Tín dụng bất động sản “núp bóng” vay tiêu dùng: Sẽ khó quản lý!
Tín dụng tiêu dùng tăng nhanh chủ yếu đến từ hoạt động cho vay mua, sửa nhà khiến nhiều người lo ngại về nguy cơ cho vay bất động sản đang “núp bóng” vay tiêu dùng ngày một lớn.
“Núp bóng” tín dụng tiêu dùng
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 6 năm nay, tín dụng toàn ngành Ngân hàng đã tăng 6,16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay bất động sản chỉ tăng 2,19%, tỷ trọng cho vay bất động sản chiếm 7,5% tổng dư nợ nền kinh tế. Con số này thấp hơn rất nhiều so với mức 15,8% năm 2017 hay 17,1% vào năm 2016.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động sản sẽ được xếp vào nhóm tín dụng bất động sản. Trong khi đó, một mảng cho vay cũng liên quan đến nhà đất là mua nhà, sửa nhà để ở thì lại đang được xếp vào mảng tín dụng tiêu dùng của người dân.
Đây là một trong những lý do những năm gần đây tín dụng tiêu dùng tăng trưởng mạnh, lên tới 65% trong năm 2017. Tính đến cuối năm 2017, dự nợ tín dụng tiêu dùng khoảng 1,17 triệu tỷ đồng thì có tới 53% là cho vay mua, sửa chữa nhà ở .
Ước tính, nếu tính cả khoản tiền cho dân vay mua, sửa nhà để ở thì khoản vay liên quan đến bất động sản chiếm tới khoảng 20% tổng dư nợ. Nhiều chuyên gia đã bày tỏ lo ngại tín dụng bất động sản đang “núp bóng” tín dụng tiêu dùng, dẫn đến khó quản lý, tiềm ẩn rủi ro.
Các chuyên gia khuyến nghị nên xếp các khoản vay mua nhà vào tín dụng tiêu dùng nhằm có số liệu thống kê chính xác.
Các chuyên gia cho rằng nên xếp các khoản vay mua nhà vào tín dụng bất động sản để quản lý tốt hơn
Video đang HOT
Theo chuyên gia tài chính ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực, các nước hầu hết không xếp tín dụng cho vay mua nhà để ở và sửa chữa nhà ở vào tín dụng tiêu dùng. Còn ở nước ta, số liệu cho thấy hoạt động cho vay tiêu dùng vào khoảng 1,1 triệu tỷ đồng (năm 2017), chiếm 18% trong tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế. Trong số này có tới 53% các khoản vay là mua nhà và sửa chữa nhà ở.
Cần sắp xếp lại để quản lý tốt hơn
TS. Cấn Văn Lực cho rằng, bản chất của tín dụng tiêu dùng là các khoản vay cá nhân và hộ gia đình phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng không phải xuất phát từ mục đích kinh doanh và quy mô các khoản vay thường nhỏ. Vì vậy, cơ quan quản lý nên tách các khoản cho vay mua nhà, sửa nhà sang cho vay bất động sản.
Tuy nhiên, theo vị chuyên gia, cũng phải bóc tách các khoản vay mua nhà, sửa nhà và các vay bất động sản, vì tín dụng cho vay mua, sửa chữa nhà rất ít rủi ro.
Cụ thể, có thể chia 4 nhóm tương ứng với các mức độ rủi ro, trong đó nhóm cho vay mua nhà, sửa nhà có hệ số rủi ro thấp nhất, tương đương các khoản vay thương mại thông thường khác là 100%. Nhóm có hệ số rủi ro lớn nhất thuộc về các khoản vay bất động sản nghỉ dưỡng, khách sạn (200%).
Theo các chuyên gia, việc chuyển cho vay mua, sửa nhà vào tín dụng bất động sản sẽ làm tăng tỷ lệ tín dụng bất động sản. Dù vậy, điều này cũng sẽ không làm tăng lo ngại rủi ro mà giúp có những thống kê, báo cáo chính xác hơn, giúp quản lý tốt hơn.
Ngân hàng Nhà nước mới đây cũng đã có cầu các ngân hàng siết tín dụng một số lĩnh vực nhạy cảm như bất động sản, chứng khoán, BOT, BOT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Trong đó, riêng về tín dụng tiêu dùng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu kiểm soát chặt chẽ tín dụng tiêu dùng, nhất là tín dụng tiêu dùng liên quan đến bất động sản.
Theo đại diện Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước định hướng giảm dần dư nợ cho vay với tín dụng tiêu dùng, năm 2018 đặt mục tiêu tín dụng tiêu dùng chỉ tăng khoảng 20%, giảm mạnh so với năm 2017.
Linh Nhật
Theo anninhthudo.vn
Cho vay bất động sản núp bóng tín dụng tiêu dùng: Tách hay giữ?
Nếu tính gộp cho vay mua nhà, sửa nhà vào cho vay bất động sản thì tỷ trọng cho vay bất động sản trong tổng dư nợ tín dụng có thể lên tới 20%.
