Tín dụng bất động sản: Phải kiểm soát từ ‘đầu nguồn’
Sẽ không có gì phải bàn khi một cá nhân hay tổ chức sử dụng tiền nhàn rỗi của chính mình để đầu tư bất động sản hoặc vốn vay từ ngân hàng chiếm tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, thực tế đang diễn ra trên thị trường bất động sản hiện nay là cơ cấu vốn vay ngân hàng đang chiếm quá nhiều trong dòng vốn đổ vào đầu cơ nhà, đất.
Vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã có báo cáo với Quốc hội, trong đó cho biết đến hết tháng 8-2019, tín dụng đối với bất động sản chiếm 19,14% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Như vậy, dư nợ cho vay toàn hệ thống hiện đạt khoảng 7,8 triệu tỷ đồng và dư nợ bất động sản ước đạt tương đương gần 1,5 triệu tỷ đồng.
Theo phân tích của giới chuyên gia, số cho vay thực tế vượt mức 1,5 triệu tỷ đồng bởi tại rất nhiều ngân hàng thương mại, cho vay bất động sản đã vượt mức 50% tổng dư nợ cho vay. Các khoản vay bất động sản từ nguồn tín dụng ngân hàng thực chất còn có thể “ẩn mình” thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp hoặc bảo lãnh của ngân hàng cho bên mua, hoặc ủy thác đầu tư cho một bên thứ ba…
Chính vì vậy, trung tuần tháng 11 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 22/2019/TT-NHNN quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Trong đó, tiếp tục siết mạnh kiểm soát cho vay bất động sản bằng cách quy định cụ thể lộ trình giảm dần tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn.
Cụ thể, từ 1-1-2020 đến 30-9-2020 tỷ lệ này là 40%; từ 1-10-2020 đến 30-9-2020 là 37%; từ 1-10-2021 đến 30-9-2022 là 34% và kể từ 1-10-2022 sẽ giảm xuống còn 30%.
Video đang HOT
Thực tế, cho vay bất động sản (bao gồm cả cho vay chủ đầu tư dự án và cho vay phía người mua) hiện chủ yếu là cho vay trung, dài hạn (trên 1 năm), trong khi cơ cấu vốn huy động của các ngân hàng lại chủ yếu là tiền gửi ngắn hạn. Việc sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn cần được kiểm soát chặt chẽ hơn để tránh những rủi ro phát sinh khi các ngân hàng cho vay “quá tay”.
Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước còn tăng hệ số rủi ro khi kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%. Ngoài ra, đối với các khoản nợ phải đòi khác như đối với cá nhân phục vụ đời sống mà tổng số tiền thỏa thuận cho vay/mức cho vay tại các hợp đồng tín dụng của khách hàng đó từ 4 tỷ đồng trở lên (sau khi trừ đi khoản phải đòi của khách hàng đó đã áp dụng hệ số rủi ro 50%) sẽ bị áp hệ số rủi ro 120%, có hiệu lực từ ngày 1-1-2020 đến hết ngày 31-12-2020 và sau đó sẽ nâng lên 150% kể từ ngày 1-1-2021.
Khi áp dụng hệ số rủi ro mới cao hơn mức cũ, chi phí vốn của ngân hàng sẽ tăng lên và rõ ràng, ngân hàng sẽ phải cân nhắc kỹ khi giải ngân các khoản vay đầu tư vào bất động sản, từ đó người vay cũng cẩn trọng hơn khi không còn tiếp cận vốn vay dễ dàng như trước.
Dù sao những chính sách điều chỉnh từ phía Ngân hàng Nhà nước cũng chỉ là một trong những công cụ hỗ trợ kiểm soát thị trường bất động sản để tránh tăng “ nóng” và vỡ “bong bóng” như đã từng xảy ra cách đây 10 năm. Muốn kiểm soát và định hướng thị trường này thực sự tốt, còn cần đến sự hỗ trợ của chính sách, pháp luật về đất đai, khung giá đất…
Vi Lâm
Theo baodongnai.com.vn
Dù có nhiều khuyến cáo, tiền ngân hàng vẫn đổ vào nhà đất
Tại TP HCM, dư nợ cho vay bất động sản trong 11 tháng năm 2019 vẫn tăng 9,6% so với cuối năm ngoái.
Người có nhu cầu mua nhà để ở thực sự không bị ảnh hưởng từ việc siết tín dụng
Ngày 5-12, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM, cho biết trong 11 tháng năm 2019, tổng dư nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn đạt 2,2 triệu tỉ đồng, tăng 12,4% so với đầu năm nay; huy động vốn tăng 11,9% so với đầu năm 2019.
Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản đạt 252.000 tỉ đồng, chiếm 11% tổng dư nợ cho vay trên địa bàn TP, tương đương mức tăng 9,6% so với đầu năm.
Thống kê cụ thể từng phân khúc tín dụng, số liệu của Ngân hàng Nhà nước trước đó tính đến tháng 8-2019, tín dụng đối với lĩnh vực bất động sản (bao gồm cả mục đích kinh doanh và mục đích tự sử dụng) tăng tới 14,58% so với cuối năm ngoái và chiếm 19,14% tổng dư nợ nền kinh tế.
Nếu theo dư nợ tín dụng của nền kinh tế đến tháng 9-2019 khoảng 7,88 triệu tỉ đồng, tín dụng lĩnh vực bất động sản có tỉ trọng 19,14%, tương đương các tổ chức tín dụng đã cho vay ra thị trường khoảng 1,5 triệu tỉ đồng.
Từ đầu năm đến nay và trong báo cáo mới đây gửi Quốc hội, Ngân hàng Nhà nước liên tục khẳng định chủ trương kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản. Dù vậy, bất chấp các khuyến cáo, tín dụng bất động sản vẫn tăng trưởng đáng kể so với cuối năm ngoái.
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước ban hành thông tư 22 theo hướng tiếp tục siết mạnh với cho vay bất động sản khi giảm dần tỉ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn; đồng thời tăng hệ số rủi ro đối với khoản vay kinh doanh bất động sản từ 150% lên 200%.
Chuyên gia kinh tế, TS Cấn Văn Lực nhìn nhận Ngân hàng Nhà nước đã phân nhóm thị trường bất động sản theo hệ số rủi ro để tổ chức tín dụng cho vay, trong đó khuyến khích những người vay mua nhà cho nhu cầu ở thực.
T.Phương
Theo Nld.com.vn
Thông tư 22/2019 là để kiểm soát tín dụng bất động sản tại ngân hàng yếu kém Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nêu rõ, việc nâng hệ số rủi ro đối với tín dụng bất động sản theo Thông tư 22/2019/TT-NHNN chỉ áp dụng đối với ngn hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thể thực hiện Thông tư 41/2016 kể từ ngày 1/1/2020 do không được Nhà nước bổ sung vốn điều lệ, hoặc năng lực...