Tìm việc trong mùa dịch Covid-19
Dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoặc thu hẹp sản xuất, kinh doanh, kéo theo hàng trăm nghìn lao động mất việc làm. Tuy nhiên, cơ hội vẫn mở ra ở một chiều hướng khác.
Trong thời gian dịch bệnh, người lao động tìm việc qua sàn giao dịch việc làm online – Ảnh: T.Hằng
Thay vì phải đến các trung tâm việc làm, chờ nhà tuyển dụng hẹn lịch phỏng vấn, trong mùa dịch Covid-19, người lao động ngồi ở nhà gửi hồ sơ lên mạng tìm việc.
Hàng nghìn chỉ tiêu tuyển dụng
Đang làm nhân viên công ty chuyên về các sản phẩm năng lượng mặt trời tại Hà Nội, chị Lưu Thị Chung (quê ở Phổ Yên, Thái Nguyên) không thể ngờ mình rơi vào tình cảnh thất nghiệp nhanh đến vậy.
Dịch bệnh tác động trong những khoảng thời gian nhất định và ảnh hưởng đến một số ngành nghề nhất định chứ không phải toàn bộ thị trường lao động, nên chúng ta vẫn có thể lạc quan về cơ hội phục hồi của thị trường lao động trong thời gian tới
NGUYỄN PHƯƠNG MAI (Giám đốc điều hành Navigos Search – Tập đoàn nhân sự Navigos)
Chị Chung kể: “Sau tết, công ty thông báo Trung Quốc đóng biên, nguồn hàng bị đứt nên cho nhân viên nghỉ luân phiên. Thu nhập của tôi trước đây 9 triệu đồng/tháng, giảm xuống còn hơn 3 triệu, không thể trang trải tiền thuê nhà, điện nước, ăn uống… Đến đầu tháng 3, tình hình dịch bệnh Covid-19 kéo dài, công ty thông báo cho nghỉ vô thời hạn, chưa biết bao giờ đi làm lại. Để tồn tại ở Hà Nội, tôi chỉ còn cách đi tìm việc khác”.
Video đang HOT
Cũng giống chị Chung, sau khi mất việc, anh Nguyễn Văn Thanh, nhân viên kế toán của một công ty du lịch ở Q.Hai Bà Trưng (Hà Nội), đến Trung tâm dịch vụ việc làm (TTDVVL) Hà Nội làm thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp. Tại đây, anh Thanh được tư vấn đăng ký tuyển dụng việc làm online và ngay sau đó, anh đã tìm được công việc mới.
“Tôi không nghĩ mình lại được tuyển dụng ở thời điểm này. Có thể do người lao động ít đi tìm việc nên tôi lại thành người may mắn. Khi phỏng vấn online, tôi có thể kết nối, lựa chọn nhiều công việc cùng một lúc, để có thể tìm được nơi phù hợp nhất. Trong mùa dịch Covid-19, so với tìm việc trực tiếp, tìm việc online giúp hạn chế đến chỗ đông người, tiếp xúc với nhiều người, tránh được rủi ro lây dịch bệnh”, anh Thanh chia sẻ.
Theo ông Vũ Quang Thành, Phó giám đốc TTDVVL Hà Nội, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nhiều đến thị trường lao động. Bên cạnh các đơn vị, doanh nghiệp cắt giảm nguồn lực lao động thì cũng có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng và sử dụng lao động. Trong tháng 2 và nửa đầu tháng 3, tại Hà Nội có 5.977 vị trí việc làm và chỉ tiêu tuyển dụng tại 15 điểm sàn, sàn giao dịch việc làm vệ tinh triển khai bằng hình thức kết nối online giữa doanh nghiệp và người lao động, giúp người lao động không phải đi lại, di chuyển nhiều trong quá trình tìm việc. Đối tượng tuyển dụng tập trung chủ yếu trong các ngành nghề: kinh doanh, cơ khí điện, điện tử, kế toán, văn phòng, nhân viên kỹ thuật…
Khoảng 2 – 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc
Căn cứ vào dự báo kinh tế VN, khảo sát nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp và các kịch bản diễn biến của dịch Covid-19, Bộ LĐ-TB-XH dự báo thị trường lao động có 2 xu hướng. Nếu diễn biến dịch có xu thế đi ngang như hiện nay, ước tính trong quý 2 sẽ có trên 250.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và hàng triệu lao động bị ngừng việc. Còn trong trường hợp dịch bùng phát mạnh hơn, ước tính trong quý 2 sẽ có 350.000 – 400.000 lao động trong doanh nghiệp bị mất việc làm và khoảng 2 – 3 triệu lao động có nguy cơ bị ngừng việc. Trong đó, ước tính các ngành công nghiệp chế biến – chế tạo, vận tải và kho bãi, du lịch sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất, với số người chịu ảnh hưởng chiếm khoảng 75 – 85%.