Ảnh minh họa
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, tín dụng bất động sản là các khoản vay ngân hàng với mục đích đầu tư bất động sản và sinh lợi trên bất động sản đó.
Chiếu theo quy định này, các ngân hàng đã phân khoản cho vay mua nhà, sửa nhà (không phục vụ mục đích bán, cho thuê) vào nhóm tín dụng tiêu dùng. Điều này khiến tỷ trọng cho vay bất động sản chỉ chiếm 7 - 8% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Trí Hiếu (chuyên gia tài chính - ngân hàng), nếu gộp cả những khoản cho vay mua, sửa nhà thì tỷ trọng cho vay bất động sản không dưới 20% tổng dư nợ. Tính đến nay, tổng dư nợ nền kinh tế vào khoảng 6,8 triệu tỷ đồng, nếu tỷ trọng cho vay bất động sản là 20% tổng dư nợ thì con số tuyệt đối cho vay lĩnh vực này là khoảng 1,36 triệu tỷ đồng.
Việc cho vay bất động sản núp bóng tín dụng tiêu dùng được xem là một trong những nguyên nhân chính khiến tín dụng tiêu dùng tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian qua. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, dư nợ tín dụng tiêu dùng đã tăng trưởng gần 50%, nhưng phần lớn chảy vào bất động sản qua mua nhà.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng việc xếp cho vay mua nhà, sửa nhà vào tín dụng tiêu dùng là không đúng. "Nó làm méo mó bức tranh tín dụng bất động sản. Cơ quan quản lý có thể có cái nhìn không chuẩn xác về rủi ro của tín dụng bất động sản, vì thực tế nó đã lên rất cao rồi".
Trao đổi với VietnamFinance, TS Hiếu cho rằng cần phải tách tín dụng mua nhà, sửa nhà khỏi tín dụng tiêu dùng để đổ về tín dụng bất động sản.
"Tín dụng mua nhà, sửa nhà thực chất là tín dụng bất động sản vì nó gồm đủ hai yếu tố là vay ngân hàng (để mua bất động sản) và thế chấp (người vay thế chấp chính căn nhà)", ông Hiếu nói.
Theo TS Cấn Văn Lực (Giám đốc Trường Đào tạo BIDV), về lâu dài, việc tách cho vay mua nhà, sửa nhà ra khỏi tín dụng tiêu dùng để nhập về cho vay bất động sản là cần thiết.
"Nhưng lúc bấy giờ lại cần phải làm rõ hơn việc phân nhóm bất động sản. Hiện nay ta vẫn đang đánh đồng tất cả đều là cho vay bất động sản, vẫn áp dụng hệ số rủi ro 200%. Như vậy thì rất khó cho các ngân hàng thương mại triển khai cho vay vì chi phí vốn sẽ tăng cao.
"Nếu đã tách cho vay mua nhà, sửa nhà thì cũng cần đồng thời phân loại cho vay bất động sản thành các nhóm khác nhau để áp dụng hệ số rủi ro khác nhau", ông Lực nói.
TS Nguyễn Trí Hiếu cũng đồng tình với quan điểm của ông TS Cấn Văn Lực và cho rằng nếu đem tín dụng mua nhà, sửa nhà nhập vào cho vay bất động sản thì vẫn nên quy định hệ số rủi ro là 100% chứ không bắt buộc là 200%.
Tuy nhiên, trái ngược với hai quan điểm trên, TS Vũ Đình Ánh (chuyên gia tài chính) lại cho rằng việc xếp cho vay mua nhà, sửa nhà vào nhóm tín dụng nào cũng được.
"Xếp vào tín dụng tiêu dùng là đứng từ phía người vay, xếp vào tín dụng bất động sản là đứng từ phía người cung cấp. Đây là hai mặt cung - cầu của thị trường bất động sản. Tuy nhiên, không thể xem việc gộp tín dụng mua nhà, sửa nhà vào tín dụng bất động sản là tổng tín dụng bất động sản, vì hai loại tín dụng đưa đến cho hai đối tượng khác nhau", TS Ánh nói với VietnamFinance.
Ông Ánh cho rằng về nguyên tắc, cho người mua bất động sản vay tiền thì sẽ làm giảm số tiền mà nhà đầu tư bất động sản vay vì trên thực tế người mua nhà sẽ đem tiền đóng cho chủ đầu tư. "Đây là câu chuyện của dòng tiền", ông Ánh nhấn mạnh.
Vĩnh Chi
Theo vietnamfinance.vn
Lo ngại tín dụng BĐS, BOT, BT... Dù cho rằng tăng trưởng tín dụng cũng như khu vực cấp tín dụng vẫn trong tầm kiểm soát, song NHNN vẫn rất lo ngại các NHTM tăng cấp tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, như cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản (BĐS) nhưng né vào tiêu dùng, cho vay chứng khoán và các dự án...