Tin buồn cho Chanel: Giới thượng lưu Hàn Quốc đang “lật mặt” với nhãn hàng này bởi 1 lý do trái khoáy
Lẽ nào đây là màn trả đũa mà giới nhà giàu dành cho Chanel sau 3 lần tăng giá trong năm 2021?
Không chỉ là biểu tượng của tinh hoa và giá trị di sản của nhà mốt nước Pháp, những món đồ Chanel từ lâu đã trở thành dấu mộc chứng thực khả năng chi tiêu phóng khoáng, mức độ chịu chơi của giới thượng lưu Châu Á, nhất là ở Hàn Quốc. Nhưng có lẽ thương hiệu này đang phải đối mặt với sự quay lưng ở chính xứ của sâm.
Trang Edaily vừa cho hay, một làn sóng tránh nè các sản phẩm từ Chanel đang xuất hiện trong tầng lớp thượng lưu – tệp khách hàng chủ đạo của thương hiệu lâu đời.
Lý do của hiện tượng này nằm ở chính sự phổ biến của Chanel tại Hàn Quốc. Có thể thấy vẻ ngoài lộng lẫy của những món xa xỉ phẩm đã lôi cuốn rất nhiều đối tượng khách hàng, vô hình trung biến đây trở thành món hàng đại trà.
Các mẫu túi Chanel đang ngày càng tăng giá sau đại dịch nhưng vẫn luôn cháy hàng do xu hướng tiêu dùng của giới trẻ thay đổi, đặc biệt là trào lưu “ mua sắm báo thù” hậu giãn cách. Rất nhiều người chấp nhận bỏ thời gian xếp hàng để chờ đợi trước các store hoặc săn lùng những món đồ đã qua sử dụng.
Video đang HOT
Một khách V.I.P của trung tâm mua sắm Hyundai từng phàn nàn: “Tôi không vào mua sắm một cách thoải mái được. Thật khó chịu khi phải nhìn những người xếp hàng dài trước cửa hàng thế kia”.
Các chuyên gia cho rằng đây là hiện tượng xuất phát từ mong muốn “khác biệt hóa”. Khi các sản phẩm của Chanel ngày càng trở nên đại trà và có thể thấy ở bất cứ đâu, khách hàng sẽ dần chán ngán và không muốn mua nữa. Thay vào đó, họ sẽ đầu tư tiền của vào những thương hiệu thú vị khác.
Chanel cũng bày tỏ quan ngại về việc mất dần đi lược khách hàng. Năm ngoái, thương hiệu đã hạn chế việc sử dụng hệ thống đặt trước tại các cửa hàng do lượng khách quá tải.
Trước đó, giới mộ điệu sửng sốt trước thông tin giá túi xách Chanel tăng tới 3 lần trong năm 2021, khiến tất cả những chiếc túi thuộc dòng Classic đều có giá hơn 191 triệu đồng ngoại trừ những chiếc size mini, nhỏ bằng chiếc ví.
Nguyên nhân Chanel đưa ra cho các lần tăng giá đều xoay quanh thay đổi trong chi phí sản xuất, giá nguyên liệu và biến động tỷ giá hối đoái. Lee Eun-hee – Giáo sư khoa Khoa học Tiêu dùng của Đại học Inha cho hay: Nhãn hàng đang kiểm soát nguồn cung do những thiệt hại vì đại dịch. Trước đây, cngười tiêu dùng có nhiều cách mua được những chiếc túi xa xỉ nhưng hiện tại, họ chỉ được mua chúng tại các cửa hàng chính hãng.
Lo tăng giá, tín đồ hàng hiệu ở Hàn Quốc đổ xô mua đồ Chanel
Trước tin đồn tăng giá, nhiều tín đồ thời trang hàng hiệu ở Hàn Quốc đổ xô đi săn nhãn hàng xa xỉ Chanel.
Người tiêu dùng Hàn Quốc xếp hàng dài trước cửa hàng Chanel tại một trung tâm thương mại ở Seoul để mua hàng vì lo ngại thương hiệu xa xỉ này sắp tăng giá.
Hình ảnh người dân xếp hàng quanh tòa nhà được ghi nhận sau tin đồn trên các diễn đàn về đồ hiệu ở Hàn Quốc rằng các mặt hàng của Chanel ở Hàn Quốc sẽ tăng giá lên tới 12% vào tháng 7. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, thương hiệu xa xỉ này vẫn chưa chính thức xác nhận thông tin trên.
Hàng người nối dài chờ mua hàng tại cửa hiệu của Chanel trong tòa nhà Lotte ở Sogong-dong, Seoul, Hàn Quốc hôm 29/6/2021. (Ảnh: Yonhap)
Hiện, giá của một chiếc túi trung cổ điển của hãng Chanel có giá khoảng 8,64 triệu won (tương đương 7.640 USD) tại Hàn Quốc. Nhiều tín đồ thời trang cho rằng giá của nó sẽ tăng thêm khoảng 1.000 USD, lên gần 9.000 USD trong ít ngày tới.
Túi xách Chanel được nhiều quý cô thời thượng ưa chuộng. (Ảnh: Korea Times)
Người tiêu dùng lo thông tin về việc Chanel tăng giá là thật vì đây không phải lần đầu tiên hãng thời trang này làm vậy trong những tháng gần đây. Hồi đầu năm nay, hãng này cũng đã tăng giá một số mặt hàng, sau 2 lần tăng vào tháng 5 và tháng 11 năm ngoái.
Bất chấp đại dịch bùng phát, Chanel ở Hàn Quốc vẫn có lợi nhuận hoạt động tăng 34%, lên 149,1 tỷ won vào năm 2020. Hàn Quốc cũng là thị trường hàng xa xỉ lớn thứ 7 thế giới tính đến năm 2020./.
Sự thật về sự khan hiếm của túi Hermès và Chanel Các thương hiệu xa xỉ cố tình đẩy giá lên cao, giới hạn số lượng mua với khách hàng để tạo nên sự độc quyền. Mong muốn thể hiện địa vị của mình vào cuối những năm 1990, nhân vật Samantha Jones (Sex and the City) đã quyết định đóng giả nữ diễn viên Lucy Liu để tên cô hiện lên cao hơn...