Tìm thấy ‘mắt xích bị thiếu’ trong chuỗi tiến hóa của động vật chân khớp
Các nhà khoa học Trung Quốc đã tìm thấy hóa thạch của một loài vật giống hình con tôm, có 5 mắt, tồn tại từ cách đây 520 triệu năm.
Đây có thể là “ mắt xích còn thiếu” trong quá trình tiến hóa của các loài động vật phổ biến nhất trên Trái Đất – động vật chân khớp.
Một mẫu hóa thạch của Kylinxia zhangi được tìm thấy ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ảnh: AFP
Video đang HOT
Hóa thạch Kylinxia zhangi được đặt theo tên của Kỳ Lân (Kylin), biểu tượng của may mắn trong truyện thần thoại của Trung Quốc, kết hợp với từ Zhangi trong tiếng Trung nghĩa là con tôm. Hóa thạch được tìm thấy ở tỉnh Vân Nam (Tây Nam).
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature cho biết “con tôm” mới được phát hiện này kết hợp đặc điểm của nhiều động vật khác nhau trong kỷ Cambri, bao gồm một biểu bì dày, thân gồm nhiều đoạn, các chi gắn liền, 5 mắt trên đầu và càng dài ở phía trước cơ thể bắt mồi.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành một phân tích tiến hóa chi tiết hóa thạch của Kylinxia. Kết quả cho thấy Kylinxia nằm giữa nhóm Anomalocaris và Euarthropods, lấp đầy khoảng trống tiến hóa giữa các loài. Arthropods gồm các loài như nhện, côn trùng và giáp xác, chiếm hơn 80% tổng số loài vật trên Trái Đất.
Nhà khoa học Zhu Maoyan, đồng tác giả nghiên cứu trên cho biết Kylinxia cung cấp manh mối quan trọng cho các nhà nghiên cứu để giải thích bí ẩn về nguồn gốc và tiến hóa của các động vật thời tiền sử.
Phát hiện tinh trùng hóa thạch 50 triệu năm tuổi
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện một hóa thạch tinh trùng động vật cổ nhất từng được tìm thấy từ trước tới nay ở Nam cực.
Các mảnh tinh trùng hóa thạch cổ nhất thế giới được phát hiện trong một cái kén 50 triệu năm tuổi ở Nam cực. Ảnh: Biology Letters
Theo báo cáo nghiên cứu mới, kén Clitellata hóa thạch được thu thập từ trầm tích ở khu La Meseta Formation trên đảo Marambio thuộc bán đảo Nam cực. Citellata là một lớp giun đốt, bao gồm cả giun đất và đỉa.
Tuổi của lớp trầm tích này được xác định là xấp xỉ 50 triệu năm và có từ thời kỳ Ypresian ở đầu kỷ Eocene. Sau khi trích lấy các hóa thạch, các nhà nghiên cứu đã sử dụng ánh sáng và kỹ thuật quét ảnh dưới kính hiển vi electron cũng như phương pháp soi kính hiển vi X-quang dựa vào bức xạ để kiểm tra các mẫu.
Các con giun đốt Clitellate tiết ra kén dưới dạng nhầy và đặt các lớp vật liệu protein lên trên đó. Trứng và tinh trùng sau đó thường được các cá thể giun lưỡng tính, trưởng thành thả vào bên trong kén trước khi chúng rút lui. Kén cuối cùng được bịt kín và thả lắng xuống trầm tích. Nó sẽ cứng lại sau vài giờ đến vài ngày để hình thành một vỏ trứng đủ sức chống chịu và bảo vệ các phôi thai đang phát triển.
Thông thường, tinh trùng bị mắc kẹt bên trong các lớp protein cùng với các vi sinh vật khác, trước khi vật liệu đóng cứng lại.
Mẫu hóa thạch trong tình trạng bảo quản tốt nói trên có niên đại trước các khám phá tương tự 10 triệu năm. Các chuyên gia tin rằng, nó sẽ hé lộ các đấu vết về sự tiến hóa của loài giun này trong 50 triệu năm qua.
Branchiobdellid thường được phát hiện sống cộng sinh trên cơ thể tôm rồng nước ngọt ở bán cầu Bắc. Vì vậy, sự xuất hiện của chúng ở các vùng nước ngọt của Nam cực đầu kỷ Eocene cho thấy chúng phân bố xa đến mức nào khắp thế giới, đồng thời ám chỉ lịch sử tiến hóa của chúng có thể phức tạp hơn đánh giá ban đầu.
Nhóm nghiên cứu hiện mong muốn sử dụng kỹ thuật quét ảnh để nghiên cứu những chiếc kén khác trong các bộ sưu tập khắp nơi trên thế giới, để hiểu rõ hơn về đời sống của các vi sinh vật mà chúng ta hiện có rất ít dữ liệu hóa thạch.
Phát hiện bọ biển khổng lồ tại Indonesia Nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Lee Kong Chian thuộc Đại học Quốc gia Singapore vừa công bố loài sinh vật biển mới gọi là Bathynomus raksasa. Loài giáp xác này được biết dưới cái tên là bọ biển (isopod); bộ Isopoda (động vật đẳng túc) bao gồm khoảng 10.000 loài trong các môi trường sống đa dạng trên...