Tín dụng 2018 tăng 14% thấp hơn dự kiến
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Minh Hồng cho biết, tín dụng 2018 tăng 14% là phù hợp với bối cảnh hiện nay khi mà quy mô tín dụng của Việt Nam đã trên 130% GDP. Đây là mức mà nhiều tổ chức quốc tế khi đánh giá xếp hạng tín nhiệm Việt Nam đã khuyến cáo.
Tín dụng tăng thấp hơn dự kiến nhưng đều chảy vào các lĩnh vực ưu tiên trong sản xuất
Sáng nay, 7/1, tại buổi họp báo thông tin về điều hành chính sách tiền tệ 2018, định hướng 2019, lý giải về việc tín dụng tăng thấp hơn mục tiêu 17% đề ra từ đầu năm, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Thị Hồng cho hay, để hỗ trợ cho tăng trưởng thì nguồn vốn cho nền kinh tế có nhiều nguồn như ngân sách, vốn nước ngoài nhưng kênh tín dụng ngân hàng vẫn là chủ đạo.
Theo Phó Thống đốc, mức tăng 14% là phù hợp với bối cảnh hiện nay khi mà quy mô tín dụng của Việt Nam đã trên 130% GDP.
Thông tin về tình hình tăng trưởng tín dụng, tại buổi họp báo, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Hà Thu Giang cho biết, tín dụng năm 2018 đã tập trung cho các ngành sản xuất, kinh doanh là động lực của tăng trưởng kinh tế tiếp tục tăng trưởng tích cực.
Cụ thể, tín dụng đối với ngành công nghiệp và xây dựng cuối năm 2018 tăng 12,1%, trong đó tín dụng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có tỷ trọng lớn nhất (16%) trên tổng dư nợ toàn nền kinh tế với mức tăng 13,2%. Tín dụng đối với các lĩnh vực ưu tiên tăng khá như tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tăng khoảng 15,5% chiếm 24% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Lý giải thêm việc tín dụng tăng thấp hơn mục tiêu 17% đề ra từ đầu năm, Phó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho hay, để hỗ trợ cho tăng trưởng thì nguồn vốn cho nền kinh tế có nhiều nguồn như ngân sách, vốn nước ngoài nhưng kênh tín dụng ngân hàng vẫn là chủ đạo. Năm 2018, NHNN xác định tín dụng chỉ tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, kiểm soát chặt mức tăng chung, trong đó có tín dụng bất động sản, tín dụng tiêu dùng.
Video đang HOT
“Mức tăng 14% là phù hợp với bối cảnh hiện nay khi mà quy mô tín dụng của Việt Nam đã trên 130 % GDP. Đây là mức mà nhiều tổ chức quốc tế khi đánh giá xếp hạng tín nhiệm Việt Nam đã khuyến cáo”, Phó Thống đốc cho biết thêm.
Về điều hành chính sách tiền tệ, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ Phạm Thanh Hà cho biết, trong năm 2018, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,54% (là năm thứ 5 liên tiếp lạm phát được kiểm soát ở mức dưới 4%) và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% – cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2018, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2017.
“NHNN điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, tập trung điều tiết và đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh khoản cho các TCTD. Theo đó, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm để góp phần giảm chi phí vốn cho TCTD. Mặt bằng lãi suất của các TCTD năm 2018 về cơ bản ổn định, lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với ngắn hạn, trung- dài hạn khoảng 9-11%/năm. Tỷ giá và thị trường ngoại tệ ổn định, thông suốt, NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối”, ông Hà chia sẻ thêm về kết quả điều hành chính sách lãi suất, tỷ giá.
Theo đó, năm 2019, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%; duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.
Về tín dụng sẽ điều hành phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. NHNN sẽ thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng TCTD từ đầu năm trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh. Trong đó, ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cao hơn đối với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016.
KHÁNH HUYỀN
Theo tienphong.vn
Doanh nghiệp 24h: Tổng giám đốc Novaland chi hơn 2.400 tỷ đồng mua cổ phiếu
Hiện CEO của NVL đang sở hữu 88.862 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,01%. Nếu việc mua cổ phần thành công, ông Huy sẽ nâng tỷ lệ nắm giữ lên gần 36,2 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 4%.
Ảnh minh họa.
