Tìm thấy hài cốt bé sơ sinh đội ‘mũ bảo hiểm’ làm từ hộp sọ
Bộ hài cốt của hai em bé được tìm thấy chôn cất cùng “mũ bảo hiểm” làm từ hộp sọ của những đứa trẻ khác trong một phát hiện kỳ quái ở Ecuador.
Các nhà khảo cổ tìm thấy hai bộ hài cốt của trẻ sơ sinh tại Salango trên bờ biển Ecuador cùng với 9 phần mộ khác.
Các bé được cho là đã được chốt cất từ cách đây khoảng 2.100 năm. Nhóm khảo cổ nói “mũ bảo hiểm” được đội chặt quanh đầu các em bé.
Có khả năng hộp sọ của những đứa trẻ lớn hơn vẫn còn phần thịt khi chúng bị chuyển thành “mũ bảo hiểm” vì nếu không có thịt thì các hộp sọ khó có thể giữ chặt trên đầu hài cốt.
Đây là trường hợp duy nhất cho tới nay cho thấy hộp sọ của trẻ em được dùng làm “mũ bảo hiểm” cho người chết.
Trên tạp chí Latin American Antiquity, nhóm nghiên cứu cho hay, họ vẫn chưa rõ điều gì đã giết chết những đứa trẻ này.
Sara Juengst, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư nhân chủng học tại Đại học Bắc Carolina, nói các xét nghiệm ADN đang được tiến hành để tìm ra những hài cốt này thuộc về ai.
Hoạt động trước đây trong khu vực cho thấy vùng đất này từng chứng kiến một vụ phun trào núi lửa lớn không lâu trước khi các em bé bị chôn cất.
Các vụ phun trào như vậy có thể đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất thực phẩm, có nghĩa là trẻ sơ sinh có thể chết vì suy dinh dưỡng, theo phân tích của nhóm nghiên cứu.
Tuy nhiên, họ cũng cho rằng đây có thể là một phần của nghi lễ lớn hơn, phức tạp hơn sau sự kiện núi lửa phun trào. Nhóm nghiên cứu nói cần thêm bằng chứng để xác nhận điều này.
Các nhà khảo cổ vẫn đang tìm hiểu thêm về các nghi thức chôn cất của các nền văn minh cổ đại Nam Mỹ.
Vào tháng 8, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một ngôi mộ tập thể chứa hài cốt của 227 trẻ em ở Peru. Một số trẻ em là nạn nhân của hoạt động tế thần thuộc nền văn minh Chimu. Người Chimu sống dọc theo bờ biển Peru và Ecuador nhưng biến mất vào năm 1475 sau khi họ bị người Inca chinh phục.
Theo Saostar
Bí ẩn vùng đất nhìn từ trên cao trông như mắt người ở sa mạc Sahara
EoS, viết tắt của cụm từ tiếng Anh Eye of Sahara (Con mắt Sahara), nổi lên giữa sa mạc Sahara thuộc địa phận Cộng hòa Hồi giáo Mauritania. Vùng đất này vừa bí ẩn, vừa pha chút ma mị và hiện khoa học chưa giải mã hết.
Eye of the Sahara, Guelb er Richat, Eye of Africa hay Richat structure (Con mắt Sahara hay Mắt xanh châu Phi hoặc Cấu trúc Richat) là một kết cấu trúc địa chất khổng lồ nhiều vòng elip đồng tâm, nằm ở phía Tây Mauritania thuộc Sahara. Đây là sa mạc lớn nhất thế giới, hoang mạc lớn thứ 3 trên Trái Đất (sau Châu Nam Cực và Vùng Bắc Cực), ở phía Bắc châu Phi với diện tích hơn 9 triệu km, có niên đại gần 2,5 triệu năm tuổi, tương đương diện tích của Mỹ hay Trung Quốc.
Sa mạc được bao bọc bởi Đại Tây Dương ở phía Tây, dãy núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ (Hồng Hải) và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam. Điểm cao nhất trong sa mạc là đỉnh Emi Koussi, cao 3.415m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tibesti phía Bắc nước Tchad. Thành phố lớn nhất vùng là Cairo, thủ đô của Ai Cập nằm ở thung lũng sông Nile. Một số thành phố quan trọng khác gồm Nouakchott, thủ đô của Mauritanie; Tamanrasset, Algerie; Timbuktu, Mali; Agadez, Niger; Ghat, Libya và Faya, Tchad.
