Tìm thấy vật liệu rắn lâu đời nhất, ‘già’ hơn Mặt Trời
Các nhà khoa học vừa tìm được bụi sao 7 tỷ năm tuổi tại Australia.
Thị trấn Murchison, thuộc bang Victoria ở Australia là một nơi vắng vẻ khi có chưa tới 1.000 người dân sinh sống. Tuy nhiên, đây lại là một trong những địa điểm quan trọng nhất trong lịch sử thiên văn học.
Năm 1969, một thiên thạch khổng lồ va chạm với bầu khí quyển của Trái Đất khiến các mảnh vỡ rơi xuống phía nam thị trấn này. Sau nhiều thập kỷ, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra bên trong những mảnh thiên thạch chứa bụi sao cực nhỏ. Đây là loạt vật liệu rắn lâu đời nhất từng được tìm thấy trên Trái Đất.
Mảnh thiên thạch Murchison chứa các hạt bụi sao hàng tỷ năm tuổi. Ảnh: Field Museum.
Các nhà nghiên cứu xác định một số bụi sao có tuổi đời khoảng 5-7 tỷ năm tuổi. Thậm chí, chúng còn “già” hơn Mặt Trời với khoảng 4,6 tỷ năm tuổi.
Video đang HOT
“Đây là một trong những phát hiện thú vị nhất mà tôi thực hiện. Đó là vật liệu rắn lâu đời nhất từng được tìm thấy. Chúng có thể sẽ cho chúng ta biết được cách các ngôi sao hình thành trong dải Ngân Hà”, Philipp Heck, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Field ở Chicago cho biết.
Theo PNAS, Heck và các cộng sự của mình đã nghiên cứu 40 mẫu bụi sao được lấy ra từ thiên thạch Murchison. Đa số bụi sao trong thiên thạch được xác định có tuổi đời ít hơn Mặt Trời, nhưng một phần nhỏ còn lại đã hơn 5 tỷ năm tuổi.
“Nhiều khả năng, những hạt bụi sao này đã xuất hiện từ các vụ nổ của một số ngôi sao. Chúng có thể tồn tại từ trước khi hệ Mặt Trời hình thành”, Heck cho biết.
Trang Cnet nhận định việc xác định được tuổi đời của bụi liên sao mang ý nghĩa quan trọng, giúp con người có thể nghiên cứu được quá trình hình thành của vũ trụ cũng như Hệ Mặt Trời.
Theo news.zing.vn
Phát hiện mới của NASA về "nơi thai nghén" các vì sao giữa Dải Ngân hà
Bức ảnh NASA mới công bố ngày 19/12 tiết lộ về "nơi thai nghén" các vì sao ở khu vực trung tâm Dải Ngân hà của chúng ta.
Một hình ảnh mới về Dải Ngân hà mà các nhà khoa học NASA công bố ngày 19/12 đã cho thấy một hình ảnh thú vị mang tên "cây kẹo que sao" - nơi lưu giữ những vật chất thô trong quá trình hình thành hàng chục triệu vì sao.
Bên trong Dải Ngân hà với những màu sắc khác nhau. Ảnh: NASA
Hình ảnh tổng hợp này cho thấy vùng trung tâm của Dải Ngân hà, nơi tập trung những đám mây phân tử khổng lồ lớn nhất và đặc nhất thiên hà. Những đám mây này vô cùng lớn và lạnh với lượng khí và bụi đủ đặc để tạo thành hàng chục triệu ngôi sao giống như Mặt trời của chúng ta, NASA cho biết.
Ở trung tâm hình ảnh này có thể dễ dàng thấy rõ một hình ảnh giống như cây kẹo que. Nó trải dài trên 190 năm ánh sáng và là một trong những dải khí bị ion hóa có hình dạng dài và mỏng.
Những vùng sáng lóe lên màu đỏ, vàng và xanh ngọc lam, những vòm sáng màu xanh da trời và xanh lá cây cùng những điểm sáng mờ trong bức ảnh này đã được camera của Đài quan sát GISMO của NASA ghi lại.
"Chúng tôi rất kinh ngạc bởi vẻ đẹp của bức ảnh này. Thật là ngoạn mục! Khi bạn nhìn vào nó, bạn có cảm giác như mình đang nhìn vào những thế lực đặc biệt của tự nhiên trong vũ trụ", Johannes Staguhn thuộc Đại học Johns Hopkins - chủ nhiệm nghiên cứu trên nhận định trong một bài viết trên tạp chí vật lý thiên văn Astrophysical Journal.
Hệ Mặt trời của chúng ta chỉ là một phần nhỏ trong dải Ngân hà, nơi bao gồm vô số ngôi sao và bụi khí được gắn kết với nhau bởi lực hấp dẫn.
"Một phần đáng kể trong quá trình hình thành các vì sao vào thời kỳ đầu của vũ trụ vẫn là một bí ẩn và chúng ta không thể phát hiện ra chúng bằng những công cụ chúng ta từng sử dụng. Tuy nhiên, GISMO sẽ làm được điều này khi nó có khả năng phát hiện ra những điều chúng ta không thể quan sát được trước đó", ông Staguhn cho biết trong một buổi họp báo.
Hình ảnh đầy màu sắc về trung tâm Dải Ngân hà mà NASA công bố cũng cho thấy một số hình ảnh quan trọng khác. Một trong số đó là khu vực Sickle hình cái liềm, nơi có liên quan đến việc các vì sao đã ra đời như thế nào. Bức ảnh cũng cho thấy Sagittarius A - một vùng màu cam sáng cách chúng ta 27.000 năm ánh sáng. Ngoài ra còn có vùng Radio Arc màu đỏ tươi cắt xuyên qua vùng Sickle.
Vị trí và hình dạng của các dải màu này cung cấp thêm cho chúng ta bằng chứng về lịch sử Dải Ngân hà. Một vài dải màu được hình thành ở phần rìa của một "bong bóng" từng bị "thổi bay" bởi một "sự kiện vô cùng mạnh mẽ ở trung tâm Dải Ngân hà" nằm trong vùng Sagittarius A - nơi có hố đen siêu nặng của thiên hà chúng ta.
Trước đó, theo một nghiên cứu công bố ngày 16/12, một vụ nổ hình thành sao khổng lồ đã gây ra hơn 100.000 vụ nổ siêu tân tinh ở khu vực trung tâm Dải Ngân hà vào thời kỳ đầu của nó.
Trước đó, các nhà thiên văn học tin rằng sự hình thành sao là liên tục ở khu vực trung tâm trong lịch sử hình thành Dải Ngân hà. Tuy nhiên, các dữ liệu mới cho thấy vào thời kỳ đầu thiên hà hình thành, 80% những ngôi sao của nó đã được hình thành ở khu vực trung tâm./.
Kiều Anh/VOV.VN (biên dịch)
Theo vov.vn/CNN
Phát hiện lỗ đen khổng lồ trong dải Ngân hà Các nhà thiên văn học hôm nay, 28/11, thông báo, phát hiện một lỗ đen trên dải Ngân hà lớn đến nỗi nó thách thức các kiểu mẫu hiện có về cách mà các ngôi sao tiến hóa. Theo tạp chí Nature, lỗ đen khổng lồ được đặt tên là LB-1 cách Trái Đất 15.000 năm ánh sáng và có khối lượng lớn...