Tìm thấy mảng kiến tạo bị mất ẩn sâu dưới Thái Bình Dương
Các nhà khoa học vừa tái tạo lại một mảng kiến tạo đã mất từ lâu và có thể chính là nơi đã tạo ra một vòng cung núi lửa ở Thái Bình Dương 60 triệu năm trước.
Mảng kiến tạo này được đặt tên là “Tái Sinh” lâu nay vẫn là chủ đề của những tranh luận trái chiều giữa các nhà địa vật lý học vì có ý kiến cho rằng nó chưa bao giờ tồn tại. Nhưng mô hình tái tạo lục địa này cho thấy ở rìa của mảng kiến tạo đá này là một vệt những núi lửa cổ đại mà chúng ta đã biết. Điều đó cho thấy nơi đây từng là một phần của vỏ Trái Đất ngày nay ở phía Bắc Canada.
“Núi lửa hình thành ở ranh giới mảng, và càng có nhiều mảng thì càng có nhiều núi lửa” – Nhà địa chất học Jonny Wu của Trường đại học Houston, Mỹ, cho biết. Núi lửa cũng ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu. Vì thế, khi các nhà khoa học lập mô hình Trái Đất để tìm hiểu khí hậu biến đổi như thế nào thì họ sẽ rất chú ý đến việc trên Trái Đất đã từng có bao nhiêu núi lửa.
Sơ đồ khối ba chiều cắt lớp khu vực Bắc Mỹ cho thấy mảng kiến tạo Farallon khi được dàn phẳng để xác định vị trí của mảng Tái Sinh đã mất.
Video đang HOT
Đây là hình ảnh tái tạo mảng kiến tạo phía Tây của Bắc Mỹ cách đây 66 triệu năm, mô tả quá trình hút chìm của ba mảng kiến tạo chính: Kula, Farallon và Tái Sinh.
Các nhà nghiên cứu ở Trường đại học Houston đã sử dụng một mô hình máy tính về vỏ Trái Đất để “lật mở” chuyển động của các mảng kiến tạo từ đầu Đại Tân sinh, tức là kỷ nguyên địa chất bắt đầu cách đây 66 triệu năm. Các nhà địa vật lý học đã biết rằng thời đó ở khu vực Thái Bình Dương có 2 mảng kiến tạo, mảng Kula và mảng Farallon.
Vì có rất nhiều magma ở phía Đông của vị trí cũ của các mảng mà ngày nay là Alaska và Washington nên một số nhà khoa học cho rằng vẫn còn thiếu một mảnh ghép của cả bức tranh, và họ đặt tên cho mảnh ghép còn thất lạc này là “Tái Sinh”. Magma ở đây chính là từ các núi lửa ở rìa mảng kiến tạo đó.
Tất cả các mảng này từ lâu đã bị nhấn chìm xuống dưới lớp vỏ Trái Đất trong một quá trình gọi là hút chìm. Các nhà khoa học đã sử dụng máy tính để tái tạo hình ảnh quay ngược lại quá trình hút chìm đó, tua lại chuyển động và nâng các mảng lên. Họ phát hiện ra mảng Tái Sinh vừa khít vào bức tranh ghép.
Khi được “nâng” lên bề mặt Trái Đất và tái tạo lại, các đường biên của mảng kiến tạo cổ đại này vừa khít với các vành đai núi lửa cổ đại ở bang Washington và Alaska. Đây chính là mối liên kết hợp lý vẫn được tìm kiếm bấy lâu nay giữa Thái Bình Dương cổ đại với Bắc Mỹ – Nhà địa chất học Jonny Wu cho biết.
Lục địa thứ 8 của Trái Đất bị thất lạc
7 lục địa được công nhận hiện nay là: Á, Phi, Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Âu, Úc và Nam Cực. Lục địa thứ 8 bí ẩn của Trái Đất không được in trên các tấm bản đồ thông thường.
Bản đồ đo sâu của lục địa Zealandia.
Đó là vì 95% diện tích của nó chìm sâu hàng nghìn mét dưới Thái Bình Dương.
Lục địa này có tên Zealandia hay Te Riu-a-Mui trong tiếng Mori bản địa. Nó có diện tích 5 triệu km2, nằm ở phía Đông nước Úc, phía dưới của New Zealand ngày nay. Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã phát hiện ra khối lục địa này chìm dưới nước và năm 2017 họ đã chính thức công nhận nó là một lục địa của Trái Đất. Tuy vậy, "lục địa bị mất" này vẫn chưa được nhiều người biết đến và kể cả giới khoa học cũng mới nghiên cứu rất ít về nó.
Hiện nay, tổ chức nghiên cứu tai biến địa chất của New Zealand rất muốn nâng cao nhận thức của mọi người về lục địa này bằng một bộ bản đồ mới cùng các công cụ tương tác, qua đó lục địa này được mô tả vô cùng chi tiết.
Tác giả chính của bộ bản đồ này, nhà địa chất học Nick Mortimer cho biết các nhà khoa học đã xây dựng bộ bản đồ này để đưa ra một bức tranh chính xác, đầy đủ và cập nhật các đặc điểm địa lý của New Zealand và khu vực Tây Nam Thái Bình Dương. Bộ bản đồ mới này tốt hơn nhiều so với các bộ bản đồ trước đây. Giá trị lớn nhất của nó nằm ở chỗ nó cho biết tình hình, bối cảnh và dẫn giải về các núi lửa ở New Zealand, đường ranh giới của các mảng kiến tạo và các bồn trầm tích.
Các tấm bản đồ này thể hiện phép đo sâu của lục địa Zealandia (hình dạng thềm đáy biển) cũng như lịch sử kiến tạo của nó, mô tả các hoạt động núi lửa và chuyển động kiến tạo đã hình thành nên lục địa này như thế nào qua hàng triệu năm. Dữ liệu để xây dựng nên bản đồ đo sâu được dự án Thềm đáy biển 2030 cung cấp, dự án này là dự án toàn cầu có mục đích lập bản đồ toàn bộ thềm đáy biển cho đến năm 2030 và đến nay đã hoàn thành được khoảng 20%.
Bản đồ kiến tạo cho thấy tuổi và loại đá bên dưới Zealandia.
Nhóm nghiên cứu cũng đưa các phiên bản tương tác của bộ bản đồ này lên website riêng về Zealandia ( Zealandia webpage ). Bạn có thể dành vài phút ghé thăm trang web này, nhấp vài cú bấm chuột vào các hình ảnh siêu chi tiết và khi ai đó hỏi bạn đang làm gì, đơn giản hãy trả lời họ rằng bạn đang khám phá lục địa bị thất lạc của Trái Đất.
Choáng váng sinh vật 3,5 tỉ tuổi thở bằng... thạch tín, không cần oxy Một chiếc hồ bí ẩn trong sa mạc Atacama của Chile tồn tại một thảm vi sinh vật màu tím đặc biệt có thể sống khỏe ngay cả khi Trái Đất chưa có oxy. Đó là những sinh vật mà thế hệ tổ tiên của chúng xuất hiện tận 3,5 tỉ năm trước, với hóa thạch goi là stromatolit. Khi chúng ra đời,...