Tính đến cuối tháng 3, có gần 1.000 doanh nghiệp tham gia đăng ký tuyển dụng lao động với 11.301 vị trí việc làm. Một số doanh nghiệp tuyển dụng với số lượng lớn như Công ty TNHH Elentec VN tuyển 1.000 công nhân, kỹ thuật viên sửa chữa khuôn đúc và vận hành máy CNC; Công ty Molex VN tuyển 500 công nhân lắp ráp điện tử; Công ty May 10 tuyển 100 công nhân.
Ngoài ra, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài tuyển dụng số lượng lớn như: Công ty TNHH dây dẫn Sumi-Hanel, Công ty TNHH Akebono Kasei, Công ty TNHH Ricoh Imazing VN…
“Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, người lao động có thể tham gia phỏng vấn trực tuyến với nhà tuyển dụng. Thay vì chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ, ứng viên chỉ cần chụp hồ sơ gửi đến hòm thư điện tử của nhà tuyển dụng. Có hàng nghìn đầu việc đang chờ đợi ứng viên”, ông Thành nói.
Bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search (Tập đoàn nhân sự Navigos), cho hay bên cạnh một số ngành nghề giảm tuyển dụng do dịch Covid-19, một số ngành khác lại có nhu cầu tuyển dụng tăng. “Việc hạn chế những nơi đông người và tăng cường mua sắm trực tuyến khiến các doanh nghiệp chuyển đổi hành vi mua sắm tại điểm bán sang đẩy mạnh phát triển các nền tảng mua sắm online, dẫn đến nhu cầu tuyển dụng các vị trí liên quan đến phát triển thương mại điện tử tăng. Ngoài ra, nhu cầu mua sắm hàng hóa của người dân có xu hướng tăng, theo số liệu từ VietnamWorks, nhu cầu tuyển dụng của ngành tiêu dùng tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái”, bà Mai thông tin.
Xây dựng web việc làm quốc gia
Trước tác động của dịch Covid-19 đến thị trường lao động, ông Vũ Quang Thành cho biết trong giai đoạn này, TTDVVL Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh thu thập các vị trí việc làm trống và nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp; đồng thời tiếp tục công tác thu thập tìm kiếm việc làm thông qua nguồn lao động đăng ký thất nghiệp cũng như nguồn lao động tự do. “Chúng tôi đang xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung trên toàn bộ hệ thống các điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh. Bên cạnh đó, chúng tôi tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch việc làm online. Đây là hình thức trung tâm đã và đang hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động”.
Tận dụng thời gian này để phát triển và nâng cao kiến thức, kỹ năng
Đối với người lao động, theo bà Nguyễn Phương Mai, Giám đốc điều hành Navigos Search (Tập đoàn nhân sự Navigos), trong thời điểm này, quan trọng nhất là phải giữ gìn sức khỏe của cá nhân và cộng đồng theo đúng quy tắc phòng chống dịch bệnh của nhà nước. Người lao động nên tận dụng thời gian thấp điểm trong công việc để phát triển và nâng cao kiến thức, kỹ năng, đặc biệt thông qua học tập trực tuyến. Trong tình huống công ty cắt giảm nhân sự, người lao động phải hiểu rõ về quyền lợi của mình như nhận bồi thường hợp đồng lao động, hưởng trợ cấp thất nghiệp… hoặc có thể chủ động tìm kiếm công việc mới thông qua website tuyển dụng trực tuyến.
Để ứng phó với dịch và giúp người lao động ở nhà vẫn có thể tìm được việc làm, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH Đào Ngọc Dung cho biết bộ này đang nghiên cứu để nâng cấp sàn giao dịch việc làm hiện có thành trang web Việc làm quốc gia. Ông Dung cho biết: “Trước mắt, trang web sẽ nghiên cứu để góp phần giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong điều kiện tránh tụ tập đến các TTDVVL để nộp hồ sơ; đồng thời tạo cơ hội tìm việc làm cho người lao động trong lúc đang bị giãn việc, ngừng việc… do dịch bệnh Covid-19. Trang web sẽ kết nối: sàn giao dịch việc làm, bảo hiểm thất nghiệp, tư vấn, hướng dẫn người lao động lựa chọn ngành nghề, trường nghề… để có thể thích ứng với bối cảnh hiện nay”.
Bà Nguyễn Phương Mai nhận định:”Dịch Covid-19 tác động trong những khoảng thời gian nhất định và ảnh hưởng đến một số ngành nghề nhất định chứ không phải toàn bộ thị trường lao động, nên chúng ta vẫn có thể lạc quan về cơ hội phục hồi của thị trường lao động trong thời gian tới”.
