Tín dụng 9 tháng tăng 6,09%, nửa triệu tỷ đồng đã được bơm ra nền kinh tế
Trong đó, dư nợ tín dụng ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất, lên tới 63%.
Ngân hàng nỗ lực tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi kinh tế
NHNN vừa có báo cáo về tăng trưởng tín dụng 9 tháng đầu năm. Cụ thể, sau khi tăng chậm trong quý I/2020, tín dụng đã dần tăng trở lại trong quý II/2020 và khởi sắc từ tháng 7/2020. Tính đến hết tháng 8/2020, tín dụng toàn hệ thống mới 4,75% thì đến 30/9/2020 đã tăng 6,09% so với cuối năm 2019. Với mức tăng trưởng này, ước tính khoảng 499 nghìn tỷ đồng đã được các ngân hàng bơm thêm ra nền kinh tế 9 tháng đầu năm, đưa tổng dư nợ tín dụng hiện hữu của hệ thống lên gần 8,7 triệu tỷ đồng.
Mặc dù phục hồi khá trở lại, song so với cùng kỳ năm ngoái (tăng 9,4%), tín dụng vẫn còn tăng chậm.
Video đang HOT
Về tăng trưởng tín dụng theo ngành kinh tế, 9 tháng đầu năm nay, dư nợ ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn 63%, có mức tăng trưởng tín dụng cao nhất khoảng 6,32%; dư nợ ngành công nghiệp xây dựng ước tăng 5,89%, chiếm tỷ trọng 28,75%; tín dụng đối với ngành nông, lâm nghiệp thủy sản chiếm 8,66%, ước tăng 5,09%.
Về tín dụng đối với lĩnh vực ưu tiên: tín dụng vẫn tiếp tục tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên theo chỉ đạo của Chính phủ, đặc biệt là một số lĩnh vực hiện đang tận dụng được lợi thế trong bối cảnh mới như tín dụng xuất khẩu tăng khoảng 7%, tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn tăng 5%, tín dụng đối với DNNVV tăng khoảng 5,5%.
Trong nhưng tháng cuối năm, tín dụng được kỳ vọng sẽ tiếp tục có mức tăng khá, dự kiến cả năm 2020 có khả năng đạt 8%-10%. NHNN cam kết sẽ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế, sẽ tạo thanh khoản thuận lợi nhất để các ngân hàng thương mại có điều kiện giảm lãi suất cho vay hỗ trợ khách hàng; tiếp tục xem xét điều chỉnh hạn mức tăng trưởng tín dụng tạo điều kiện cho tổ chức tín dụng mở rộng cấp tín dụng cho người dân, doanh nghiệp, nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Đồng thời, sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chính sách tín dụng, đặc biệt là Thông tư 01/2020/TT-NHNN tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và chỉ đạo các tổ chức tín dụng quyết liệt triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng, tập trung vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là đầu tư các dự án hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Mới đây, NHNN vừa giảm thêm lãi suất điều hành. Từ đầu năm 2020 đến nay, NHNN đã thực hiện giảm các mức lãi suất điều hành với tổng mức giảm từ 1,5%-2%/năm, giảm 0,6%-1,0%/năm trần lãi suất tiền gửi cá kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,5% trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên (hiện nay chỉ còn 4,5%/năm) để giảm mặt bằng lãi suất, tạo điều kiện cho KH tiếp cận vốn vay với chi phí phù hợp trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn do tác động của dịch.
May Việt Tiến (VGG) lên kế hoạch năm 2020 sụt giảm 70% do tác động từ dịch Covid 19
Kết quả kinh doanh năm 2019 của VGG tuy đa không đạt tăng trưởng như kỳ vong song mức lợi nhuận đạt được vẫn vượt 33% chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra.
Tổng CTCP May Việt Tiến (mã CK: VGG) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. Cuộc họp dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 25/4 tới đây tại Hội trường Tổng Công ty.