Theo đó, Nam Tân Uyên muốn giảm lợi nhuận còn lại chuyển sang năm sau từ 223,7 tỷ đồng xuống còn 127,2 tỷ đồng, đồng thời nâng cổ tức lên 160 tỷ đồng. Các khoản trích quỹ khác không thay đổi.
Với kế hoạch thay đổi trên, Nam Tân Uyên cũng xin ý kiến cổ đông thông qua tạm ứng cổ tức năm 2018 bằng tiền với tỷ lệ chi trả 100% (01 cổ phiếu được nhận 10.000 đồng). (Xem thêm)
Giao dịch cổ phiếu của người nội bộ CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland - mã NVL) vừa được công bố trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE).
Cụ thể, ông Bùi Xuân Huy, Tổng giám đốc Novaland đăng ký mua vào 36,1 triệu cổ phần NVL, trong đó mua 2 triệu cổ phần ESOP và đăng ký mua thỏa thuận/khớp lệnh 34,1 triệu cổ phần. Thời gian giao dịch dự kiến từ 7/12 đến 31/12/2018. (Xem thêm)
Hầu hết các doanh nghiệp thép đang niêm yết đều đang phải gánh những khoản nợ cả nghìn tỷ thậm chí vài chục nghìn tỷ đồng. Hệ số nợ (tỷ lệ nợ/tổng tài sản) ở mức khá cao, trung bình trên 60%.
Tính đến hết quý III, CTCP Gang thép Thái Nguyên (mã TIS) có tỷ lệ nợ/tổng tài sản cao nhất, lên tới 81,4%, xếp ngay sau là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group - mã HSG) với 75,7%. Không những có hệ số nợ cao, Tập đoàn Hoa Sen cũng có nợ phải trả và nợ vay tài chính cao thứ 2 chỉ sau CTCP Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG). (Xem thêm)
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chấp thuận cho CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online) được đăng ký giao dịch 14.085.336 cổ phiếu trên Upcom với mã chứng khoán FOC. Ngày giao dịch đầu tiên 10/12/2018. Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 110.000 đồng/cổ phiếu tương đương mức định giá trên 1.500 tỷ đồng.
Như vậy, FPT Online là công ty thứ 4 liên quan đến CTCP FPT(mã FPT) lên sàn chứng khoán sau FPT Retail (mã FRT), Chứng khoán FPT (mã FTS) và FPT Telecom (mã FOX). Sau 5 lần tăng vốn, tính đến tháng 12/2018, vốn điều lệ của FOC đã tăng hơn 3,5 lần lên hơn 140,8 tỷ đồng. (Xem thêm)
CTCP Quản lý quỹ VinaCapital vừa báo cáo về ngày không còn là cổ đông lớn tại CTCP Đầu tư thương mại Bất động sản An Dương Thảo Điền (mã HAR).
Theo đó, Quản lý quỹ VinaCapital đã bán hết lượng cổ phiếu nắm giữ tại HAR là hơn 11,18 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ 11,06% trong phiên 28/11.
Với vùng giá hơn 5.100 đồng/cổ phiếu, VinaCapital đã thu về khoảng hơn 57 tỷ đồng, tương đương gần 2,5 triệu USD. (Xem thêm)
Hồi đầu năm 2018, Lê Diệp Kiều Trang (Christy Lê) sinh năm 1980, được bổ nhiệm vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam. Trước khi đảm nhận vị trí Giám đốc Facebook Việt Nam, bà Trang cùng chồng là Sonny Vũ sáng lập nên Misfit Wearables, chuyên về các thiết bị đeo theo dõi sức khỏe, nhận được nhiều đầu tư. Trong đó, có hai nhà đầu tư khá nổi tiếng là John Sculley, cựu CEO của Apple và tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành. (Xem thêm)
THANH HÀ
Theo Trí Thức trẻ
TPBank lùi ngày chốt quyền trả cổ tức và chia cổ phiếu thưởng Sau lần chia này, vốn điều lệ TPBank dự kiến tăng lên 8.566 tỷ đồng. Ảnh minh họa. Ngân hàng TMCP Tiên Phong - TPBank (mã TPB) vừa có thông báo thay đổi thời gian chốt danh sách cổ đông nhận cổ tức và chia thưởng cổ phiếu. Theo đó, ngày giao dịch không hưởng quyền là 7/12 và ngày đăng ký cuối...