Giáo viên tâm sự: Áp lực duy trì sĩ số học sinh trong mùa dịch Covid-19
Trong đợt nghỉ dài để phòng, tránh dịch bệnh Covid-19, bên cạnh áp lực chậm trễ chương trình, giáo viên chúng tôi còn canh cánh nỗi lo về áp lực duy trì sĩ số học sinh.
Ảnh minh họa
Một người bạn của tôi chủ nhiệm lớp 9 than thở về cậu học trò nghịch ngợm nhất lớp mới vừa nhắn tin cho cô giáo với lời lẽ chán nản về việc muốn bỏ học đi học nghề. Bạn bảo đọc tin nhắn của trò mà giật thót và lo lắng bất an suốt buổi. Hết gọi điện trao đổi với phụ huynh, bạn lại loay hoay liên lạc tìm hiểu nhóm bạn cùng lớp về tình trạng hiện tại của trò. Và cả buổi tối chuyện trò khuyên nhủ qua mạng xã hội, bạn vẫn chưa thể yên tâm về nguy cơ trò bỏ học.
Không chỉ một vài người bất an mà có lẽ đa phần nhà giáo hiện nay cũng đang nơm nớp lo lớp học giảm sĩ số sau thời gian dài nghỉ tết Nguyên đán rồi nghỉ phòng tránh dịch bệnh. Lâu nay, mỗi dịp Tết đến xuân về, chúng tôi lại quay cuồng vận động học sinh đến lớp bởi nhiều gia đình quyết định cho con cái nghỉ học sau Tết.
Khi bà con láng giềng, anh em họ hàng đi làm ăn phương xa trở về địa phương đem theo ít tiền bạc buông lời rủ rê, nhiều em học sinh vốn lười học nhanh chóng bị dụ dỗ bỏ học kiếm việc làm. Một số gia đình cũng dễ dàng buông xuôi với ý định học nghề, tìm việc của con cái nếu lâu nay đã chán ngán với thành tích học tập của con. Vậy nên trong khá nhiều trường hợp vận động học sinh trở lại trường sau Tết, dù cố gắng thế nào đi chăng nữa, chúng tôi cũng đã nhiều lần "nếm" mùi thất bại.
Năm nay, kỳ nghỉ Tết vừa dứt thì kỳ nghỉ phòng tránh dịch bệnh kéo dài lại ập đến. Nguy cơ học sinh lười học, buông bỏ sách vở và nhen nhóm ý định học nghề, tìm việc sẽ cao hơn hẳn. Nói vậy để thấy rằng bên cạnh nhiệm vụ bổ trợ kiến thức, ôn luyện bài vở cho học sinh trong kỳ nghỉ thì việc quan tâm duy trì sĩ số lớp cũng không kém phần quan trọng.
Nếu giáo viên chủ nhiệm theo dõi sát sao tình hình học sinh trong lớp, thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin bài vở thì sẽ dễ dàng phát hiện em nào có nguy cơ bỏ học để vận động, khuyên nhủ. Còn ngược lại, viễn cảnh giảm sĩ số lớp sau khi trường học mở cửa trở lại có thể sẽ hiện hữu.
Bởi vậy, thời điểm này cần lắm vai trò của người giáo viên chủ nhiệm nắm bắt tình hình hiện tại của học sinh thông qua nhiều kênh thông tin liên lạc trong thời đại công nghệ số. Khi được "người mẹ thứ hai" giàu lòng yêu thương và kiên nhẫn quan tâm, hẳn là bọn trẻ sẽ thổ lộ nhiều điều về áp lực học hành, nỗi lo về các kỳ thi sắp tới, kể cả những vướng bận muộn phiền trong thời gian nghỉ phòng tránh dịch bệnh.
Lắng nghe tiếng lòng của con trẻ, chúng ta sẽ kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện vọng của các con để có thể kịp thời động viên, san sẻ áp lực và uốn nắn những ý định còn non nớt, đầy nông nổi, trong đó có nguy cơ bỏ học đi tìm việc.
Nguyễn Thùy (dantri.com.vn)
Tuyên bố đại dịch COVID-19 tác động thế nào đến kinh tế? Hậu quả thứ phát khi tuyên bố bất kỳ đại dịch toàn cầu nào là kinh tế bị tác động, đặc biệt trong trường hợp đại dịch có tỷ lệ tử vong cao như COVID-19. Một bệnh nhân hồi phục xuất viện ở Vũ Hán (Trung Quốc) chắp tay cám ơn các bác sĩ cứu chữa cho mình. Ảnh: SCMP Ngày 11-3 Tổ...