Tín dụng 7 tháng chỉ tăng 3,45%
Tính đến ngày 28/7, huy động vốn tăng 5,31%, tín dụng toàn hệ thống tăng 3,45% so với cuối năm 2019 (cùng kỳ tăng 7,13%).
Lãi suất cho vay giảm nhưng tín dụng vẫn tăng rất chậm
Báo cáo của NHNN về tình hình thực hiện chính sách tiền tệ cho thấy, trong tháng 7/2020, NHNN tiếp tục điều hành tín dụng phù hợp với nhu cầu vốn của nền kinh tế.
NHNN đã tiếp tục triển khai các giải pháp điều hành kịp thời, hiệu quả nhằm góp phần tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phục hồi sản xuất kinh doanh, hỗ trợ nền kinh tế, giảm thiểu tác động của dịch Covid-19; đồng thời, quyết liệt chỉ đạo tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm lợi nhuận tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay một cách bền vững trong thời gian tới, góp phần giảm bớt khó khăn cho nền kinh tế.
Đến ngày 13/7/2020, các tổ chức tín dụng đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho hơn 272.000 khách hàng với dư nợ hơn 210.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 435.000 khách hàng với dư nợ hơn 1,27 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến nay đạt 1,17 triệu tỷ đồng cho hơn 247.000 khách hàng, lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5 – 2,5% so với trước khi dịch Covid-19 bùng phát.
Video đang HOT
Riêng Ngân hàng chính sách xã hội đã gia hạn nợ cho gần 154.000 khách hàng với dư nợ hơn 3.884 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho hơn 75.000 khách hàng với dư nợ gần 1.600 tỷ đồng, cho vay mới đối với gần 1,2 triệu khách hàng với dư nợ gần 44.000 tỷ đồng.
Về tỷ giá, thời gian qua, NHNN cho biết đang điều hành tỷ giá chủ động, linh hoạt theo tín hiệu thị trường, phù hợp với cung cầu ngoại tệ, đảm bảo thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả, thông suốt, đáp ứng đầy đủ, kịp thời các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của tổ chức và cá nhân; củng cố dự trữ ngoại hối nhà nước khi điều kiện thị trường thuận lợi.
Tương tự, lãi suất cũng được cơ quan này điều hành giữ ổn định phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ.
Tại thời điểm cuối tháng 7/2020, lãi suất tiền gửi bằng VND phổ biến ở mức 0,1- 0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,7-4,25%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4-6,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; 6,0-7,3%/năm đối với kỳ hạn từ 12 tháng trở lên.
Lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn; 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; Lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh thuộc lĩnh vực ưu tiên ở mức 5,0%/năm. Lãi suất thị trường liên ngân hàng duy trì ổn định ở mức thấp.
Không sử dụng hạn mức bảo lãnh Chính phủ trong 6 tháng đầu năm 2020
Trong 6 tháng đầu năm 2020, các chương trình, dự án và ngân hàng chính sách sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh đều không sử dụng hạn mức bảo lãnh cho năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.
Ảnh minh họa. Nguồn: internet
Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, về bảo lãnh Chính phủ cho các dự án vay nước ngoài, trong 6 tháng đầu năm không cấp mới bảo lãnh cho dự án vay vốn nước ngoài. Tổng rút vốn nước ngoài 6 tháng đầu năm đạt khoảng 4.207,4 tỷ đồng, trả nợ gốc và lãi khoảng 21.630,4 tỷ đồng, trong đó trả gốc là 17.214,3 tỷ đồng, trả lãi và phí là 4.416,2 tỷ đồng.
Trong khi đó, đối với bảo lãnh Chính phủ cho các dự án vay trong nước, trong 6 tháng đầu năm 2020 không cấp mới bảo lãnh vay trong nước. Các dự án được cấp bảo lãnh trước đây không thực hiện rút vốn, tổng trả nợ là 907,7 tỷ đồng (trong đó trả nợ gốc khoảng 311,5 tỷ đồng, trả nợ lãi khoảng 596,2 tỷ đồng).
Theo Bộ Tài chính, trong 6 tháng đầu năm (tính đến 10/6/2020 ), ước thực hiện dư nợ bảo lãnh chính phủ đạt khoảng 372.291 tỷ đồng, giảm 7,4% so với dư nợ đầu năm. Trong đó, nợ trong nước khoảng 167.970 tỷ đồng, giảm 10,4% và nợ nước ngoài khoảng 217.921,9 tỷ đồng, giảm 5,1%.
Ngân hàng Chính sách xã hội cũng cho biết, trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng này không thực hiện phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh. Trong khi đó, tổng trả nợ 6 tháng đầu năm là 3.190 tỷ đồng (trả gốc: 2.325 tỷ đồng, trả lãi: 865 tỷ đồng), dư nợ cuối kì của trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh khoảng 37.006 tỷ đồng.
Trong 6 tháng đầu năm, Ngân hàng Phát triển cũng không thực hiện phát hành trai phiêu đươc Chính phủ bảo lãnh. Tổng trả nợ nửa năm của Ngân hàng này là 18.666 tỷ đồng (trả gốc: 15.222 tỷ đồng, trả lãi: 3.444 tỷ đồng), dư nợ của trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh là 92.303 tỷ đồng.
Như vậy, trong 6 tháng đầu năm 2020, các chương trình, dự án và ngân hàng chính sách sử dụng vốn vay được Chính phủ bảo lãnh không sử dụng hạn mức bảo lãnh cho năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt.
Thống kê của Bộ Tài chính cho thấy, trong 6 tháng đầu năm (tính đến 10/6/2020), ước thực hiện dư nợ bảo lãnh chính phủ đạt khoảng 372.291 tỷ đồng, giảm 7,4% so với dư nợ đầu năm. Trong đó, nợ trong nước khoảng 167.970 tỷ đồng, giảm 10,4% và nợ nước ngoài khoảng 217.921,9 tỷ đồng, giảm 5,1%.
Được biết, nhằm hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới theo chủ trương của Bộ Chính trị, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ phê duyệt hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2020 tại Nghị quyết số 40/NQ-CP ngày 8/4/2020 của Chính phủ về hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2020.
Cụ thể, đối với các dự án vay vốn trong và ngoài nước, số rút vốn trong năm 2020 không vượt quá số trả nợ gốc trong năm. Đồng thời, mức bảo lãnh phát hành tối đa đối với hai ngân hàng chính sách năm 2020 gồm Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội bằng mức trả nợ gốc đến hạn trong năm. Cụ thể, Ngân hàng Phát triển Việt Nam tối đa là 27.062 tỷ đồng và Ngân hàng Chính sách Xã hội tối đa là 4.375 tỷ đồng
Ngân hàng Chính sách nói lý do 'gói 16.000 tỷ gỡ khó DN' chưa giải ngân đồng nào Lý giải gói tín dụng 16.000 tỷ đồng hỗ trợ DN khó khăn hơn 1 tháng giải ngân khoản vay nào, đại diện Ngân hàng Chính sách Xã hội cho hay, "DN cũng không quá khó khăn đến mức không còn đủ tiền chi trả 50% lương tối thiểu vùng". Sau hơn 1 tháng triển khai gói tín dụng 16.000 tỷ đồng với...