho thấy các chỉ số của nền kinh tế Việt Nam đều có những chuyển biến tích cực. Trong đó, có 2 chỉ số quan trọng vẫn tích cực ảnh hưởng tới thị trường BĐS, đó là: giải ngân vốn FDI tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái và mức độ tiêu dùng của Việt Nam theo một số chuyên gia vào hàng cao trong khu vực, thậm chí so với Trung Quốc, Thái Lan...
Ông Nguyễn Trần Nam chỉ ra điểm mạnh nhất của thị trường BĐS Việt Nam là nhu cầu và thanh khoản rất lớn. Về trung và dài hạn, thị trường còn tốt, tỷ lệ đô thị hoá vẫn đang tăng, người dân vẫn có tâm lý tích góp mua nhà, mức độ sở hữu nhà ở còn thấp so với khu vực và thế giới...
Tuy vậy, ông Nam cũng bày tỏ lo ngại về xu hướng suy giảm giao dịch từ đầu năm 2019 tới nay, dù thị trường đang phát triển tốt. Theo đánh giá của ông, nguyên nhân chủ yếu bởi "đất và tiền đều giảm".
"Tốc độ tăng trưởng tín dụng BĐS đã giảm từ năm 2017. Số liệu cho thấy, năm 2016, tín dụng chung tăng 12% thì BĐS gấp rưỡi 18% nhưng sang tới năm 2017, con số này ngược lại, tín dụng chung tăng 18% nhưng BĐS chỉ được 12%. Năm 2018, tín dụng chung 12%, BĐS còn có 5% và tới quý IV/2018 thậm chí tín dụng BĐS còn giảm 0,8%. Dòng vốn vào thị trường BĐS với chiều hướng như vậy sẽ rất khó khăn" - ông Nguyễn Trần Nam nhấn mạnh thêm.
Đại diện các doanh nghiệp BĐS tham gia diễn đàn
Nhìn từ góc độ khác, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực cho hay: Hiện nay dòng vốn đổ về BĐS tương đối nhiều, trong khi số lượng DN thành lập trong lĩnh vực BĐS tăng khá nhanh. Tổng vốn đăng ký hiện khoảng 150 nghìn tỷ. Dòng vốn đầu tư công có khoảng 244 nghìn tỷ, trong khi khu vực FDI năm ngoái khoảng 6,5 tỷ USD trong lĩnh vực kinh doanh BĐS. Với đà năm nay chắc chắn BĐS công nghiệp, thương mại, BĐS cho nhà ở xã hội sẽ còn tăng.
Về vấn đề mà nhiều doanh nghiệp BĐS băn khoăn là vốn, theo ông Cấn Văn Lực, dòng vốn từ các ngân hàng thương mại "không phải âm mà tăng không được nhiều". Theo đó, tổng dư nợ cho lĩnh vực kinh doanh BĐS là 510 nghìn tỷ tương đương với 7% tổng dư nợ. Ngoài ra cho vay đơn vị xây lắp chiếm khoảng 9% tổng dự nợ. Cho vay mua nhà, sửa nhà nằm trong tiêu dùng là 6,5%. Tổng dư nợ gộp cho tín dụng BĐS là 25% - một con số không nhỏ.
"Tôi cho rằng, thị trường BĐS không đến mức là u ám và quá lo lắng, BĐS công nghiệp, BĐS nhà ở vẫn còn cơ sở để phát triển. Trong khi đó, BĐS du lịch vẫn chưa có pháp lý để phát triển, trong khi giải quyết vấn đề này không có gì là phức tạp" - chuyên gia này khẳng định.
TS. Cấn Văn Lực lạc quan dự báo thị trường vẫn có triển vọng phát triển tốt. Ông nhận định: Phân khúc cho vay mua nhà, sửa nhà dưới 1,5 tỷ đồng sẽ "yên tâm" phát triển bởi trọng số rủi ro chỉ ở 50%. Trong khi đó, các khoản vay từ 1,5-3 tỷ đồng có hệ số rủi ro 100%, khoản vay trên 3 tỷ đồng là 150% sẽ "nhẹ nhàng hơn trước rất nhiều chứ không phải tiêu cực".
Ngọc Linh
Theo thoidai.com
Tp.HCM: Lộ danh tính nhiều doanh nghiệp BĐS nợ thuế hàng trăm tỷ đồng Mới đây, Cục thuế Tp.HCM tiếp tục công bố đợt 2 gần 1.700 doanh nghiệp nợ thuế. Hàng trăm doanh nghiệp thuộc đủ mọi ngành nghề nợ thuế từ 10 tỉ đồng trở lên, nhưng nhiều nhất vẫn là các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐS và xây dựng. Theo thông tin từ Cục thuế, số nợ ở lần công bố này lên...