Năm 2019 vừa qua, thi trường dệt may thế giới nhiêu biến động với nhiêu kich bản khó lường vê chiến tranh thương mại, chủ nghĩa bảo hộ, vê các rào cản kỹ thuật mới. Nhu cầu tiêu thụ của các thi trường lớn suy giảm do tình hình đia chính tri, tình hình kinh tế toàn cầu giảm phát, kéo theo nhu cầu nhập khâu giảm gây khó khăn vê đơn hàng và áp lực đơn giá cho doanh nghiệp.
Riêng công ty May Việt Tiến, theo số liệu trên BCTC hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán, doanh thu thuần đạt gần 9.036 tỷ đồng, giảm 7% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 504 tỷ đồng, giảm 13% so với lợi nhuận đạt được năm 2018, tuy nhiên đã vượt được 33% kế hoạch lợi nhuận năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 418 tỷ đồng, giảm sút 12% so với cùng kỳ tương đương EPS đạt 7.131 đồng.
Kết quả kinh doanh năm 2019 của Tổng Công ty tuy đa không đạt tăng trưởng như kỳ vong, nhưng theo Ban kiểm soát thì năng lực kinh doanh và khả năng sinh lời của VGG vẫn khá cao. Theo tờ trình, năm 2019, hầu hết các công ty con và công ty liên kết sản xuất kinh doanh đêu có lai. Tinh đến cuôi năm, tổng tài sản hơp nhất ghi nhận gần 4.983 tỷ đồng tăng 6%, trong đó tài sản cô đinh hưu hình tăng chủ yếu do mua sắm máy móc thiết bi và giá tri đầu tư nhà xưởng & vật kiến trúc đa hoàn thành đưa vào sư dụng (Dự án nhà xưởng tại Gò Công - Giai đoạn 1). Tài sản cô đinh vô hình tăng khá cao 9 lần chủ yếu do đầu tư các phần mêm cho sản xuất và quản tri. Cơ cấu nguồn vôn hơp lý và ở mức an toàn, vôn chủ sở hưu hơp nhất tăng 19,5% so với đầu kỳ.
Về công tác nhân sự, mức lương bình quân của cán bộ công nhân viên công ty đã tăng mạnh trong năm 2019 với mức nhận bình quân 9,7 triệu đồng/người/tháng - tăng hơn 4% so với năm 2018.
Từ đầu năm 2020 đến nay, tình hình đại dich covid 19 lan rộng khắp toàn cầu đã khiến các đơn hàng xuất khâu sụt giảm mạnh, nguồn cung nguyên liệu gián đoạn, nhiêu doanh nghiệp không đủ nguyên liệu sản xuất và kip giao hàng cho đôi tác. Với việc đóng của 3 thi trường lớn nhất Mỹ, EU, Nhật Bản ... (chiếm khoảng 65% kim ngạch XK của ngành dệt may) sẽ khiến cho các doanh nghiệp gặp rất nhiêu khó khăn do đặc thù của ngành sản xuất dệt may là sản xuất theo mùa. Việc này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới kế hoạch sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. VGG cũng chịu ảnh hưởng sâu rộng bởi tình hình này, vì vậy Tổng công ty đã đề ra những phương án kinh doanh phù hợp, tăng cường sự chủ động nhằm kịp thời ứng phó với tình hình diễn biến của dịch bệnh.
Với nhận định trên, VGG đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất năm 2020 ước đạt 6.300 tỷ đồng còn lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 150 tỷ đồng, lần lượt sụt giảm 30% và 70% kết quả đạt được năm 2019. Mức thu nhập bình quân của người lao động dự kiến 10 triệu đồng/người/tháng.
Vân Thu
Cứ 10 doanh nghiệp mới, có 6 doanh nghiệp 'c hết lâm sàng' Trong 3 tháng đầu năm 2020, cả nước có 29,7 nghìn doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới. Tuy nhiên, số DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18,6 nghìn DN. Như vậy, cứ 10 DN mới "chào đời" thì có tới 6 DN "chết lâm sàng". Vì sao xảy ra thực trạng này? Cứ 10 DN chào đời...