Tìm thấy dấu hiệu thứ hai về sự sống trên Sao Kim
Các nhà khoa học đã tìm thấy trên Sao Kim có axit amin glycine đơn giản nhất, có thể là chứng cớ chỉ ra hiện diện sự sống trên hành tinh này.
Phát hiện mới công bố trong bài báo của Arijita Manna từ Cao đẳng Midnapur ở Tây Bengal, xuất bản trên cổng thông tin arXiv.
Các phần tử được tìm thấy nhờ có sự hỗ trợ của Atacama Large Millimeter Array (ALMA) tổ hợp kính viễn vọng vô tuyến đặt tại sa mạc Atacama của Chile, quan sát bức xạ điện từ ở bước sóng milimet và dưới milimet). Kính thiên văn vô tuyến này đã phát hiện một đường hấp thụ glycine đặc trưng ở tần số 261,87 GHz tại các vĩ độ trung bình của hành tinh. Tín hiệu rõ nhất ở sát gần đường xích đạo, không quan sát thấy ở gần các cực.
“Trong vật lý thiên văn, vật lý hóa học và lý sinh, các phương pháp tổng hợp axit amin glycine từ các phân tử đơn giản có ý nghĩa quan trọng đối với tiến hóa hóa học và nguồn gốc sự sống”, tác giả nghiên cứu cho biết.
Video đang HOT
Theo quan điểm của các chuyên gia, phát kiến này có thể chứng tỏ sự tồn tại của các dạng sống sơ khai trong bầu khí quyển Sao Kim.
Câu hỏi về việc nghiên cứu bầu khí quyển Sao Kim trở nên đặc biệt có tính thời sự trong tương quan sau khi vào tháng 9 các nhà khoa học từ Massachusetts và Cardiff thông báo rằng họ đã tìm thấy khí phosphine trong các tầng mây của hành tinh này, có thể chỉ ra hiện diện sự sống trên Sao Kim.
Tàu vũ trụ tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh trên sao Kim
Phát hiện nghi ngờ có sự sống trên sao Kim, Cơ quan vũ trụ châu Âu thiết lập tàu vũ trụ bay qua hành tinh này để tìm kiếm.
Sau khi phát hiện ra hóa chất phosphine trong các đám mây của sao Kim vào tháng trước, nâng cao triển vọng về sự sống, Cơ quan Vũ trụ Châu Âu (ESA) thiết lập để tàu vũ trụ tìm kiếm sự sống bay qua hành tinh này.
Con tàu có tên là BepiColombo sẽ bay qua sao Kim giúp các nhà nghiên cứu có cơ hội tìm hiểu hành tinh này.
BepiColombo là một nhiệm vụ vũ trụ liên kết giữa Cơ quan Vũ trụ châu Âu và Cơ quan thăm dò vũ trụ Nhật Bản cho sứ mệnh chính nghiên cứu hành tinh Sao Thủy. Nhiệm vụ sẽ thực hiện một nghiên cứu toàn diện về Sao Thủy, bao gồm đặc tính từ trường, từ quyển và cả cấu trúc bên trong lẫn bề mặt, được phóng vào năm 2018.
Tuy nhiên, con tàu sẽ bay qua sao Kim. Và khi con tàu có thể tiếp cận gần nhất với sao Kim ở khoảng cách 16.769 km, sẽ tạo cơ hội để nghiên cứu. Cấu hình cho phép khảo sát khí quyển và tầng điện ly, từ quyền của môi trường gần sao Kim.
Nhà nghiên cứu hành tinh Jrn Helbert cho biết thời điểm BepiColombo đi qua sao Kim rất đáng quý. Jrn Helbert chia sẻ rằng: "Đó là thời điểm tuyệt vời. Có thể lấy được dữ liệu này khiến tôi rất vui".
BepiColombo có một công cụ có khả năng xác nhận sự hiện diện của khí phosphine trong các đám mây ở Venetian, máy đo bức xạ thủy ngân và đo phổ hồng ngoại nhiệt.
Lần thứ hai BepiColombo sẽ bay qua sao Kim vào tháng 8/2021 ở khoảng cách gần hơn, khoảng 552 km để thực hiện cuộc điều tra khác.
Vào tháng 9, nghiên cứu mới của một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế đã tiết lộ việc phát hiện ra phosphine (một hợp chất hóa học giữa phốt pho và hyđro) trong các đám mây của sao Kim.
Trên Trái Đất, chỉ trong ngành công nghiệp hoặc các vi sinh vật phát triển mạnh trong môi trường không có oxy mới tạo ra phosphine.
BepiColombo được đặt tên theo nhà khoa học nổi tiếng người Italy Giuseppe Bepi Colombo, người đã nghiên cứu về sao Thủy.
Sao Kim, được mệnh danh là "cặp song sinh xấu xí của Trái đất", có khí hậu cực kỳ khắc nghiệt, với nhiệt độ bề mặt khoảng 462 độ C. Vào tháng 7, các nhà nghiên cứu tiết lộ sao Kim có gần 40 núi lửa đang hoạt động trên bề mặt.
Tiểu hành tinh Bennu chứa vật liệu hữu cơ phù hợp với sự sống Trong ít ngày tới, NASA sẽ đưa tàu thăm dò OSIRIS-REx rời khỏi tiểu hành tinh Bennu. Nhiệm vụ sẽ thu thập một mẫu từ tiểu hành tinh này và đưa nó về Trái đất để nghiên cứu kỹ hơn. Tiểu hành tinh Bennu nổi tiếng. Mẫu thu thập được từ Bennu sẽ giúp chúng ta hiểu không chỉ các tiểu hành tinh...