Tìm thấy dấu chân người cổ đại tại New Mexico
Loài người cổ đại đã đến vùng Bắc Mỹ sớm hơn hàng nghìn năm so với suy nghĩ trước đây.
Hình ảnh dấu chân được tìm thấy tại New Mexico. Ảnh: CNN
Các nhà nghiên cứu cho biết vào ngày 6/10 rằng đã tìm thấy tổng cộng là 61 dấu chân ở bờ hồ tại Công viên Quốc gia White Sands New Mexico, Mỹ. Các dấu chân có niên đại khoảng 21.000 đến 23.000 năm.
Dựa trên kỹ thuật xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và quang học, cho thấy loài Homo sapiens ( người tinh khôn) đã hiện diện ở Bắc Mỹ trong điều kiện khắc nghiệt nhất của Kỷ Băng hà cuối cùng.
Một nghiên cứu năm 2021 của các nhà nghiên cứu này cũng xác định niên đại của các dấu chân, dựa trên những hạt giống thực vật nhỏ bé nằm trong lớp trầm tích dọc theo chúng, có niên đại khoảng 21.000 đến 23.000 năm trước.
Điều này đã gặp phải sự hoài nghi từ một số nhà khoa học, những người đặt câu hỏi về kết luận của kỹ thuật xác định niên đại
Video đang HOT
Jeff Pigati, nhà nghiên cứu địa chất tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ ( USGS) ở Denver và đồng nghiệp, cho biết: “Mọi kỹ thuật xác định niên đại đều có điểm mạnh và điểm yếu, nhưng khi ba kỹ thuật khác nhau đều hội tụ ở cùng một độ tuổi thì độ tuổi thu được sẽ đặc biệt rõ ràng”.
Đồng tác giả nghiên cứu Kathleen Springer, cũng là nhà địa chất nghiên cứu của USGS, cho biết thêm: “Kết quả ban đầu của chúng tôi gây tranh cãi và chúng tôi biết rằng chúng tôi cần đánh giá độc lập trầm tích để củng cố niềm tin của cộng đồng.”
Homo sapiens (người tinh khôn) xuất hiện ở châu Phi hơn 300.000 năm trước và sau đó di cư ra toàn thế giới.
Các nhà khoa học tin rằng loài người của chúng ta đến Bắc Mỹ từ châu Á bằng cách đi bộ qua dải đất từng nối Siberia với Alaska
Theo đồng tác giả nghiên cứu Matthew Bennett, Giáo sư khoa học môi trường và địa lý tại Đại học Bournemouth ở Anh, bằng chứng khảo cổ học trước đây cho thấy xuất hiện của con người ở Bắc Mỹ bắt đầu khoảng 16.000 năm trước.
Bằng những bài kiểm tra khoa học, bao gồm phương pháp địa chất học và đo lường, đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về tuổi đời của những dấu chân, chứng minh rằng chúng có liên quan đến những giai đoạn rất sớm của lịch sử loài người tại khu vực này.
Điều này làm tăng thêm giá trị lịch sử và khoa học của những dấu chân này, mở ra cửa cho việc tìm hiểu sâu sắc về cuộc sống và nền văn hóa của những người tiền sử tại New Mexico.
Tìm thấy dấu vết người đầu tiên khai phá Bắc Mỹ: 23.000 năm trước
Những dấu vết hóa thạch có niên đại gây bất ngờ đã lộ ra ở Công viên Quốc gia White Sands (New Mexico - Mỹ), được công nhận là dấu chân lâu đời nhất của con người tại lục địa Bắc Mỹ.
Theo Live Science, nghiên cứu mới sử dụng 2 kỹ thuật xác định niên đại cùng lúc để định tuổi các hóa thạch từng gây tranh cãi vào năm 2021.
Cả hai kỹ thuật đều chỉ ra các dấu chân ở White Sands đã 21.000 - 23.000 tuổi, tức thuộc thời Cực đại băng hà cuối cùng (26.500 đến 19.000 năm trước), là thời điểm lạnh nhất của kỷ băng hà cuối cùng.
Phát hiện mới đã đẩy mốc thời gian con người lần đầu khai phá Bắc Mỹ lùi xa tận 10.000 năm.
Các dấu chân cổ đại tại Công viên Quốc gia White Sands - Ảnh: DỊCH VỤ CÔNG VIÊN QUỐC GIA
Kỷ lục trước đó thuộc về những người Clovis, mà các mũi tên đá sắc cạnh họ để lại cho thấy họ đã sinh sống ở châu Mỹ từ 13.000 năm trước.
Trước đó, nhóm tác giả - dẫn đầu bởi TS Jeffrey Pigati và TS Kathleen Springer từ Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS) - đã từng công bố một nghiên cứu vào năm 2021, xác định thời điểm con người lần đầu đến Bắc Mỹ với cùng mốc thời gian, nhưng dựa trên phân tích đồng vị carbon phóng xạ hạt Ruppia cirrhosa.
Đó là một loài thực vật thủy sinh được vùi lấp trong các dấu chân cổ đại.
Kết quả này bị một số nhà khoa học phản bác. Điển hình là GS nhân chủng học Loren Davis từ Đại học bang Oregon, người cho rằng đồng vị được dùng để định tuổi - carbon-14 - có thể bị thực vật hút từ nước hồ. Điều này có nghĩa chúng có thể hút các đồng vị carbon cổ xưa hơn bản thân chúng từ trầm tích.
GS Davis đã đề nghị nhóm nghiên cứu thử phương pháp xác định niên đại bằng phát quan kích thích (OSL), ước tính mốc thời gian cuối cùng mà các hạt thạch anh hoặc fenspat trong trầm tích tiếp xúc với ánh nắng hoặc nhiệt độ cao.
Trong nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature này, nhóm của USGS đã dùng kỹ thuật OSL đó. Kết quả cho ra mốc thời gian 21.500 tuổi.
Ngoài ra, họ cũng phân lập và định tuổi thông qua đồng vị carbon phóng xạ 3 mẫu đất, mỗi mẫu chứa 75.000 hạt phấn hoa lá kim từ các lớp dấu chân.
Cây lá kim lấy carbon-14 từ khí quyển, tức không thể bị lầm lẫn bởi carbon cổ xưa trong nước như hạt Ruppia.
Kết quả từ phương pháp thứ 2 đã chỉ ra mốc thời gian ngoạn mục: 23.000 năm.
Phát hiện sốc: Công trình kiến trúc xây bởi một loài người khác Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một công trình kiến trúc cổ bí ẩn bằng gỗ ở Zambia, có niên đại lên tới 476.000 năm tuổi, tức trước khi loài người tinh khôn Homo sapiens ra đời rất lâu. Đây là một phát hiện đặc biệt quý giá bởi hầu như người hiện đại không thể biết được cách tổ tiên...