Con mắt Sahara nhìn từ trên cao
EoS có dạng tròn đồng tâm, đường kính rộng hơn 40km, nằm gần thị trấn Oudane (thuộc Mauritania), xuất hiện từ hàng triệu năm về trước. Nó được hai phi hành gia người Mỹ, Jim McDivitt và Ed White, phát hiện tháng 6/1965 khi đang làm việc trên tàu không gian Gemini IV. Ngay lập tức, EoS đã gây sự chú ý trên toàn thế giới. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do nó có hình dạng giống mắt người hay động vật nếu nhìn từ không gian xuống. Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng nó hình thành từ sự va chạm của thiên thạch, núi lửa phun trào nhưng các giả thuyết này đã bị loại vì không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của đá nóng chảy.
Kể từ khi được phát hiện, EoS đã được khoa học quan tâm nhưng đến nay vẫn chưa giải mã hết. Có giả thiết cho rằng, EoS là do thiên thạch tạo nên, do trầm tích núi lửa, thậm chí còn có giả thiết cho rằng nó thuôc về nền văn minh cổ đại nay biến mất, hoặc do người hành tinh khác xây dựng... Tuy nhiên, giả thiết được xem là "nặng ký" hơn cả do hai nhà địa chất Canada là Guillaume Matton và Michel Jébrak đưa ra năm 2014 cho rằng EoS được hình thành từ một sự thay đổi địa chất diễn ra cách đây hàng chục triệu năm. Cụ thể, cách đây khoảng 100 triệu năm, vụ phun trào dữ dội đã xảy ra làm sụp đổ mái vòm. Sau đó, sự bào mòn của gió và thời gian đã làm phần còn lại để tạo ra EoS. Mỗi vòng tròn có các loại đá khác nhau, chúng bị bào mòn ở tốc độ không đồng nhất. Vòng tròn màu nhạt gần tâm là đá núi lửa được tạo ra trong vụ nổ đó. Tại đây người ta phát hiện tới 4 loại đá khác nhau như kimberlites, nằm cách bề mặt Trái đất khoảng 150km. Đá này đôi khi chứa kim cương, đá carbonatites, bazan màu đen và đá rhyolit, tất cả đều là những loại đá nằm sâu dưới vỏ trái đất.
EoS được hai phi hành gia người Mỹ, Jim McDivitt và Ed White phát hiện tháng 6/1965 khi làm việc trên tàu không gian Gemini IV
Giả thiết và khám phá mới về EoS
Nằm ở nơi rất khó phát hiện
Như đề cập, Eye of Africa chỉ có thể nhìn rõ từ trên cao trong không gian, nếu nhìn từ mặt đất thì giống như một vỉa đá trồi lên với nhiều lớp khác nhau. Khi nhìn từ không gian xuống, nó không khác gì con mắt động vật, chính điều này khoa học đã vào cuộc để hiểu về nguồn gốc. Một trong những lý do khiến EoS chưa được nghiên cứu nhiều là do tọa lạc ở nơi độc đáo nhất hành tinh, sa mạc Sahara, nơi có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, khô cằn, không có nước và nhiệt độ cực đoan. EoS có chu vi khoảng 46km.
Là tàn tích của thành phố huyền thoại Atlantis
Nhờ tàu không gian Gemini VI, con người phát hiện ra EoS và ngay sau đó, các nhà địa chất đã vào cuộc, phát hiện thấy nhiều điều thú vị. Có giả thiết cho rằng đây là thành phố huyền thoại Atlantis (Atlantis hay Đảo Atlas là một hòn đảo hư cấu đề cập trong một câu chuyện ngụ ngôn, đã tồn tại khoảng 9.000 năm trước thời Plato. Athens đã đẩy lùi cuộc tấn công của người Atlantis. Câu chuyện kết thúc với việc Atlantis đã không còn được các vị thần ưa thích nữa và sau đó chìm xuống Đại Tây Dương).
