Tin COVID-19 chiều 21-9: Cả nước thêm 2.287 ca mới, có đến 4 bệnh nhân tử vong
Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua cả nước ghi nhận thêm 2.287 ca COVID-19 mới, 1.666 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh.
Số bệnh nhân nặng giảm nhẹ so với hôm qua nhưng số tử vong lại tăng mạnh, lên 4 trường hợp.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.465.691 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.869 ca nhiễm).
Trong ngày, có 1.666 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 10.582.688 ca.
Video đang HOT
Số bệnh nhân đang thở oxy là 128 ca, trong đó: Thở oxy qua mặt nạ: 113 ca; Thở oxy dòng cao HFNC: 3 ca; Thở máy không xâm lấn: 1 ca; Thở máy xâm lấn: 11 ca; ECMO: 0 ca.
Ngày 20-9 ghi nhận 4 ca tử vong tại: An Giang (2), Bình Thuận (1), Khánh Hòa (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 2 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.146 ca, chiếm tỉ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 5 ASEAN).
Trong ngày 20-9 có 192.393 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 259.655.735 liều, trong đó:
Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 220.295.001 liều: Mũi 1 là 71.063.197 liều; Mũi 2 là 68.651.397 liều; Mũi bổ sung là 14.808.004 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 50.487.879 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 15.284.524 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 22.872.134 liều: Mũi 1 là 9.102.781 liều; Mũi 2 là 8.843.816 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 4.925.537 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 16.488.600 liều: Mũi 1 là 9.788.320 liều; Mũi 2 là 6.700.280 liều.
Hà Nội ghi nhận hơn 2.600 ca mắc cúm, nhiều trường hợp nguy kịch
Bên cạnh dịch Covid-19, đến nay Hà Nội ghi nhận hơn 2.600 ca mắc cúm. Số mắc tăng mạnh trong tháng 6 và 2 tuần đầu tháng 7.
Ngày 20-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP Hà Nội cho biết theo số liệu thống kê của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, từ đầu năm đến nay, TP Hà Nội ghi nhận 2.605 trường hợp mắc cúm, chưa ghi nhận trường hợp tử vong. Đáng nói, nhiều trường hợp diễn biến nặng, nguy kịch.
Nếu như giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 4, số ca mắc dưới 400 trường hợp/tháng thì đến tháng 5 số mắc là gần 600 trường hợp và tháng 6 tăng gần 900 trường hợp. Hà Nội đang đứng trước nguy cơ bùng phát dịch cúm, đặc biệt là cúm A.
Điều trị bệnh nhân mắc cúm A nặng tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, những tuần gần đây số người đến khám bệnh do mắc cúm tăng nhanh. Cụ thể, từ 1 đến 15-7, bệnh viện tiếp nhận khám và sàng lọc cho 1.068 ca nghi nhiễm cúm. Con số này lớn hơn cả tống số ca nghi nhiễm cúm trong 6 tháng đầu tới khám ở viện này.
Trong số này, hơn 35% bệnh nhân (tương đương 375 ca) có kết quả test nhanh dương tính với cúm. Đặc biệt, có tới 366 ca dương tính với cúm A. Số trường hợp có chỉ định nhập viện là 71 ca (18,9%), trong đó có 2 trường hợp viêm phổi suy hô hấp tiến triển (ARDS) nhập viện. Trong số các trường hợp có chỉ định nhập viện, chủ yếu là phụ nữ có thai, trẻ em, người có bệnh nền...
Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết trên địa bàn Hà Nội có 252 bệnh nhân mắc cúm A điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh nhân này phân bố tại 23/30 quận, huyện, thị xã.
Sở Y tế nhận định bệnh cúm hiện nay đang có xu hướng tăng. Số ca mắc cúm tập trung nhiều nhất ở nhóm dưới 5 tuổi là 44,1%, tiếp theo là nhóm tuổi 18-49 tuổi chiếm 39,7%, nhóm tuổi 6-18 tuổi chiếm 11,8% và ít nhất là nhóm tuổi trên 50 tuổi chiếm 4,4%.
Trước nguy cơ bùng phát dịch cúm, CDC Hà Nội yêu cầu Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã của thành phố tăng cường giám sát phát hiện sớm các trường hợp mắc cúm mùa tại cộng đồng và tại các cơ sở khám chữa bệnh, đặc biệt tại các khu vực nguy cơ cao (cơ sở nuôi dưỡng trẻ, trung tâm bảo trợ xã hội, khu thuê trọ, khu sinh sống của công nhân các khu công nghiệp,...) để kịp thời phát hiện và xử lý sớm các khu vực có nhiều bệnh nhân, hạn chế thấp nhất số ca mắc bệnh và tử vong.
Tai nạn hy hữu, người phụ nữ tử vong trong khu vực thang máy bệnh viện Tai nạn xảy ra khi một phụ nữ cố mở cửa thang máy ở tầng 6 Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ để bước vào, lúc thang đã di chuyển. Ngày 19/7, một lãnh đạo Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ xác nhận với VTC News, một vụ tai nạn hy hữu vừa xảy ra khiến người phụ nữ mất mạng...