Các chuyên gia phát hiện tới 4 loại đá khác nhau tại EoS
Đặc biệt, người ta còn phát hiện thấy thứ gọi là thạch anh tại khu vực EoS. Bằng chứng này thực sự khiến khoa học quan tâm, vì nó không giống như thạch anh tiêu chuẩn, vật liệu được tạo ra từ áp suất lớn và nhiệt độ tới hạn. Nói cách khác, nó hình thành khi các thiên thạch hoặc thiên thạch khổng lồ tấn công Trái Đất từ bên ngoài vũ trụ như xảy ra tại Yucatan khiến khủng long tuyệt chủng nhưng thạch anh ở EoS lại khác.
Bí ẩn về những chiếc vòng đồng tâm dạng mái vòm
Nhiều người ví EoS là lục địa Atlantis bị mất tích vì chứa nhiều chiếc vòng đồng tâm khổng lồ rộng hàng chục km ở giữa sa mạc Sahara cằn cỗi. Giả thiết này huyền bí, ma mị nên khiến nhiều người tin.
Theodore Monod, nhà tự nhiên học người Pháp (1902-2000), có mối quan tâm đặc biệt, đã dành gần cả đời mình để nghiên cứu về Sahara. Ông có mặt lần đầu tại Sahara khi mới 20 tuổi và sau đó bị cuốn vào dự án nghiên cứu về EoS. Theodore Monod tìm thấy một khu vực chứa đầy công cụ cuội được tạo ra bởi người tiền sử từ 100.000 đến 500.000 năm trước. Ngoài ra ông còn tìm thấy hài cốt của một loài người cổ đại có tên Asselar thuộc thời kỳ đồ đá mới, có nghĩa là nó xuất hiện sau khi các nền văn hóa Địa Trung Hải bắt đầu phát triển mạnh từ nông nghiệp và thuần hóa.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết cho rằng sự sắp xếp các vòng tròn đồng tâm thực sự chỉ là một mái vòm đã bị xói mòn trong vài ngàn năm, có niên đại khoảng hơn 600 triệu năm tuổi. Rất có thể bị sụp đổ (khoảng 485 triệu năm về trước) từ một vụ phun trào nào đó, sau đó bị xói mòn trong vài nghìn năm và cuối cùng tạo ra hình hài giống như con mắt con người.
Theodore Monod đã tìm thấy nhiều công cụ cuội được tạo ra bởi người tiền sử tại khu vực gần EoS
Do núi lửa phun trào
Các nhà khoa học đã đưa ra giả thuyết, rằng mái vòm đồng tâm khổng lồ xụp xuống là do một vụ phun trào cổ đại gây ra bởi magma (đá nhão nóng chảy trong lòng đất phun trào), mái vòm có thể chết dần qua quá trình phong hóa như đề cập ở trên, cuối cùng cho ra đời cấu trúc như được đề cập. Dó được đá núi lửa được tạo ra nên bên trong mỗi vòng đồng tâm này chứa các vật liệu dễ bị xói mòn bởi thời tiết, khiến nó có màu sắc riêng biệt và chỉ nhìn rõ khi ở trên cao.
Mặc dù khoa học vẫn chưa chắc chắn 100% về cách thức tác động của kiến tạo mảng và phong hóa tạo nên mái vòm nhưng những gì còn lại là bằng chứng rõ nhất từ thiên nhiênkiến tạo nên EoS. Đây là lời giải có cơ sở và tin cậy nhất về Con mắt Sahara cho tới thời điểm hiện nay.
Khắc Nam (Dịch)
Theo phunuvietnam.vn
Những bí ẩn đánh đố nhân loại Kho báu cướp bóc trị giá 4 tỷ USD của trùm phát xít Hitler, chữ viết kỳ lạ ở Shugborough... là những bí ẩn con người chưa tìm ra lời giải. 1. Kho báu cướp bóc của Hitler Người ta ước tính rằng, tổng số lượng vàng, đồ trang sức và ngoại tệ mà trùm phát xít Hitler cướp được trong chiến tranh...